CFA20/06/2024

#[Tìm Hiểu] Ratio Analysis Là Gì? Các Loại Phân Tích Tỉ Lệ

 

Phân tích tỉ lệ – Ratio Analysis là phương pháp định lượng các dữ liệu có trong báo cáo tài chính để đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

ratio analysis

Để đọc hiểu được báo cáo tài chính, các nhà đầu tư cần thực hiện phân tích tỉ lệ (Ratio analysis). Có rất nhiều chỉ số cần phải phân tích trong ratio analysis yêu cầu lượng kiến thức cao về chuyên ngành tài chính. Vậy Ratio Analysis là gì? Cùng SAPP tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

ratio analysis

Phân tích tỉ lệ – Ratio Analysis là nền tảng của phân tích cơ bản. Các nhà phân tích sử dụng các phương pháp định lượng các dữ liệu có trong báo cáo tài chính để đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

ratio analysis

Ratio analysis được sử dụng khi nhà phân tích cần đánh giá chỉ số kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Những thông tin sau khi phân tích tỷ lệ được coi như một bằng chứng vô cùng uy tín cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với những nhà quản trị, ratio analysis này cung cấp thông tin về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và chỉ ra những dấu hiệu của rủi ro. Nhờ đó, họp bàn và xem xét đưa ra phương án phát triển cho kỳ tới. Ngoài ra, dữ liệu từ ratio analysis đem tới sự so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp này so với mức trung bình của ngành hàng. 

ratio analysis

• Tỷ lệ thanh khoản (Liquidity Ratios)

Liquidity ratio – Chỉ số thanh khoản là một trong những chỉ số tài chính quan trọng mà các nhà kinh tế cần phải quan tâm khi bắt đầu với ratio analysis. Liquidity ratio bao gồm những chỉ số giúp cho nhà quản trị đo lường được khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn trong vòng một năm của doanh nghiệp mà không cần huy động vốn ở bên ngoài. Liquidity ratio bao gồm rất nhiều chỉ số, trong đó có 3 chỉ số chính mà các nhà đầu tư hay gặp nhất, đó là: 

  • Current Ratio 

  • Quick Ratio 

  • Cash Ratio

• Tỷ suất sinh lời (Profitability Ratios)

Phân tích Profitability ratios (các chỉ số lợi nhuận) là 1 trong những cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính hay đầu tư đảm bảo cho mục tiêu sinh lời của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại tỷ suất sinh lời khác nhau để xác định tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát thành 2 loại tỷ suất điển hình như sau:

  • Margin Ratios: là các chỉ số giúp nhà quản trị xác định và đo lường được tình trạng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi từ doanh số bán hàng thành lợi nhuận đang ở mức độ hiệu quả nào.

  • Return Ratios:  là những chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông trong doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh của công ty.

• Tỷ số doanh thu (Turnover ratio)

Các doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận làm mục tiêu chính. Vì vậy, các chỉ số liên quan tới lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu. Nhà quản trị, các nhà đầu tư,… phân tích chỉ số này để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ quan thuế vô cùng quan tâm tới tỷ số doanh thu bởi nó ảnh hưởng tới mức thuế mà doanh nghiệp phải trả. 

Những tỷ số doanh thu thường gặp khi sử dụng ratio analysis là:

  • Tỷ lệ lợi nhuận ròng

  • Tỷ lệ lợi nhuận gộp 

  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 

• Hệ số khả năng thanh toán (Solvency Ratios)

Hệ số khả năng thanh toán đánh giá khả năng chi trả cho các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích chỉ số này, các nhà quản trị có thể dự đoán được liệu khả năng tồn tại của doanh nghiệp này ra sao. 

Những chỉ số thường gặp của hệ số này có thể kể tới:

  • Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-Equity Ratio): Bằng cách chia nợ trên vốn, các nhà phân tích sẽ nhìn nhận một cách cơ bản về chính sách phân bổ tài chính của doanh nghiệp đó. 

  • Tỷ lệ sở hữu (Proprietary Ratio): Mỗi doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau. Việc sử dụng tỷ lệ này nhằm phân tích cách mà doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn có hợp lý hay không.

Tạm kết: Bài viết này SAPP Academy đã cung cấp cho bạn những thông tin về: “Ratio Analysis là gì? Các loại phân tích tỉ lệ”. Tuy nhiên, để trở thành một người phân tích tài chính thành công, trau dồi thêm những kiến thức khác chưa bao giờ là đủ. Truy cập ngay  website hoặc fanpage  của SAPP để tìm hiểu thêm nhiều chỉ số mới về tài chính nhé! 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Equity Investment Là Gì? Sơ Lược Môn Equity Investment CFA

Equity Investment là gì? Đây một môn học cung cấp kiến thức liên quan đến...

#Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Ethical And Professional Standards CFA

Ethical and Professional Standards CFA là môn học về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp,...

Có Nên Học Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc...

#Kỳ Thi CFA Trên Máy Tính Diễn Ra Như Thế Nào

Thi CFA như thế nào? Viện CFA thay đổi từ hình thức thi truyền thống...

Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Tối Ưu Chi Phí

Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cách triển khai...

#Ví Dụ & Các Hình Thức Đầu Tư Gián Tiếp Nước Ngoài Hiện Nay

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là có nghĩa là nhà đầu tư thực...

Ngành Kinh Tế Tài Chính Là Gì? Xu Hướng Cơ Hội Nghề Nghiệp

Ngành Kinh tế tài chính đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về tài chính,...

Average Total Assets (Tổng tài sản trung bình) là gì?

Average Total Assets là gì? Nếu bạn là người đã từng tìm hiểu và tiếp...