CFA20/06/2024

Cơ Cấu Vốn (Capital Structure) Là Gì? Các Chỉ Tiêu Phân Tích

Cơ cấu vốn (capital structure) là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp. Không đơn giản là việc chia tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu, hoạt động này còn đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tình hình tài chính, rủi ro, các cơ hội phát triển. Trong bài viết này, SAPP Academy sẻ cùng bạn tìm hiểu các yếu tố quan trọng trong cơ cấu vốn của một công ty.

1. Cơ cấu vốn (capital structure) là gì?

Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng các nguồn vốn hoặc nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh, và điều kiện thị trường của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, cơ cấu vốn sẽ bao gồm vốn nợ (nợ vay, trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (cổ đông, lợi nhuận tích lũy).

capital structure

Vốn chủ sở hữu phát sinh từ quyền sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp và xác nhận quyền sở hữu đối với dòng tiền và lợi nhuận dự kiến trong tương lai của nó. Nghĩa vụ tài chính được hình thành thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc thực hiện các khoản vay, trong khi vốn chủ sở hữu có thể thể hiện dưới dạng cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi hoặc lợi nhuận giữ lại. Nghĩa vụ tài chính ngắn hạn cũng được xem xét như một phần của cấu trúc vốn.

2. Vai trò và ý nghĩa cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn (capital structure) đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Người làm tài chính sẽ dựa vào nó để xác định cách phân phối và sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau. Bạn sẽ tối ưu hoá cơ cấu vốn để giảm chi phí vốn tổng của doanh nghiệp. 

capital structure

Doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn phù hợp có thể phát triển thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh và đầu tư. Trong các cơ hội thị trường tích cực, doanh nghiệp dễ dàng tham gia dự án mới. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phân bổ đúng giữa vốn sở hữu và vốn vay để giảm rủi ro tài chính. 

Xây dựng cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của cổ đông và nguồn tài trợ bên ngoài. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội khi tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mới. Quyết định chi trả cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính, ảnh hưởng đến hiệu suất và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Người làm tài chính khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp cần quan tâm đến nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Dựa vào các chỉ số cơ bản này, bạn có thể ứng dụng vào đánh giá tình hình tài chính. 

Dưới đây là một số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn quan trọng:

  • Tổng giá trị vốn sở hữu: Tổng giá trị vốn sở hữu là tổng giá trị của cổ phần thông thường và cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ nợ: Phản ánh mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 

  • Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ ngắn hạn: Sự phân bổ giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn trong cấu trúc nợ của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn: Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty ABC có cấu trúc nguồn vốn như sau:

  • Tổng nợ: 2 tỷ đồng.

  • Nguồn vốn chủ sở hữu: 1 tỷ đồng.

  • Tổng nguồn vốn: 3 tỷ đồng.

Chúng ta sẽ có các chỉ tiêu cơ cấu vốn như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ/ Tổng Vốn = 2/3 = 0,67

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ Tổng vốn = 1/3 = 0,33

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu = 2/1 = 2

Từ đây chúng ta có thể biết được: 67% của nguồn vốn của công ty là từ nợ; 33% của nguồn vốn là vốn chủ sở hữu; công ty có 2 đồng nợ cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

Tạm kết

Trong kinh doanh, cơ cấu vốn là một khía cạnh quan trọng, đánh giá sự phân phối giữa vốn chủ sở hữu và nợ của một doanh nghiệp. Capital structure không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, chiến lược phát triển và thậm chí là giá trị cổ phiếu. Trong bối cảnh thị trường không ngừng biến động, việc nắm bắt và áp dụng các phân tích cơ cấu vốn là quan trọng. Doanh nghiệp có thể đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả. 

Bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính hoặc quản trị doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần nền tảng kiến thức vững chắc và những kinh nghiệm Tài chính – Đầu tư thực tiễn. Tìm hiểu ngay chứng chỉ CFA là gì nhé! CFA là chứng chỉ chuyên sâu trong việc phân tích tài chính. Những người có chứng chỉ này có khả năng phân tích thông tin tài chính một cách chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác.

Khóa học CFA Online được 100%  đội ngũ giảng viên CFA charterholder giảng dạy. Với định hướng xây dựng lộ trình học tập theo tư duy “thiết kế ngược”, SAPP Academy bắt đầu từ nhu cầu thật sự của học viên. Con đường chinh phục mục tiêu CFA của bạn sẽ dễ dàng hơn. Hãy liên hệ ngay để nhận được tư vấn và lịch học mới nhất từ SAPP Academy.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

đăng ký khóa học cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#7+ Các Lệnh Trong Chứng Khoán & Kiến Thức Căn Bản Cần Biết

Rất nhiều bạn muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư, nhưng lại không hiểu...

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Một Số Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp?

Quản lý rủi ro tài chính rất cần thiết với doanh nghiệp. Bạn muốn thực...

​​​​​​​GNP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Đối Với Nền Kinh Tế

GNP là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với một quốc gia?...

#Top 5+ Kênh Đầu Tư Tài Chính Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Khám phá Top 5+ kênh đầu tư tài chính phổ biến nhất hiện nay giúp...

Ngành Kinh Tế Tài Chính Là Gì? Xu Hướng Cơ Hội Nghề Nghiệp

Ngành Kinh tế tài chính đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về tài chính,...

3 Lợi Ích Khi Sở Hữu CFA Trước Khi Tham Dự Chương Trình Thạc Sĩ

Hiện nay, số người học Thạc sĩ tăng lên nhanh hơn bao giờ hết, một...

Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Phương Pháp Phân Tích Rủi Ro Tài Chính

Phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp luôn giữ vai trò rất quan...

Đầu Tư Quốc Tế Là Gì? Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế

Đầu tư quốc tế đã quen thuộc và là một yếu tố quan trọng đối...