CFA20/06/2024

Từ A-Z công việc của một chuyên viên Phân tích Đầu Tư

Chuyên viên Phân tích Đầu tư là vị trí quan trọng đối với các công ty hoạt động trong mảng tư vấn đầu tư hoặc những quỹ đầu tư dự án có nhu cầu phân tích, tổng hợp và đưa ra nhận định về kinh tế vĩ mô trong các ngành nghề, lĩnh vực đa dạng như: bất động sản, chứng khoán, vàng,… Đây là công việc đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của nhân sự và được dự báo sẽ có sự tăng trưởng lớn trong thời gian tới.

1. Mô tả công việc chuyên viên Phân tích Đầu tư

Chuyên gia phân tích đầu tư (Investment Analyst) là những người đưa ra các nghiên cứu và thông tin để giúp khách hàng, các nhà môi giới chứng khoán hay các nhà quản lý quỹ đưa ra quyết định về các khoản đầu tư. Các khuyến nghị đầu tư này bao gồm việc mua, bán hoặc nắm giữ chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản tài chính cụ thể.

Chuyên gia phân tích đầu tư (Investment Analyst) làm gì?

Cụ thể hơn, công việc của các chuyên gia phân tích đầu tư thường tập trung vào việc thu thập thông tin, thực hiện nghiên cứu và giải thích dữ liệu. Chẳng hạn như các xu hướng thị trường mang tính vĩ mô, báo cáo tài chính của công ty, diễn biến giá cả, điều chỉnh tiền tệ và biến động lợi nhuận. Đây là cơ sở để họ có thể đánh giá sự tương quan giữa tác động của điều kiện kinh tế đối với khoản đầu tư liên quan, đóng góp vào các quyết định tài chính của doanh nghiệp, tổ chức hoặc 1 cá nhân cụ thể nào đó.

Xem Thêm: Tổng Hợp Các Thông Tin Cơ Bản Về Khóa Học CFA Online tại SAPP Academy

Nhìn chung, một chuyên viên Phân tích Đầu tư sẽ cần đảm nhiệm những công việc như sau:

  • Nghiên cứu thị trường trong các lĩnh vực như: quản lý vốn, chứng khoán, tài chính và những điều luật, quy định liên quan.
  • Tìm hiểu và thu thập những thông tin liên quan về đầu tư tài chính ở các công ty chứng khoán, cổ phiếu,…
  • Tiến hành phân tích những thông tin đã thu thập được
  • Lọc thông tin, sau đó đánh giá, định giá cổ phiếu và phân tích rủi ro
  • Đánh giá, so sánh các rủi ro và cơ hội đầu tư, lựa chọn cơ hội đầu tư có hiệu quả tốt nhất.
  • Lên kế hoạch cụ thể về việc đầu tư và bổ sung những tài liệu đàm phán có liên quan
  • Triển khai các hoạt động và thủ tục về đầu tư cơ bản và cần đảm bảo được những giao dịch phải được tiến hành đúng theo những thủ tục và hướng dẫn của công ty.
  • Có trách nhiệm theo dõi và xác định những vấn đề liên quan đến đầu tư để hỗ trợ kịp thời khách hàng.

2. Kiến thức, kỹ năng cần có của một chuyên viên Phân tích Đầu tư

2.1. Về mặt kiến thức chuyên môn

  • Sở hữu bằng cử nhân: rất cần thiết đối với những người làm công việc liên quan đến kinh tế, tài chính, thương mại bởi đầu vào của các ngành nghề này yêu cầu phải có những hiểu biết nhất định về tài chính, kiến thức kinh tế mà chương trình cử nhân có đào tạo.
  • Sở hữu bằng thạc sĩ: trình độ thạc sĩ sẽ giúp chuyên viên Phân tích Đầu tư nhanh chóng thăng tiến trong công việc.
  • Trình độ chuyên môn: Có thể tích lũy thêm chứng chỉ liên quan đến ngành như văn bằng CFA – Chartered Financial Analyst. Đây là một chứng chỉ có mức độ cạnh tranh khá khốc liệt và tỷ lệ đỗ thấp. Do đó, người sở hữu CFA luôn được đề cao và được công nhận về năng lực chuyên môn trong ngành.

