Bí Quyết Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Bởi nó quyết định đến việc bạn đầu tư vào một doanh nghiệp có đúng đắn, có mang lại lợi nhuận hay không? Cùng SAPP tìm hiểu các bí quyết phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp chuẩn xác, hiệu quả nhất.
1. Khả năng sinh lời là gì?
Khả năng sinh lời là một con số cho thấy được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian dài, giả sử các điều kiện hoạt động là không đổi.
Để xác định được liệu một cổ phiếu của công ty có đáng để đầu tư hay không, những nhà phân tích sẽ đánh giá khả năng sinh lợi của công ty khi đưa ra khuyến nghị mua và bán .
2. Quy trình phân tích khả năng sinh lợi
Giống như hầu hết các nội dung phân tích khác, quy trình phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng gồm 3 bước: đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của khả năng sinh lợi giữa kỳ phân tích với kỳ gốc và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị.
-
Đánh giá khái quát về khả năng sinh lợi
Để đánh giá được khái quát khả năng sinh lợi, các nhà phân tích phải tính ra trị số của chỉ tiêu và phản ánh khả năng sinh lợi (sức sinh lợi hoặc tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng) tiếp theo so sánh trị số kỳ phân tích với kỳ gốc, so với trị số bình quân ngành hoặc so với các đối thủ cạnh tranh để biết được tình hình biến động về khả năng sinh lợi cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng về xu hướng lẫn nhịp điệu tăng trưởng
-
Phân tích nhân tố ảnh hưởng
Trong bước này, trên cơ sở xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, các nhà phân tích có thể sử dụng kỹ thuật loại trừ, kỹ thuật mô hình Dupont hay kỹ thuật kết hợp (kết hợp giữa kỹ thuật Dupont với kỹ thuật loại trừ) để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu để phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Kỹ thuật loại trừ được sử dụng dưới dạng thay thế liên hoàn được áp dụng trong trường hợp phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giữa kỳ gốc và kỳ phân tích dựa trên cơ sở công thức xác định khả năng sinh lợi của từng loại đối tượng.
-
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị
Trên cơ sở tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, những nhà phân tích sẽ rút ra nhận xét và chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng cũng như kiến nghị các giải pháp để nâng cao khả năng sinh lợi trong kỳ tới. Đề nghị mang tính khả thi và cần thiết để liên hệ với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
3. Các bước phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Bước 1: Đánh giá khái quát về khả năng sinh lợi của tổng tài sản
Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tổng tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh các trị số của chỉ tiêu ROA giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc hay so với bình quân ngành hoặc so với các đối thủ cạnh tranh.
Trị số của chỉ tiêu này càng tăng,càng thể hiện khả năng sinh lời của tổng tài sản càng cao từ đó càng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Tuy nhiên, tại các công ty đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu hay lượng tài sản lớn (công nghiệp nặng, khai khoáng,…) sẽ có trị số thấp hơn so với trị số của chỉ tiêu này ở những ngành khác.
Chỉ tiêu này rất hữu ích trong việc xem xét khả năng sinh lợi của tổng tài sản theo thời gian của doanh nghiệp với bình quân của ngành để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi về khả năng sinh lợi của tổng tài sản tại doanh nghiệp.
Trong khi đó, trị số của chỉ tiêu thay đổi đáng kể giữa các ngành là vì quy mô lượng vốn của một công ty vào các lĩnh vực nhất định là hoàn toàn khác biệt. Đối với nhà đầu tư, chỉ tiêu ROA được gọi là một công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản
Bước 2: Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của tổng tài sản theo công cụ Dupont kết hợp loại trừ
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu ROA và tận dụng được những lợi thế của công cụ Dupont , những nhà phân tích sử dụng kết hợp giữa mô hình Dupont với công cụ loại trừ ( cụ thể là kỹ thuật số chênh lệch).
Theo đó , sau khi biến đổi công thức gốc của ROA trên cơ sở Dupont về dạng [8.26] , các nhà phân tích sẽ sắp xếp lại trật tự các nhân tố theo công cụ loại trừ, nghĩa là:
ROA = TAT x ROS
Từ đây, ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ROA sẽ được xác định theo công cụ loại trừ ( dạng số chênh lệch). Cụ thể:
Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT:
(TAT1 – TAT0) x ROS0
Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS:
TAT1 x (ROS1 – ROS0)
Trong đó:
– ROS0, ROS1 : Sức sinh lợi của doanh thu thuần kỳ gốc, kỳ phân tích.
– TAT0, TAT1 : Số lần luân chuyển của tài sản kỳ gốc, kỳ phân tích.
Bước 3: Tổng hợp phản ánh của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị
Dựa trên kết quả phân tích của các nhân tố ảnh hưởng ở bước 2, ta tổng hợp được ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của tổng tài sản.
Trên đây là những bí quyết phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp đã được SAPP tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Tuy nhiên, khả năng sinh lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn muốn tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, việc am hiểu thị trường và các chỉ số Tài chính vô cùng quan trọng. Chương trình CFA sẽ đáp ứng đủ cho bạn những kiến thức đó. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở đào tạo CFA uy tín, tham khảo khoá học CFA Online “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hoá” tại SAPP Academy. Với lộ trình đào tạo toàn diện, cá nhân hoá theo năng lực của từng học viên, bạn được tiếp cận kiến thức chuẩn hoá và biết cách vận dụng vào thực tế,
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!