CFA20/06/2024

Mô Hình Dupont Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Phương Trình Dupont

Để phân tích tình hình Tài chính của doanh nghiệp, thông thường các nhà phân tích sẽ phải sử dụng linh hoạt nhiều mô hình khác nhau. Trong số đó, mô hình Dupont là một kỹ thuật được vận dụng khá nhiều để phân tích mối liên hệ của các chỉ tiêu Tài chính. Vậy, mô hình Dupont là gì? Sử dụng Dupont khi phân tích có những ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết dưới đây!

1. Mô hình phân tích tài chính Dupont là gì?

Mô hình Dupont còn được biết đến với tên gọi khác là phương pháp phân tích tách đoạn. Đây là một kỹ thuật thường được những người làm Tài chính sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của công ty thông qua những công cụ quản lý hiệu quả theo truyền thống. 

Để tính toán dựa theo mô hình Dupont, nhà phân tích sẽ phải sử dụng đến rất nhiều yếu tố kết hợp giữa bảng cân đối kế toán với báo cáo kết quả kinh doanh. Dựa vào phương pháp này, nhà đầu tư sẽ nhận biết và chỉ ra được những nguyên nhân tạo ra tình hình hiện tại của công ty.

Về bản chất, mô hình Dupont là phương pháp bóc tách một số chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp như ROA – tổng thu nhập/tài sản, ROE – tổng thu nhập (sau thuế)/vốn chủ sở hữu. Điều này giúp các nhà phân tích Tài chính có thể nắm được sự ảnh hưởng của các tỷ số trên với các tỷ số tổng hợp.

2. Công thức tính mô hình Dupont?

Dưới góc độ của một nhà đầu tư vào cổ phiếu, ROE (Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu) được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất và cần phải chú ý. Một phần không thể thiếu trong tổng nguồn vốn để tạo nên tài sản là giá vốn chủ sở hữu, do đó sẽ phải phụ thuộc hệ số lợi nhuận/tổng tài sản. 

Dựa vào công thức Dupont, nếu doanh nghiệp muốn tăng chỉ số ROE, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với khả năng hoạt động nhằm tác động tới cơ cấu tài chính của công ty.

  • Tăng số vòng quay tài sản hay nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách kết hợp đồng thời tăng quy mô doanh thu thuần và sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ cấu tổng tài sản.

  • Giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

cong thuc tinh mo hinh dupont

3. Ưu, nhược điểm của mô hình Dupont là gì?

Mô hình Dupont được sử dụng nhiều trong khi phân tích Tài chính bởi nó có khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, mô hình này cũng không hoàn toàn hoàn hảo, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm. Hãy cùng điểm qua ưu và nhược của mô hình này dưới đây!

3.1. Ưu điểm của mô hình Dupont 

  • Dupont là một công cụ tính toán khá đơn giản và thông qua mô hình này, mọi người dễ tiếp cận được kiến thức cơ bản về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh;

  • Mô hình Dupont cũng sẽ giúp dễ dàng kết nối với những chính sách đãi ngộ nhân viên;

  • Bên cạnh đó, mô hình Dupont có thể là cơ sở để thuyết phục những nhà quản lý trong việc thực hiện một số bước cải tổ với mục đích chuyên nghiệp hóa chức năng bán hàng và thu mua. Việc đầu tiên các nhà quản trị nên làm đó là dựa vào tình hình thực tế của công ty. Doanh nghiệp không nên tìm kiếm lợi thế nhờ quy mô nhằm bù đắp năng lực sinh lời yếu thông qua việc tìm cách thôn tính doanh nghiệp khác.

uu va nhuoc diem cua mo hinh dupont

3.2. Nhược điểm của mô hình Dupont

Bên cạnh những ưu điểm đã được liệt kê bên trên, mô hình Dupont cũng tồn tại một số nhược điểm dưới đây:

  • Độ tin cậy của mô hình Dupont không hoàn toàn chắc chắn mặc dù đã dựa vào những số liệu cơ bản của kế toán

  • Các chỉ số trong mô hình còn thiếu chi phí vốn – một chỉ số quan trọng trong Tài chính

  • Mô hình này thiếu tính linh hoạt và độ tin cậy của Dupont sẽ phải phụ thuộc toàn bộ vào những số liệu và giải thuyết đầu vào.

Tạm kết

Mô hình Dupont hiện nay vẫn là một công cụ được những nhà làm Tài chính dụng trong quá trình phân tích tình hình Tài chính của doanh nghiệp. Vậy nên, nắm được công thức cũng như bản chất của mô hình là việc mà bất cứ ai muốn làm công việc phân tích trong lĩnh vực Tài chính đều phải lưu ý. 

Mô hình Dupont chỉ là một kỹ thuật rất nhỏ trong số những kỹ năng liên quan đến phân tích Tài chính. Vậy nên, nếu bạn muốn tích lũy nhiều kiến thức hơn về mảng này, bạn có thể tham khảo chương trình CFA thông qua khóa học CFA Online của SAPP Academy.

Đối với những người có mong muốn phát triển công việc trong lĩnh vực Tài chính, CFA có lẽ là một văn bằng không còn xa lạ bởi chứng chỉ quốc tế này được coi là “bảo chứng vàng” trong ngành nghề được cấp bởi viện CFA Institute. Khóa học CFA Online được thiết kế nhằm cung cấp giải pháp tối ưu cho những ai mong muốn có lộ trình học phù hợp với năng lực, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Cách Phân Biệt Chứng Khoán Nợ Và Chứng Khoán Vốn

Hiểu biết sự khác nhau giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn sẽ giúp...

Quick Ratio (Tỷ số thanh toán nhanh) là gì? Cách tính ra sao?

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hàng kỳ là công việc không...

Khó Khăn Khi Học CFA Là Gì? Cách Khắc Phục Mà Ứng Viên CFA Nên Biết

Có rất nhiều khó khăn khi theo học chứng chỉ CFA. Vậy cách khắc phục...

​​​​​​​GNP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Đối Với Nền Kinh Tế

GNP là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với một quốc gia?...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

​​​​​​​Quy Tắc 72 Là Gì? Ứng Dụng Quy Tắc 72 Trong Đầu Tư

Bạn đã từng nghe đến Quy tắc 72 trong lĩnh vực đầu tư tài chính...

Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Tối Ưu Chi Phí

Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cách triển khai...

#Chứng Chỉ CFA Để Làm Gì? | Thông Tin Tìm Hiểu Về CFA

Chứng chỉ CFA để làm gì? CFA là một chứng chỉ thuộc về lĩnh vực...