Chuyên Viên Phân Tích Đầu Tư

2.2. Về mặt kỹ năng

  • Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật kiến thức: vị trí chuyên viên Phân tích Đầu tư yêu cầu người đảm nhiệm phải luôn nắm bắt được những vấn đề mới nhất liên quan đến các thông báo của chính phủ, chính sách quản lý của công ty, chính sách thuế,….
  • Kỹ năng phân tích và tư duy nhạy bén: người đảm nhiệm vị trí chuyên viên Phân tích Đầu tư cần phải có khả năng tư duy nhanh nhạy và phân tích vấn đề để có thể đưa ra kết luận chính xác hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: các công việc của chuyên viên Phân tích Đầu tư không phải công việc độc lập mà cần phối hợp với nhiều người, nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, để đảm bảo sự kết nối trao đổi suôn sẻ, đồng bộ trong quá trình làm việc, kỹ năng làm việc nhóm là không thể thiếu ở một người phân tích đầu tư.
  • Kỹ năng CNTT: Công việc phân tích đầu tư tuy không yêu cầu khắt khe phải giỏi công nghệ thông tin, tuy nhiên, nếu thành thạo một số công cụ như Excel, SQL, VBA,… sẽ giúp chuyên viên Phân tích Đầu tư làm việc dễ dàng hơn.

Kỹ năng cần có của chuyên viên phân tích đầu tư

3. Thu nhập của chuyên viên Phân tích Đầu tư

Theo Jobsgo, tại Việt Nam, trung bình một chuyên viên Phân tích Đầu tư sẽ sở hữu mức lương khoảng 17 triệu/tháng. Yêu cầu kinh nghiệm cho vị trí này là tư 2 – 4 năm.

Đối với những người có năng lực làm việc và kinh nghiệm lâu hơn mức lương có thể lên đến 22 triệu/ tháng. Còn đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương thường là 12 triệu/tháng.

Bên cạnh mức lương cứng nhận được, người làm phân tích đầu tư còn có thể nhận thêm các khoản thưởng hoặc hoa hồng tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là với tiềm năng sinh lời từ thị trường chứng khoán cùng các quỹ đầu tư, phần hoa hồng này chắc chắn là cực kỳ hấp dẫn.

Tại Mỹ, mức lương trung bình hiện tại cho các nhà phân tích đầu tư là $67,864/năm (theo Payscale.com). Mức tiền thưởng và chia sẻ lợi nhuận cũng khá lớn: Mức tiền thưởng cao tới $20.000 và chia sẻ lợi nhuận lên đến $13.000. Cùng với đó là khoản hoa hồng lên đến $11.000 hàng năm.

Đặc biệt, có một sự chênh lệch đáng kể ở mức lương tùy theo kinh nghiệm. Mức lương khởi điểm với người dưới 1 năm kinh nghiệm rơi vào khoảng $60,000. Trong khi đó, những chuyên gia trong ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm có thể mang lại mức lương trên $100.000 (theo Payscale.com).

thu nhập của Chuyên Viên Phân Tích Đầu Tư

4. Con đường sự nghiệp của nhà Phân tích Đầu tư

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đầu tư, nghề phân tích đầu tư cũng theo đó mà ngày phát triển đa dạng lĩnh vực hơn. Các ứng viên cùng nhờ đó mà có thêm nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn.

