CFA20/06/2024

[Kinh Nghiệm] Nên Học Kế Toán Hay Tài Chính Ngân Hàng?

Kế toán và Tài chính Ngân hàng đều là lĩnh vực đang dần khởi sắc trở lại và luôn cần nhân sự chất lượng cao trong những năm tiếp theo. Cũng vì thế, thời gian qua cả hai ngành đều thu hút đông đảo các bạn trẻ đăng ký thi tuyển. Mặt khác, hai lĩnh vực này có nhiều điểm chung, khiến người trẻ phân phân vân khi trả lời câu hỏi: “Nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng?”. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những phân tích cơ bản về hai ngành học này, từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Để có câu trả lời cho câu hỏi nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng, ngoài việc tìm hiểu những điểm khác biệt giữa hai ngành học, bạn cũng cần hiểu rõ mục tiêu của bản thân để tìm được một nghề thích hợp và thật sự đam mê! 

1. So sánh độ khó học giữa Tài chính Ngân hàng và Kế toán

Để trả lời được câu hỏi về độ khó của 2 chương trình học này, bên cạnh việc tìm hiểu thế mạnh của bản thân, các bạn trẻ cũng cần nắm được bản chất của ngành Tài chính Ngân hàng hay Kế toán, cùng điểm chung và điểm khác biệt của hai ngành này. 

Nói chung, Tài chính và Kế toán đều là hai hình thức quản lý tiền trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, Tài chính sẽ rộng hơn và có phần bao hàm ngành Kế toán. Phạm vi nghiên cứu ở ngành Kế toán tập trung vào các sự kiện kinh tế đã xảy ra trong quá khứ, trong khi Tài chính sẽ tập trung vào dự báo những sự kiện kinh tế có khả năng xảy ra trong tương lai, từ đó vận dụng tìm kiếm cơ hội đầu tư, dự báo nhu cầu sử dụng vốn.

Cụ thể hơn, Tài chính Ngân hàng liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ. Nói đơn giản, đây là ngành nghiên cứu công việc quản lý tiền và dòng tiền thông qua các ngân hàng, chẳng hạn như mở tài khoản ngân hàng, chuyển tiền, cho vay, thu hồi công nợ, quy đổi tiền tệ và chuyển tiền quốc tế… Trong khi đó, Kế toán nghiên cứu công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

nen-hoc-ke-toan-hay-tai-chinh-ngan-hang

=> Xem thêm: Khám Phá Tầm Quan Trọng Của Chứng Chỉ CFA Với Khóa Học CFA Online

Ngoài ra, dưới đây là một vài so sánh của chúng tôi giữa hai ngành này mà bạn có thể tham khảo:

  • Điểm chung

Đặc thù của nhân sự là làm việc nhiều với con số và thường xuyên phải rèn luyện khả năng tính toán để nâng cao năng lực chuyên môn. Do đó, việc học tập có thể khó khăn đối với những bạn không có niềm đam mê với môn Toán. 

Bên cạnh đó, hai ngành đều là lĩnh vực khá nhạy cảm vì gắn liền với tiền bạc. Do đó, công việc đòi hỏi nhân sự luôn cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực vì chỉ cần một vài sai sót nhỏ, bạn và doanh nghiệp có thể đối diện hậu quả nghiêm trọng.

  • Điểm khác nhau

– Ngành Kế toán: Theo báo cáo nghiên cứu xu hướng tính cách trong thời gian gần nhất, ngành Kế toán phù hợp với người thích ổn định, ưa kiểm soát vấn đề, quản trị và lập trình trong khuôn khổ.

– Ngành Tài chính Ngân hàng: Đây là một ngành có độ phổ quát rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thuế, bảo hiểm, ngân hàng… Vì vậy nó đòi hỏi người học có tư duy logic cao để phân tích, đánh giá tài chính hiệu quả. Ngành này phù hợp với bạn thích làm công việc liên quan phân tích số liệu, dám khám phá, chịu được áp lực cao.

Trên đây chỉ là những so sánh cơ bản để bạn hiểu điểm khác nhau giữa ngành Tài chính Ngân hàng và Kế toán. Thực tế, việc học dễ hay khó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, để đạt được thăng tiến trong cả hai lĩnh vực thì ngoài việc học tập trên trường, bạn cũng cần thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế và kỹ năng mềm để tạo sức cạnh tranh trong thị trường lao động.

2. Học ngành Tài chính Ngân hàng hay Kế toán có việc làm tốt hơn?

Một trong những băn khoăn lớn nhất của người trẻ khi cân nhắc nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng là tiềm năng phát triển của nghề nghiệp trong tương lai. 

