CFA20/06/2024

【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Các phương pháp nghiên cứu được chia làm 2 loại chính: nghiên cứu định lượng (Quantitative Research) và định tính (Qualitative). Chắc hẳn bạn đã nghe về 2 phương pháp này, nhưng các bạn có thực sự hiểu về nó? Làm sao để phân biệt 2 phương pháp nghiên cứu này? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu nhé.

 

1. Khái niệm Quantitative Research

Nghiên cứu định lượng là hệ thống các điều tra thực nghiệm về các hiện tượng quan sát được thông qua toán học, kỹ thuật hoặc số liệu thống kê. Nói cách khác, đây là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số, sau đó nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch và giải quyết quan hệ trong lý thuyết.  

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

  • Nghiên cứu định lượng có mục đích là phát triển và sử dụng các giả thuyết, lý thuyết, mô hình toán học liên quan đến các hiện tượng. 
  • Trung tâm của nghiên cứu định lượng là quá trình đo lường. Chúng cung cấp các kết nối giữa biểu thức toán học và quan sát thực nghiệm của các mối quan hệ định lượng. 
  • Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng khi mô hình nghiên cứu đã cụ thể, rõ ràng và kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết.

1.2. Đặc trưng

  • Nghiên cứu định lượng chủ yếu là sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận và kiểm dịch lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.
  • Tính đại diện của mẫu rất quan trọng trong nghiên cứu định lượng. Điển hình như quy mô mẫu và cách lựa chọn mẫu theo tính thuận tiện, ngẫu nhiên hoặc tỷ lệ…
  • Thu thập thông tin trong nghiên cứu định lượng có cấu trúc định trước. Các nhân tố trong mô hình (cảm xúc, niềm tin) đều phải được đo lường hoặc chuyển hóa về các con số.
  • Phân tích thông tin trong nghiên cứu định lượng có tính thống kê.

2. Các bước nghiên cứu định lượng (Quantitative Research)

1. Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tố

2. Xác định biến số (cho các nhân tố)

3. Xác định thước đo cho các biến số

4. Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập

5. Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê)

3. Quantitative trong CFA

3.1. Nội dung môn học

Quantitative Methods tập trung vào phân tích định lượng và các phương pháp tiếp cận theo hướng toán học để giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp khiến mảng kiến ​​thức này có giá trị lớn như vậy. Một số lĩnh vực quan trọng nhất được đề cập trong phần này bao gồm đo lường hiệu suất, giá trị thời gian của tiền tệ, xác suất và thống kê, lấy mẫu và kiểm định giả thuyết cùng với phân tích hồi quy tuyến tính và tương quan. Các khái niệm này cung cấp một số công cụ và kỹ thuật rất hữu ích cho các lĩnh vực kiến ​​thức về thu nhập cố định, vốn cổ phần và quản lý danh mục đầu tư. Hiểu biết đúng đắn và nắm bắt các kỹ thuật định lượng sẽ giúp nắm vững một tỷ lệ kiến ​​thức tốt của CFA.

 

Nội dung môn học Quantitative Methods bao gồm:

  • Giá trị dòng tiền chiết khấu & các ứng dụng dòng tiền chiết khấu;
  • Các khái niệm về Xác suất và Thống kê;
  • Phương pháp phân phối thông dụng;
  • Phương pháp chọn mẫu và ước lượng;
  • Phương pháp giả thuyết và kiểm định giả thuyết.

3.2. Tỷ trọng thi 

Level

Tỷ trọng trong từng cấp độ

1

10%

2

5-10%

3

0%

 

3.3. Ứng dụng của Quantitative CFA trong thực tế

Những người làm tốt ở môn học này trong CFA có thể làm những công việc liên quan đến Quantitative & Qualitative Methods với mức lương trung bình là $65,765 USD/năm. Mức lương này dao động tùy thuộc vào vị trí và công việc. Một số công việc điển hình có thể kể đến là:

– Research Analyst (Nhà nghiên cứu và phân tích): $53,000 USD/ năm

– Technical Project Manager (Quản lý dự án kỹ thuật): $62,000 USD/ năm

– Training Director (Giám đốc đào tạo): $64,000 USD/ năm

– Senior Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu cao cấp): $69,000 USD/ năm

– Senior Market Research Analyst (Chuyên viên cao cấp Phân tích thị trường): $71,000 USD/ năm

– Market Research Manager (Giám đốc nghiên cứu thị trường): $75,000 USD/ năm

4. Phân biệt Quantitative Research và Qualitative 

 

Quantitative Research

Qualitative

Mẫu số cần có

Phủ rộng (từ vài trăm đến hàng triệu người)

Không cần số lượng quá lớn (từ vài mẫu đến vài chục mẫu)

Hình thức nghiên cứu

Bảng khảo sát và các câu hỏi cụ thể

Các câu hỏi dạng mở, được sắp xếp nội dung có chủ ý

Nghiên cứu viên

Những người hiểu rõ câu hỏi trong khảo sát

Những chuyên gia am hiểu tâm lý con người

Mục đích nghiên cứu

Số liệu thống kê, biểu đồ giúp doanh nghiệp xác định tỉ lệ người dùng và các đáp án, từ đó đưa ra phương pháp kinh doanh thích hợp

Khai phá, đào sâu tâm lý con người, tìm ra những gì sâu bên trong và không được thể hiện ở bên ngoài

 

5. Kết luận 

Mong rằng với bài viết này, SAPP đã giúp các bạn phân biệt giữa Quantitative Research và Qualitative (Nghiên cứu định lượng và định tính). Nếu có những thắc mắc liên quan đến môn học Quantitative Method và việc học CFA, đừng ngại ngần inbox fanpage hoặc website của SAPP nhé.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Khám phá các loại rủi ro trong đầu tư tài chính PHỔ BIẾN

Trong đầu tư, rủi ro tài chính là điều mà những doanh nghiệp luôn cố...

Bí Quyết Đạt CFA Level 1 Top 10% Thế Giới Của Chàng Sinh Viên Năm 3

Gặp gỡ Đinh Hoàng Nam Khánh, chàng sinh viên năm 3 sôi nổi và đầy...

Checklist ôn thi Derivatives CFA (công cụ phái sinh) đầy đủ nhất

Derivatives CFA là 1 trong 10 môn học quan trọng của chương trình CFA, cung...

“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

CFA Scholarship 2022: CFA Institute Chính Thức Mở Đơn Đăng Ký Nhận Học Bổng Access Scholarship Và Women’s Scholarship

Lệ phí thi CFA vốn là một trong số những khoản phí không dễ để...

Tự do tài chính là gì? Bí quyết nào để đạt được tự do tài chính

Tự do tài chính là gì? - Financial Freedom là khi con người đủ năng lực...

【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là...

#1 Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Ra Sao? Ưu – Nhược Điểm

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về trái phiếu, đặc biệt là...