CFA20/06/2024

So sánh chứng chỉ CFP và CFA? Nên học chứng chỉ nào?

Chứng chỉ CFP và CFA có lẽ không còn là những văn bằng xa lạ đối với nhân sự làm việc trong lĩnh vực Tài chính. Cùng là 2 chứng chỉ được trọng dụng trong ngành này nên đôi khi nhiều người bị nhầm lẫn và không phân biệt được sự khác biệt giữa CFP và CFA. Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ phân biệt rõ ràng những điểm khác biệt của chứng chỉ CFP và CFA nhằm giúp các bạn lựa chọn được chứng chỉ phù hợp với định hướng làm việc của mình.

1. Chứng chỉ CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận trên toàn cầu để đo lường và chứng nhận năng lực và cam kết của các nhà phân tích tài chính. Chứng chỉ này được cho là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư và là một trong những chứng chỉ danh giá và được coi trọng bậc nhất trong tài chính.

Chứng chỉ CFA về Phân tích đầu tư tài chính do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp. Trên thế giới hiện có khoảng 178,000 thành viên được công nhận tại hơn 165 quốc gia. Chương trình CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu về chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.

cfa

2. Chứng chỉ CFP là gì?

CFP (Certified Financial Planner) là chứng chỉ được công nhận dành cho các nhà hoạch định tài chính cá nhân.

Người sở hữu chứng chỉ này giúp các cá nhân lập kế hoạch tài chính cho tương lai của họ. CFP không chỉ tập trung vào các khoản đầu tư, họ còn giúp khách hàng của họ đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn cụ thể, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu, mua nhà hoặc bắt đầu quỹ đại học cho con cái của họ.

Chứng chỉ chuyên gia Hoạch định tài chính CFP là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu. Chứng chỉ này được sở hữu và trao tặng bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards – CFP Board) ở Mỹ.

Đây là hiệp hội phi lợi nhuận, làm nhiệm vụ đào tạo, vận hành và quản lý việc cấp chứng chỉ CFP, nhằm nâng cao các tiêu chuẩn hành nghề tài chính cá nhân trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn này bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cả đạo đức nghề nghiệp.

cfp

3. Bảng so sánh 2 chứng chỉ CFA và CFP

Nội dung so sánh

Chứng chỉ CFA

Chứng chỉ CFP

Thời gian có hiệu lực

Vĩnh viễn

Trong vòng 2 năm

Nội dung chương trình học

Chương trình CFA được chia ra thành 3 Level với 10 môn học chính:

  • Level 1: Tập trung cung cấp kiến thức nền tảng và những khái niệm, thuật ngữ trong ngành Tài Chính
  • Level 2: Kiến thức khó và phức tạp hơn, đào tạo chuyên sâu hơn về phân tích tài chính
  • Level 3: chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả.

Kiến thức chương trình học CFP sẽ tập trung vào các nội dung sau:

  • Nguyên tắc hoạch định tài chính
  • Các hành vi và quy định chuyên nghiệp
  • Quản trị rủi ro
  • Kế hoạch giáo dục
  • Bảo hiểm
  • Đầu tư
  • Kế hoạch nghỉ hưu
  • Kế hoạch thuế
  • Kế hoạch bất động sản

Các môn học

Chương trình học CFA sẽ xoay quanh nội dung 10 môn học:

  • Ethical and Professional Standards
  • Quantitative Methods
  • Economics
  • Financial Statement Analysis
  • Corporate Issuers
  • Equity Investments
  • Fixed Income
  • Derivatives
  • Alternative Investments
  • Portfolio Management & Wealth Planning

Nội dung học của CFP sẽ bao gồm các môn sau đây:

  • General Principles (8%)
  • Insurance & Risk Management (10%)
  • Employee Benefits (8%)
  • Investment Planning (19%)
  • Income Tax Planning (17%)
  • Retirement Planning (18%)
  • Estate Planning (15%)

Điều kiện được cấp văn bằng

  • Vượt qua kỳ thi cả 3 Level
  • Có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư (tích lũy trước/trong/sau khi hoàn thành chương trình học thi CFA)
  • Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ các quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp.
  • Vượt qua kỳ thi
  • Sở hữu bằng Cử nhân của một trường đại học được công nhận và trong chương trình học có một số môn học liên quan đến lập kế hoạch tài chính;
  • Hoàn thành những khóa học cụ thể về hoạch định tài chính. Trong trường hợp nếu ứng viên đã sở hữu một số chứng chỉ tài chính khác như CFA, CPA, hoặc MBA;… thì sẽ được miễn.
  • Có 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan tới lập kế hoạch tài chính( đối với những người không có bằng đại học/cao đẳng cần có 5 năm kinh nghiệm)

Hình thức thi

Thi trên máy tính, cụ thể mỗi level như sau:

  • Level 1: 180 câu trắc nghiệm (2 phần, tổng thời gian thi 4,5h)
  • Level 2: 90 câu trắc nghiệm (2 phần, tổng thời gian thi 4,5h)
  • Level 3: kết hợp tự luận và trắc nghiệm (tổng thời gian thi: 4,5h)
  • Thi trên máy tính, đề thi bao gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các chủ đề về hoạch định tài chính.
  • Thời gian thi diễn ra trong vòng 10 tiếng.

