CFA20/06/2024

Ngành Tài chính là gì – Những điều đầu tiên bạn cần nắm được!

Ngành tài chính là một lĩnh vực quan trọng đối với tất cả các quốc gia và luôn có nhu cầu về lao động rất lớn. Vậy, cụ thể ngành Tài chính là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao? Muốn phát triển trong ngành này, cần đáp ứng những yếu tố gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm kiếm lời giải đáp chi tiết tại bài viết này nhé!

1. Ngành tài chính là gì?

Thông thường, khi nhắc đến Tài chính, chắc chắn hầu hết mọi người sẽ liên tưởng đến tiền. Điều đó hoàn toàn không sai, bởi bản chất ngành Tài chính là giúp người học được tiếp cận với những kiến thức có liên quan mật thiết với tiền như: dòng tiền, đầu tư, cho vay, tín dụng, ngân hàng,…

Nói cách khác, Tài chính có thể coi là một “môn khoa học” về việc quản lý cũng như điều phối dòng tiền, vốn, các khoản đầu tư, ngân hàng,… Ngành Tài chính là một ngành học rất rộng, cung cấp lượng kiến thức bao quát, do đó, nếu theo học ngành Tài chính, bạn có thể làm nhiều vị trí công việc tại nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau.

Tại Việt Nam, ở các trường đại học, những ngành đào tạo liên quan đến Tài chính đều đặt mức điểm đầu vào không thấp, ngành này mỗi năm cũng đều nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía các bạn sinh viên. Một số trường học hàng đầu tại Việt Nam có đào tạo ngành liên quan đến Tài chính như: Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương,…

Khi học ngành Tài chính, sinh viên có thể được đào tạo theo từng chuyên ngành cụ thể như:

  • Tài chính công, Tài chính cá nhân, Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính về vốn và tài sản.

2. Yếu tố để phát triển trong ngành tài chính

2.1. Về bằng cấp

Nếu bạn muốn phát triển lâu dài và tiến xa trong lĩnh vực Tài chính thì trước tiên cần đảm bảo nắm chắc kiến thức liên quan đến Kinh tế – Tài chính, thể hiện qua việc có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn công việc được thăng tiến nhanh hơn thì bạn nên trang bị thêm những chứng chỉ chuyên môn có giá trị quốc tế như:

  • CFA – Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi viện CFA Institute
  • CPA – Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực Kế – Kiểm
  • ACCA  – Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh quốc

yếu tố phát triển ngành tài chính

2.2. Về kỹ năng

Bên cạnh kiến thức cũng như bằng cấp cần có, một người làm việc trong lĩnh vực Tài chính cũng cần đảm bảo được những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng gắn với chuyên môn: PivotTable, Excel, VBA,…
  • Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết tình huống
  • Kỹ năng mềm: Tư duy nhạy bén, nhanh thích nghi, khả năng phối hợp, làm việc nhóm, tốt, kỹ năng giao tiếp linh hoạt,…
  • Bên cạnh đó, người làm việc trong ngành Tài chính cũng cần phải chịu được áp lực cao vì khối lượng cũng như mức độ khó của công việc là không hề đơn giản.

3. Cơ hội công việc lĩnh vực tài chính là gì?

Như đã đề cập qua, nhu cầu nhân sự của lĩnh vực Tài chính luôn lớn. Vậy, câu hỏi đặt ra là nhân sự sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính có thể thử sức ở những công việc nào?

3.1. Chuyên gia phân tích Tài chính

Đây là vị trí công việc được rất nhiều bạn sinh viên đặt mục tiêu hướng đến ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vị trí này đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức sâu rộng cả 2 mặt lý thuyết và thực tiễn. Công việc chính của vị trí này là phân tích tình hình tài chính của công ty để từ đó đưa ra quyết định đầu tư, mua bán chứng khoán, nên hay không nên đầu tư vốn vào công ty khách hàng.

