CFA20/06/2024

​​​​​​​Quản Lý Tài Chính Công Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Ngành

Trong bất kỳ tổ chức công cộng hay tư nhân nào, việc quản lý tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý Tài chính công không chỉ đơn thuần là việc quản lý số tiền và nguồn lực của ngân sách nhà nước. Nó còn giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển và thành công của tổ chức. Trong bài viết hôm nay, SAPP Academy sẽ đi sâu chia sẻ về quản lý tài chính công và tầm quan trọng của ngành.

1. Quản lý tài chính công là gì?

Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, thu thập, điều phối, và giám sát việc sử dụng tài nguyên tài chính của một quốc gia hoặc tổ chức công cộng. Khái niệm này đề cập đến việc quản lý các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của chính phủ và tổ chức công cộng. Đồng thời, quản lý tài chính công góp phần đảm bảo sự bền vững và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Quản lý tài chính công là gì

2. Nội dung của quản lý tài chính công

Quản lý tài chính công bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch ngân sách, thu thuế, quản lý chi tiêu công cộng, đầu tư hạ tầng, và quản lý nợ công. Nó cũng bao gồm việc đảm bảo tính minh bạch, trung thực, và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực của quốc gia. Mục tiêu của quản lý tài chính công là đảm bảo sự cân đối, minh bạch và hiệu quả trong việc thu thập, sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính của nhà nước.

Cụ thể, quản lý tài chính công bao gồm nhiều khía cạnh như:

  • Lập kế hoạch tài chính: Xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách dựa trên các ước tính về doanh thu, chi phí và các yếu tố tài chính khác của nhà nước.

  • Thực hiện ngân sách: Tiến hành thu thuế, đóng các khoản phí, lệ phí, và quản lý việc chi tiêu theo kế hoạch đã được thông qua.

  • Kiểm soát tài chính: Đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, đồng thời kiểm soát rủi ro và ngăn chặn sự lãng phí, thất thoát.

  • Đánh giá tài chính: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của việc sử dụng nguồn lực tài chính, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến và điều chỉnh.

  • Lập báo cáo tài chính: Tạo ra các báo cáo và tài liệu tài chính để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và nguồn lực của nhà nước cho các bên liên quan.

  • Quản lý nợ công: Điều phối và quản lý nợ công để đảm bảo sự ổn định và bền vững của ngân sách và nền kinh tế quốc gia.

  • Nghiên cứu và phân tích tài chính: Tiến hành nghiên cứu và phân tích về tình hình tài chính, thị trường tài chính, xu hướng kinh tế và các yếu tố khác liên quan đến tài chính công.

  • Định hướng và chính sách tài chính: Đưa ra định hướng và chính sách tài chính phù hợp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu của quốc gia.

Nội dung của quản lý tài chính công

3. Vai trò của quản lý tài chính công

Quản lý tài chính công đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức và cơ quan trong ngành công cộng. Ngành góp phần chính trong việc đảm bảo sự ổn định tài chính, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.

SAPP Academy sẽ điểm qua những vai trò quan trọng của quản lý tài chính công:

  • Ổn định tài chính: Quản lý tài chính công sẽ duy trì sự ổn định tài chính trong các cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng. Điều này bao gồm việc quản lý nguồn lực tài chính sao cho không gặp phải khó khăn về thanh toán các khoản chi tiêu và tránh tình trạng nợ nần không kiểm soát.

  • Phân bổ nguồn lực: Ngành này sẽ đảm bảo việc phân bổ nguồn lực tài chính một cách công bằng và hợp lý vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, hạ tầng, an ninh, và phát triển kinh tế-xã hội. Việc phân bổ nguồn lực đúng mục tiêu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

  • Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Ngành Quản lý tài chính công phải có trách nhiệm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tài chính gồm cả nguồn thu và chi. Điều này đòi hỏi người đảm nhiệm công việc khả năng dự đoán và ước tính chính xác các nguồn thu. Từ đó, họ sẽ phải có kế hoạch sử dụng và đầu tư hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Kiểm soát rủi ro tài chính: Quản lý tài chính công luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến tài chính, như lạm phát, thất thoát, nợ công và biến động kinh tế. Điều này đòi hỏi người đảm nhiệm phải luôn tập trung và kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu các tác động tiêu cực và bảo bảo ổn định tài chính.