4.1. Nghề phân tích đầu tư làm việc ở doanh nghiệp nào?

Các nhà phân tích đầu tư thường sẽ làm việc trong những doanh nghiệp làm về quản lý quỹ hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Trong đó, công việc chính của họ là nghiên cứu các danh mục đầu tư. Từ đó đưa ra những lời khuyên về đầu tư cho những doanh nghiệp tương ứng:

  • Bên mua (Buy-side): Bao gồm các doanh nghiệp quản lý quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư vấn,… Với mục đích định vị những cơ hội đầu tư, chuyên gia phân tích đầu tư của bên mua sẽ cung cấp giải pháp đầu tư hiệu quả cho khách hàng.
  • Bên bán (Sell-side): Bao gồm phòng đầu tư, nghiên cứu về chứng khoán của các ngân hàng lớn. Công việc chính của phân tích đầu tư tại đây là đánh giá bối cảnh tài chính, đo lường rủi ro và tạo báo cáo đầu tư về doanh nghiệp mà ngân hàng đang xem xét có nên đầu tư hay không.

4.2. Lộ trình thăng tiến

Đối với nghề phân tích đầu tư, ứng viên có tương đối nhiều sự lựa chọn hấp dẫn. Con đường sự nghiệp phổ biến nhất mà nhiều ứng viên lựa chọn chính là bắt đầu từ một chuyên gia phân tích đầu tư cơ bản. Từ đó, sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm sẽ tiến tới những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp hoặc tư vấn tự do cá nhân.

Lộ trình thăng tiến nghề phân tích đầu tư

Bên cạnh con đường sự nghiệp phổ biến, ứng viên có thể rẽ sang những vị trí khác trong ngành tài chính.

  • Chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analysts);
  • Chuyên gia phân tích nghiên cứu (Research Analysts);
  • Chuyên gia ngân hàng đầu tư (Investment Banker);
  • Cộng tác viên Cổ phần tư nhân (Private Equity Associate).

Tạm kết

Chuyên viên Phân tích Đầu tư là một vị trí khá tốt đối với những bạn muốn phát triển trong lĩnh vực đầu tư. Hiện nay, số lượng chuyên viên Phân tích Đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa nhiều và đa số đều làm việc trong các công ty về tư vấn quản trị doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư nước ngoài.

Nếu bạn muốn có khởi đầu thuận lợi cho những vị trí liên quan đến đầu tư, việc trang bị một chứng chỉ chuyên môn sẽ là bước đệm hoàn hảo. CFA sẽ là một sự lựa chọn phù hợp với tất cả những ai mong muốn phát triển lâu dài trong lĩnh vực Đầu tư – Tài chính.

Khóa học CFA Online tại SAPP được xây dựng với 3 tiêu chí “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa” sẽ là giải pháp phù hợp để giúp bạn trang bị kiến thức chuẩn về Phân tích – Đầu Tư – Tài chính với chi phí tiết kiệm, thời gian linh hoạt, tối ưu theo năng lực cá nhân.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

dang ky khoa hoc cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Hướng dẫn] Cách phân tích Tài chính Doanh nghiệp chi tiết

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư...

Đầu tư lướt sóng là gì? Các rủi ro mà nhà đầu tư sẽ gặp!

Tìm hiểu đầu tư lướt sóng là gì? Các rủi ro đầu tư lướt sóng...

Ngành công nghệ tài chính học gì? Ra trường làm gì?

Ngành công nghệ tài chính có nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt...

4 tips dùng máy tính CFA tối ưu nhất – Hướng dẫn sử dụng từ A tới Z

Việc sử dụng máy tính CFA thành thạo sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều...

Khám phá thế giới thú vị của nghề Môi giới chứng khoán

Khám phá nghề môi giới chứng khoán là gì, các chứng chỉ hành nghề chứng...

#Nhà Đầu Tư F0 Là Gì? 5+ Lưu Ý Cho Nhà Đầu Tư F0 Nên Biết

​​​​​​​Kênh đầu tư chứng khoán hiện nay được khá nhiều người yêu thích bởi khả...

Định giá tài sản và các phương pháp thẩm định giá tài sản

Khám phá các phương pháp thẩm định giá tài sản đang được áp dụng trong...

Nên học chuyên ngành nào của Tài chính Ngân Hàng

Bạn đang đứng trước một quyết định quan trọng trong sự nghiệp - Nên học...