Theo báo cáo gần nhất, cả hai ngành đều có triển vọng cao và mức lương ổn cho sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đó, Kế toán và Tài chính Ngân hàng thường lọt top 10 nghề nghiệp được săn đón nhất trong những năm qua. Vị trí công việc đa dạng, không đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm cao cũng là điểm cộng khi bạn muốn theo đuổi hai lĩnh vực này.

Nhìn chung, Tài chính Ngân hàng và Kế toán đều là ngành dần khởi sắc trở lại, có nhu cầu về nhân sự chất lượng cao lớn, nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề thất nghiệp. Tất nhiên, để có được vị trí công việc lý tưởng và mức lương hấp dẫn, nhân sự nào cũng cần trải qua quá trình làm việc chăm chỉ, trau dồi bản thân trong suốt thời gian dài.

nen-hoc-ke-toan-hay-tai-chinh-ngan-hang

3. Mức lương ngành Tài chính Ngân hàng và Kế toán

Bên cạnh tiềm năng phát triển của nghề, so sánh mức lương cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để bạn có thể chọn lựa nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng.

Với ngành Kế toán, mức lương của cho sinh viên mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm là 7 triệu đồng/tháng. Càng tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyên môn, mức lương của nhân sự có xu hướng càng tăng cao. Mức lương trung bình của một số vị trí ngành Kế toán sẽ dao động trong khoảng 15-20 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, theo khảo sát chung từ thị trường, mức lương ngành Tài chính Ngân hàng là 8 – 10 triệu đồng/tháng cho nhân sự ít kinh nghiệm. Với những bạn có trên 3 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tuỳ theo vị trí và năng lực cá nhân.

Như vậy, cả mức lương của hai ngành Tài chính Ngân hàng và Kế toán đều khá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Dẫu vậy, cần nhớ rằng, mức lương thực tế bạn nhận được có thể cao hay thấp hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, khu vực sinh sống, phúc lợi của doanh nghiệp….

nen-hoc-ke-toan-hay-tai-chinh-ngan-hang

4. Nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng?

Dựa vào những phân tích trên, có thể thấy cả Kế toán và Tài chính Ngân hàng đều có nhiều ưu điểm nổi bật. Đó là chương trình đào tạo thú vị, tiềm năng phát triển cao và mức lương hấp dẫn cho nhân sự trẻ. Do đó, nếu vẫn chưa xác định rõ hướng đi trong tương lai, Kế toán và Tài chính Ngân hàng đều là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.

Lời khuyên dành cho bạn là việc đánh giá nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng cần dung hòa giữa yếu tố năng lực và sở thích cá nhân. Chỉ cần có đủ đam mê, kế hoạch làm việc hiệu quả thì dù chọn bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng có thể nhanh chóng đạt được thành công.

Ngoài ra, bên cạnh việc lựa chọn ngành học phù hợp, bạn có thể tham gia nhiều khóa học chuyên môn khác để trau dồi kiến thức và kỹ năng mềm. Hiện nay, SAPP Academy đã tổ chức khóa đào tạo CFA Online giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn cần thiết trong ngành Tài chính, từ đó mở rộng cơ hội việc làm và dễ dàng phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.

Trên đây là một số kinh nghiệm được SAPP Academy đúc kết để giúp các bạn trẻ có được câu trả lời nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline/

cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Lương Ngành Kinh Tế Đầu Tư Bao Nhiêu?

Ngành Kinh tế đầu tư học trường nào, các trường có ngành Kinh tế đầu...

Đầu tư lướt sóng là gì? Các rủi ro mà nhà đầu tư sẽ gặp!

Tìm hiểu đầu tư lướt sóng là gì? Các rủi ro đầu tư lướt sóng...

Vốn đầu tư công là gì? Quản lý vốn đầu tư công như thế nào?

Vốn đầu tư công đóng góp lớn cho phát triển kinh tế quốc gia. Hoạt...

Công thức lập kế hoạch tài chính cá nhân TỐI ƯU cho bất kỳ ai

Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cách triển khai...

Quỹ đầu tư bất động sản là gì? Có đáng để đầu tư?

Quỹ đầu tư bất động sản là gì? Có nên tham gia vào quỹ đầu...

Ngành Công Nghệ Tài Chính Là Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành công nghệ tài chính có nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt...

#1 Lệnh ATO Là Gì? Khác Nhau Giữa Lệnh ATO và ATC Là Gì?

Lệnh ATO (At the Opening Order) là lệnh giao dịch chứng khoán với mức giá...

Ví dụ các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment", trong tiếng Việt được dịch là "Đầu...