Công thức lập kế hoạch tài chính cá nhân TỐI ƯU cho bất kỳ ai
Thuật ngữ “kế hoạch quản lý tài chính cá nhân” tuy không còn xa lạ nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu hết được mục đích cũng như cách để có thể lập được kế hoạch tài chính khoa học. Tại bài viết này, SAPP sẽ giúp bạn cung cấp một số thông tin quan trọng nhất giúp bạn chủ động xây dựng được một kế hoạch phù hợp.
1. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu một cách nôm na là bản kế hoạch về các dòng tiền thu nhập – chi tiêu – tích lũy – đầu tư của một cá nhân. Bạn có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân dựa vào các hoạt động tài chính hiện tại hoặc là gắn liền nó với các mục tiêu trong tương lai: thu nhập, chi tiêu, thuế cá nhân, thiết lập các khoản tích lũy, tiết kiệm hay đầu tư vào bản thân, tài chính hay cho sự nghiệp.
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tạo ra cho mình nguồn ngân sách cho bản thân, hỗ trợ phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính nhằm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.
2. Lợi ích của lập kế hoạch tài chính cá nhân
Mỗi người cần có cho mình một kế hoạch tài chính cá nhân để giúp quản lý chi tiêu hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết nắm giữ một vai trò quan trọng, mà bất cứ ai cũng cần học để có thể lên kế hoạch tài chính riêng.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình quản lý chi tiêu tiền hiệu quả, giám sát được dòng tiền của mình đã sử dụng như thế nào.
Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn nhận biết được những lỗ hổng trong việc sử dụng tiền và chi tiêu không hợp lý. Bạn sẽ hiểu được tại sao mình luôn trong tình trạng thiếu hụt tiền bạc để rồi điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu, trừ đi các khoản chi tiêu bất hợp lý.
Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn xác định hướng đi trong tương lai, thiết lập mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng đạt được mục đích.
3. Hướng dẫn các bước lập kế hoạch đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả
Bước 1: Đánh giá sơ lược tình hình tài chính
Đầu tiên, bạn cần đánh giá tình trạng thu nhập, các nguồn thu ngoài của bản thân tính theo một khoảng thời gian nhất định, thường sẽ tính trong vòng một tháng. Xác định được tổng thu nhập định kỳ sẽ giúp cho bạn quản lý được chi tiêu và phân bố dòng tiền hiệu quả hơn.
Bước 2: Xác định các khoản cần phải chi tiêu
Khoản cần chi tiêu của mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào nguồn thu nhập tổng. Vì vậy, bạn nên vạch ra đâu là nhu cầu cần thiết, không cần thiết… Phân loại thành các nhóm tiền cụ thể để có được bảng kế hoạch tài chính chi tiết. Thông thường thì mỗi người sẽ chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm chính. Đó là:
- Khoản chi tiêu cố định hằng tháng
- Khoản chi tiền để dành cho tiết kiệm và đầu tư sinh lợi nhuận
- Khoản chi tiêu tự do
Bước 3: Tính toán và phân bổ chi phí cho các khoản sao cho hợp lý
Tùy vào thu nhập hiện tại, bạn cần phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu thật hợp lý. Nên lên kế hoạch quản lý chi tiêu thật chi tiết, với các đầu việc rõ ràng cần sử dụng đến tiền. Không nên tính hoặc ước lượng chung chung vì sẽ không chính xác.
Tính toán các khoản chi tiêu cần thiết, căn cứ vào tình trạng thực tế hiện đại. Khoản chi tiêu tiết kiệm đầu tư nên ở mức từ 15 – 20% tổng thu nhập là thích hợp. Với khoản chi tiêu tự do, bạn có thể ở phân chia ở mức 20 – 30%, tùy thuộc vào các mối quan hệ, thói quen sinh hoạt và nhu cầu giải trí của mỗi người.
Bước 4: Tính toán các khoản chênh lệch chi tiêu và dự chi
Sau khi đã phân bổ tiền vào các nhóm dựa vào tình trạng thực tế, bạn cần tính toán lại các khoản dự chi và thực tế. Xác định mức chênh lệch để cân đối lại dòng tiền cho từng nhóm, từng khoản chi tiêu. Chính lúc này, bạn cần xem xét lại các mục không thực sự cần thiết, giảm bớt các khoản chi không giúp bạn hoàn thành được mục tiêu quản lý tài chính.
Đặc biệt là với các khoản chi tiêu tùy ý, linh hoạt cần được hạn chế, để đạt được mục tiêu tài chính quan trọng. Với các khoản chi tiêu cần thiết bạn có thể áp dụng giải pháp thay thế để đảm bảo mức sống và tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Bạn có thể cắt khoảng 5% cho các khoản không thực sự cần ở nhóm một đạt mức cân đối chi tiêu.
Bước 5: Tiết kiệm và đầu tư tài chính
Khoản tiền tiết kiệm nên giữ ở mức tối ưu là khoảng 20%. Nhưng với những người có mức thu nhập cao hơn, bạn có thể mở rộng khoản tiền tiêu cho nhóm 2 lên khoảng 30% để đạt được tích lũy và đầu tư sinh lợi nhuận. Đây là khoản dự phòng vô cùng cần thiết cho mỗi người để đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai.
Tiền dự trữ không nên chỉ gửi tiết kiệm trong ngân hàng, cần mang tiền đi đầu tư để sinh lợi nhuận. Cần xác định tỷ lệ phù hợp để đầu tư sinh lời, với tỷ lệ ở khoảng 5 đến 10% khoản tiền dự phòng.
Bước 6: Tuân thủ các nguyên tắc và linh hoạt thay đổi phù hợp hoàn cảnh
Bạn có thể vạch ra kế hoạch với bản chi tiêu chi tiết cụ thể, các đầu mục cần chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư sinh lợi nhuận… Tuy vậy cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc, không nên hấp tấp trong việc tích lũy hay đạt được mục tiêu.
Học cách kiểm soát chi tiêu tài chính hợp lý, loại trừ các ham muốn và nhu cầu không cần thiết khỏi danh sách. Không để bị cám dỗ trong chi tiêu làm phá vỡ kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của bạn.
Việc vạch ra kế hoạch quản lý tài chính có thể điều chỉnh theo thời gian, linh hoạt tùy vào từng đối tượng. Nhưng nhìn chung thì bất cứ ai cũng có thể bắt tay vào việc lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với những bước đơn giản trên.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của SAPP Academy về cách lập kế hoạch Tài chính cá nhân. Nếu bạn đang mong muốn thành thạo lập kế hoạch Tài chính cá nhân, hãy chủ động trang bị thêm kiến thức và kỹ năng của mình thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu như CFA.
Khoá học CFA Online tại SAPP với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và lộ trình đào tạo toàn diện “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hoá” có cam kết đầu ra sẽ giúp bạn thành công chinh phục những mụcc tiêu đặt ra liên quan đến lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!