CFA20/06/2024

Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Có Nên Mua Chứng Chỉ Tiền Gửi?

Chứng chỉ tiền gửi là một sản phẩm tài chính hay còn được xem là một loại hình đầu tư được đảm bảo bởi đơn vị phát hành và có mức lãi suất hấp dẫn. Đây là sự lựa chọn tin cậy dành cho nhiều nhà đầu tư khi không muốn mạo hiểm. Tuy vậy, giống như những sản phẩm tài chính khác, chứng chỉ tiền gửi cũng có những rủi ro nhất định. Vậy thì liệu chứng chỉ tiền gửi là gì? Nhà đầu tư có nên đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết của SAPP dưới đây nhé!

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (hay trong tiếng anh là Certificate of Deposit) là một sản phẩm được phát hành do các ngân hàng dưới dạng giấy tờ có giá nhằm huy động vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi có hình thức như một loại sổ tiết kiệm chứng minh chủ sở hữu đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn ở tại ngân hàng đăng ký.

Theo quy định được nêu ra tại điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi được hiểu là bằng chứng dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một khoản thời hạn định trước. Tổ chức phát hành ở đây có thể là tổ chức tín dụng hoặc là chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

chứng chỉ tiền gửi là gì

Khi hợp đồng đáo hạn, người mua chứng chỉ có quyền nhận lại số tiền đã gửi ban đầu cộng với lãi suất đã được cam kết. Chứng chỉ tiền gửi thường có thời hạn từ một vài tháng đến một vài năm, với mức lãi suất được xác định trước và không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng.

2. Các loại chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi từ trước tới nay luôn là một sản phẩm tài chính được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Khi sở hữu loại chứng chỉ này, nhà đầu tư vẫn sẽ nhận được các loại lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng. Hiện nay, trên thị trường tồn tại ba loại chứng chỉ tiền gửi, bao gồm:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là loại chứng chỉ hoặc ghi sổ có định danh của người sở hữu.

  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại giấy tờ có giá phát hành ở dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ nhưng không có tên chủ sở hữu. Vì vậy có thể dễ dàng chuyển nhượng hoặc tặng lại quyền sở hữu thuộc về người nắm giữ.

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: không được phép chuyển nhượng, thường được bán theo mệnh giá và nhận lãi suất vào ngày đáo hạn.

các loại chứng chỉ tiền gửi

3. Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Để cho bạn có thể dễ dàng nhận biết cũng như kiểm tra lại thông tin, chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:

  • Tên ngân hàng phát hành;

  • Tên loại giấy tờ;

  • Mệnh giá, thời gian hiệu lực, ngày phát hành và ngày đáo hạn;

  • Mức lãi suất, phương thức trả lãi, thời gian trả lãi, nơi thanh toán gốc và lãi;

  • Thể hiện rõ đây là chứng chỉ tiền gửi ghi danh hoặc vô danh;

  • Tên của tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc là giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu như người mua là tổ chức) phải được ghi rõ; 

  • Họ và tên, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu người mua là cá nhân);

  • Ký hiệu và số seri phát hành chứng chỉ tiền gửi;

  • Phiếu trả lãi đi kèm phải có những chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số seri, mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận được lãi;

  • Chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng theo pháp luật, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc là người được ủy quyền dựa theo quy định pháp luật và những chữ ký khác được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

  • Các nội dung khác có liên quan hoặc nhằm bổ sung thông tin cho chứng chỉ tiền gửi.

  • Các thiết kế và in ấn của chứng chỉ tiền gửi cần bảo đảm khả năng chống làm giả.

4. Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi được quy định theo Điều 11 thuộc Thông tư 01/2021/TT-NHNN như sau:

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức những đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định khi tuân thủ theo những tỷ lệ đảm bảo an toàn theo như quy định ở tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước.

– Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua ở tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Khi tìm hiểu các thông tin về chứng chỉ tiền gửi, nhiều nhà đầu tư thường thắc mắc Chứng chỉ tiền gửi có rủi ro không? Là một loại sản phẩm tài chính, chứng chỉ tiền gửi cũng sẽ có cả những ưu và nhược điểm riêng mà bạn cần lưu ý dưới đây:

Ưu điểm

Nhược điểm

Chứng chỉ tiền gửi do những tổ chức tín dụng uy tín phát hành, đảm bảo tính an toàn và không có rủi ro.                         

Tính thanh khoản thấp.                                                     

Gần giống với hình thức gửi tiết kiệm, cả gốc và lãi được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ.

Lãi suất dài hạn còn thấp.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường sẽ cao hơn so với lãi suất tiết kiệm trong cùng kỳ hạn.

Không được tất toán trước thời gian đáo hạn.

Có thể chuyển nhượng, mua bán hoặc là cho tặng tùy thuộc những mục đích khác nhau của chủ sở hữu.

 

Với hình thức gần giống nhau cho nên chứng chỉ tiền gửi và gửi tiền tiết kiệm thường được nhiều người đặt lên bàn cân để so sánh. Có thể thấy rằng chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn nhưng mà tính thanh khoản lại thấp, thời gian kém linh hoạt hơn. Vì thế để biết có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước những nguy cơ hoặc là tình huống phát sinh trước khi đưa ra quyết định.

6. Đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi

Đối tượng được phép mua chứng chỉ tiền gửi căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 12/2021/TT-NHNN) như sau:

(1) Đối tượng mua giấy tờ có giá là những tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp tại (2), (3), (4).

(2) Đối tượng mua giấy tờ có giá đước công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.

(3) Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp theo Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và những quy định của pháp luật có liên quan.

(4) Đối với loại giấy tờ có giá là chứng chỉ tiền gửi thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép mua giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng.

Tạm kết

Có thể thấy rằng chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư tương đối an toàn và ít rủi ro. Tuy vậy, để việc đầu tư hiệu quả, bạn nên xem xét đến mục tiêu và kế hoạch tài chính dài hạn của mình. Hy vọng thông qua bài viết về chứng chỉ tiền gửi trên đây, bạn đã có thêm thông tin về loại sản phẩm tài chính này, qua đó có được sự lựa chọn phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

 

đăng ký khóa học cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Phân Biệt Lãi Suất Danh Nghĩa Và Lãi Suất Thực

Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực chi tiết nhất giúp nhà...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Ethical And Professional Standards CFA

Ethical and Professional Standards CFA là môn học về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp,...

Tất Tần Tật Về Chính Sách Hoãn Thi, Hủy Thi Và Hoàn Tiền Cho Kỳ Thi CFA

Hiện nay, viện CFA đã cập nhật thêm chính sách mới về việc hoãn thi,...

Các Nguồn Download Tài Liệu CFA Level 1 Hữu Ích

Tài liệu CFA miễn phí luôn là điều mà các học viên CFA tìm kiếm....

Thanh khoản là gì? Ý nghĩa của tính thanh khoản trong lĩnh vực đầu tư

Tổng hợp tất tần tật khái niệm về thanh khoản là gì? Lý do vì...

Định giá tài sản và các phương pháp thẩm định giá tài sản

Khám phá các phương pháp thẩm định giá tài sản đang được áp dụng trong...

#1 Tài Chính Công Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Vai Trò?

Tài chính công là gì – Public Finance là tổng thể các hoạt động mà...

Blended Learning là gì? Khám phá hình thức học tập mới giúp nâng cao hiệu quả ôn luyện CFA

CFA từ lâu được xem như tấm “passport” giúp bạn tiếp cận với đỉnh cao...