Cơ hội nghề nghiệp

Người sở hữu văn bằng CFA sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên gia tư vấn tài chính
  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Cố vấn tài chính
  • Quản trị rủi ro
  • Nhà phân tích tài chính
  • Giám đốc tài chính
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • …..

Vượt qua từng level, ứng viên CFA hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn Chứng khoán – Tài chính lớn.

Khi đỗ cả 3 Level và đã sở hữu văn bằng CFA, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí cấp cao sở hữu mức lương khủng vạn người mơ.

Người sở hữu bằng CFP có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Nhà tư vấn đầu tư
  • Chuyên gia lập kế hoạch tài chính
  • Nhà tư vấn tài chính
  • Quản lý rủi ro
  • ….

Lệ phí thi 

Với kỳ thi từ tháng 02/2024:

  • Phí mở tài khoản: 350$
  • Phí đóng sớm mỗi level: 940$
  • Phí đóng chuẩn mỗi level: 1250$

825$

Mức lương trung bình

Theo SalaryExpert, trung bình một người sở hữu văn bằng CFA tại Việt Nam sẽ có mức lương trung bình là 558.328.332 VNĐ.

Theo SalaryExpert, trung bình một người sở hữu văn bằng CFP tại Việt Nam sẽ có mức lương là 479.584.648 VNĐ.

Tỷ lệ đỗ

Trung bình 10 năm trở lại đây, tỉ lệ pass CFA Level 1, Level 2, Level 3 lần lượt là: 42%, 45%, 54%

Tỷ lệ đỗ giao động từ 62% – 66% qua các năm.

Từ những thông tin đề cập trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được phần nào thông tin liên quan đến hai chứng chỉ CFP và CFA. Để trả lời được câu hỏi văn bằng nào tốt hơn thì chắc chắn các bạn cần xem xét đến mức độ phù hợp của từng chứng chỉ với khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình.

  • Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực Tài Chính và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong các tập đoàn Tài Chính – Chứng Khoán lớn thì chứng chỉ CFA sẽ là một sự lựa chọn phù hợp.
  • Trong khi đó, trọng tâm của chứng chỉ CFP là cung cấp kiến thức và đào tạo những nhà tư vấn tài chính và lập kế hoạch tài chính cho các cá nhân là nhà đầu tư. Bởi vậy, CFP sẽ phù hợp với những ai muốn đi sâu vào mảng tư vấn và lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Tạm kết 

Trên đây, SAPP Academy đã giúp bạn so sánh điểm giống và khác giữa hai chứng chỉ CFP và CFA. Hy vọng từ thông tin của bài viết, các bạn đã lựa chọn được chứng chỉ phù hợp với bản thân.

Nếu như bạn có mong muốn chinh phục chứng chỉ CFA để phát triển cơ hội nghề nghiệp nhưng chưa xác định được phương hướng học tập rõ ràng thì bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP Academy.

Khóa học CFA Online tại SAPP chính là giải pháp tối ưu đối với những bạn cần định hướng học tập đúng đắn, rõ ràng, đảm bảo được chất lượng đầu ra nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí và thời gian học. Được thiết kế dựa trên 3 tiêu chí “Trọn gói – Tiết kiệm  – Cá nhân hóa”, khóa học CFA Online chính là “người bạn đồng hành” phù hợp nhất với bạn.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

cfaonline
Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá xăng...

Suy thoái kinh tế là gì? 5 Dấu hiệu của một chu kỳ suy thoái

Suy thoái kinh tế là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia hiện nay....

Những Chương Trình MBA tại Canada Ưu Tiên Miễn Giảm Cho Ứng Viên CFA

Những chương trình MBA tại Canada ưu tiên miễn giảm cho ứng cử viên CFA...

Quick Ratio (Tỷ số thanh toán nhanh) là gì? Cách tính ra sao?

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hàng kỳ là công việc không...

#Đầu Tư Tài Chính 4.0 Là Gì? Các Kênh Đầu Tư 4.0 Hiện Nay

Đầu tư tài chính 4.0 nghĩa là đầu tư trực tuyến qua các sàn giao...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt và uy tín nhất?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh đầu tư mang lại nguồn lợi nhuận...

#CFA Research Challenge Là Gì? Tổng Quan Sơ Lược Về Cuộc Thi

CFA Research Challenge là gì? Được bảo trợ bởi CFA Institute, CFA Research Challenge là...

​​​​​​​GNP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Đối Với Nền Kinh Tế

GNP là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với một quốc gia?...