  • Đánh giá hiệu quả tài chính: Người làm quản lý tài chính công phải thường xuyên đánh giá hiệu quả các chương trình và dự án đầu tư công. Cùng với đó, họ cần đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa kết quả và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực.

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển: Quản lý tài chính công còn đóng vai trò quyết định trong việc tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Điều này đòi hỏi phải có chính sách và chiến lược tài chính phù hợp để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.

Vai trò của quản lý tài chính công

4. Có nên học ngành Quản lý tài chính công?

Có nên học ngành Quản lý Tài chính công là một câu hỏi đáng suy ngẫm đối với những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính và công tác trong ngành công cộng. Nếu bạn đang phân vân chọn ngành thì cần phải biết, Quản lý tài chính công là một ngành học đòi hỏi sự tập trung, kiên nhẫn và kiến thức chuyên sâu về tài chính công. Chọn ngành học sẽ dễ dàng khi bạn biết được đam mê của mình là gì và cơ hội của ngành trong tương lai ra sao. 

Đối với ngành Quản lý tài chính công, bạn cần xem xét bản thân có đam mê vời hứng thú với lĩnh vực tài chính không. Đồng thời, bạn cũng tự đánh giá năng khiếu và tính cách của mình có phù hợp với tính chất công việc này không. 

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản lý tài chính công hiện nay ngày càng cao, bởi vì vị trí làm việc không chỉ ở các cơ quan chính phủ mà còn ở tổ chức công cộng, tổ chức tài chính quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như quản lý tài chính, chuyên viên phân tích tài chính công. 

Hiện nay, sinh viên học Quản lý tài chính công có rất nhiều cơ hội rộng mở phát triển về vị trí làm việc và thu nhập. Nếu bạn chọn theo học ngành này, SAPP Academy khuyên bạn trong quá trình học tập trên trường hãy tìm hiểu và học thêm các khóa chứng chỉ về tài chính. Những chứng chỉ tài chính (ví dụ: khóa học CFA,…) sẽ giúp bạn có thêm cơ hội phát triển vững mạnh trong ngành. 

Trên đây là những chia sẻ của SAPP Academy về ngành Quản lý tài chính công. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích bạn trong việc chọn ngành học và định hướng phát triển tương lai. Nếu bạn muốn theo đổi ngành tài chính công, hãy nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua các khóa học chuyên sâu như CFA. Khoá học CFA Online tại SAPP với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình học tập chất lượng “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hoá”, cam kết giúp bạn trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Tài chính ngân hàng.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
​​​​​​​5+ Cách Đầu Tư Tiền Thông Minh Để “Tiền Đẻ Ra Tiền”

Cách đầu tư thông minh không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn giúp "tiền...

Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường

Dù nằm trong nhóm ngành Kinh tế đang “lên ngôi", tuy nhiên Kinh tế đầu...

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

Phân Tích Đầu Tư Là Gì? Ưu Nhược Điểm Các Kiểu Phân Tích Đầu Tư

Phân tích đầu tư là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm các kiểu phân tích...

Ngoại Hối Là Gì? Những Lưu Ý Khi Đầu Tư Ngoại Hối

Ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và phức tạp nhất. Không chỉ...

Top 5 Phương Pháp Định Giá Doanh Nghiệp Mới Nhất 2023

Tổng hợp top 5 phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất 2023 hỗ trợ...

Ngành Công Nghệ Tài Chính Là Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành công nghệ tài chính có nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt...

[Giải Đáp] Học Tài Chính Ngân Hàng Có Thất Nghiệp Không?

Bạn thích học ngành Tài chính ngân hàng nhưng lo ngại thất nghiệp. Vậy học...