3.2. Môi giới chứng khoán

Người môi giới chứng khoán được hiểu là trung gian giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi mua chứng khoán. Dựa trên việc nghiên cứu về thị trường chứng khoán trong, ngoài nước cũng như nắm được thu nhập khách hàng, nhà môi giới chứng khoán sẽ tiến hành tư vấn để khách hàng thực hiện các giao dịch Tài chính.

cơ hội công việc ngành tài chính

3.3. Giao dịch viên của Ngân hàng

Đây được đánh giá là vị trí phổ biến nhất sinh viên mới thường làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính. Khi đến Ngân hàng, các bạn sẽ gặp người trực tại các quầy giao dịch ở Ngân hàng, vị trí đó được gọi là giao dịch viên của Ngân hàng. Công việc chính của vị trí này là hỗ trợ khách hàng thực hiện những giao dịch như: nộp tiền, rút tiền, kiểm tra số dư cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

3.4. Quản lý tài chính

Người làm quản lý tài chính sẽ được tiếp cận với môi trường đào tại chuyên nghiệp và định hướng nghiên cứu chuyên sâu. Một nhà quản lý tài chính sẽ cần đảm bảo về phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực này. Công việc chủ yếu của vị trí này trong các doanh nghiệp hoặc ngân hàng là sử dụng vốn vào việc đầu tư với mục đích sinh lợi, sử dụng và xoay vòng vốn hiệu quả để thu về lợi nhuận cho công ty.

3.5. Kế toán ngành tài chính

Đây là một vị trí liên quan đến Tài chính không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính hoàn toàn có thể phụ trách vị trí kế toán cho doanh nghiệp. Công việc chính của vị trí này là theo dõi, quản lý vấn đề công nợ của công ty, hạch toán, quyết toán, lập báo cáo tài chính định kỳ,…

Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có hiểu biết nhiều hơn về lĩnh vực Tài chính. Đây là một trong những lĩnh vực được đánh giá là có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khẳng định vị trí của mình trong nghề và nhanh chóng phát triển sự nghiệp thì việc sở hữu một chứng chỉ chuyên môn như CFA là rất cần thiết.

Được ưu ái gọi là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Tài chính, người sở hữu văn bằng CFA luôn được công nhận là có năng lực chuyên môn chắc chắn và được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng.

Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học CFA phù hợp, hãy thử tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP Academy. Với khóa học, bạn sẽ không phải lo lắng về kiến thức không được cá nhân hóa, thời gian thiếu linh hoạt và chi phí đắt đỏ. Bởi, khóa học CFA Online được SAPP thiết kế với 3 tiêu chí “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa” để giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

dang ky khoa hoc cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
160 Chương Trình, Bằng Cấp, Chứng Chỉ Ưu Tiên Miễn Giảm Cho Ứng Viên CFA

Có thể đã khá nhiều người biết đến CFA (Charter Financial Analysis), và trong thời...

#Rủi Ro Trong Đầu Tư Là Gì? 5+ Rủi Ro Đầu Tư & Cách Phòng Tránh

Rủi ro trong đầu tư là gì? Tìm hiểu các loại rủi ro đầu tư...

Thị trường tài chính và chức năng kinh tế “nòng cốt” – dẫn vốn

Tìm hiểu thị trường tài chính, chức năng và vai trò thị trường tài chính...

#Nhà Đầu Tư F0 Là Gì? 5+ Lưu Ý Cho Nhà Đầu Tư F0 Nên Biết

​​​​​​​Kênh đầu tư chứng khoán hiện nay được khá nhiều người yêu thích bởi khả...

Tổng Hợp Những Vị Trí Việc Làm Hấp Dẫn Dành Cho Sinh Viên Tài Chính

Xin việc ngành tài chính có khó không? Đây chắc chắn là thắc mắc của...

#1 Profitability ratios là gì? Định nghĩa và ví dụ | SAPP

Phân tích Profitability ratios (các chỉ số lợi nhuận) là 1 trong những cơ sở...

Cổ tức là gì? Làm sao để trả cũng như được chi trả cổ tức?

Cổ tức là gì và pháp luật Việt Nam hiện nay đang quy định thế...

Blended Learning là gì? Khám phá hình thức học tập mới giúp nâng cao hiệu quả ôn luyện CFA

CFA từ lâu được xem như tấm “passport” giúp bạn tiếp cận với đỉnh cao...