CFA20/06/2024

Có Nên Học Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Có nên học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không? Đây chắc chắn là băn khoăn của nhiều người trước bối cảnh các ngân hàng đang khắt khe hơn trong việc tuyển chọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức khỏe Tài Chính. Do đó, việc lựa chọn bằng cấp và chứng chỉ có giá trị và phù hợp với khả năng rất quan trọng đối với tất cả nhân sự có ý định hoặc đã, đang làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Ở bài viết này, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu cụ thể có nên học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không để có câu trả lời phù hợp với định hướng phát triển của mình.

1. Sơ lược về bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng

Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng được đánh giá là minh chứng đáng tin và đảm bảo chắc chắn nhất về quá trình nghiên cứu và tích lũy kiến thức đáng kể về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Để đánh giá được giá trị cao thấp của bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, danh tiếng của trường đại học đào tạo quyết định rất nhiều. Nếu bạn học văn bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng ở trường đại học nổi tiếng được nhiều người biết đến sẽ có giá trị hơn so với những trường danh tiếng thấp.

Để học chương trình Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, các bạn có thể học tại Việt Nam hoặc đi du học tại các quốc gia phát triển tại châu Âu, châu Mỹ,… Chi phí để theo học văn bằng này không nhỏ và trung bình, một người sẽ mất khoảng 1,5 – 2 năm để hoàn thành toàn bộ chương trình học.

thạc sĩ tài chính

=> Xem Thêm: #Sở Hữu Chứng Chỉ CFA Với Khóa Học CFA Online tại SAPP Academy

2. Có nên học thạc sĩ tài chính ngân hàng?

Tài chính Ngân hàng luôn là một ngành nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Dù ngày càng có nhiều lĩnh vực, ngành nghề tiềm năng nhưng đối với một đất nước, Tài chính Ngân hàng vẫn là một ngành rất quan trọng, được xem là “nhựa sống” của quốc gia đặc biệt là đặt trong bối cảnh thời đại với tốc độ kinh tế phát triển nhanh hơn, các nước trên thế giới đề cao văn hóa hội nhập và quốc tế hóa như hôm nay.

Việc lựa chọn học cao lên vị trí Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức về ngành và nâng cao những kỹ năng để thực hành khi làm việc thực tế. Bên cạnh đó, khi hoàn thành văn bằng Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, nhân sự sẽ có khả năng làm việc độc lập hiệu quả hơn mà không phụ thuộc nhiều vào người khác. Ngoài kiến thức chuyên môn ngành, chương trình thạc sĩ còn giúp các bạn bổ sung thêm khả năng ngoại ngữ cần thiết cho quá trình làm việc tại Ngân hàng.

Do đó, nếu bạn muốn tăng kiến thức và khẳng định bản thân ở một vị trí cao hơn trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng thì việc học văn bằng thạc sĩ cũng là một điều đáng để cân nhắc.

3. Điều kiện để học cao học Tài chính – Ngân hàng là gì?

Để tham gia vào chương trình học Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, người học sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu đầu vào sau:

  • Những người muốn học lên hàm thạc sĩ trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng phải là người đã tốt nghiệp đại học với chuyên ngành đúng hoặc sát với ngành chuẩn bị học thạc sĩ.

Cử nhân một số ngành đủ điều kiện học thi lên Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng như: tài chính, Tài chính ngân hàng, Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Đầu Tư, Đầu tư quốc tế, Bảo hiểm,…

Hoặc những ngành gần với Tài chính Ngân hàng có thể kể đến như: Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế học, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, khi đăng ký chương trình học Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, những đối tượng thuộc các ngành này sẽ phải bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môn học Tài chính – Ngân hàng tại chính ngôi trường chuẩn bị theo học Thạc sĩ mới đủ điều kiện để dự thi. 

  • Bên cạnh đó, đối với một số trường đào tạo, các bạn cũng sẽ phải đáp ứng thêm những điều kiện do trường đó đặt riêng để đủ điều kiện đăng ký và dự thi.

Ví dụ: Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội yêu cầu thí sinh đầu vào nếu thuộc các khối ngành như: Dịch vụ vận tải, Khoa học Quản lý, Ngôn ngữ, Lâm nghiệp và thủy sản,… phải có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm và bổ sung kiến thức cơ bản nếu muốn đăng ký học thi chương trình Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng.

điều kiện học thạc sĩ tài chính

4. Nên học thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ở đâu?

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, không hiếm trường đào tạo chương trình Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Rất khó để đưa ra được những cái tên cụ thể, bởi, tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu cũng như kinh phí mà mỗi người sẵn sàng bỏ ra cho chương trình học, ngôi trường tương ứng với mỗi người sẽ khác nhau.

Đối với những trường đại học công lập, yêu cầu đầu vào của chương trình sẽ cao hơn và khó vượt qua hơn. Bởi vậy, người học sẽ phải ôn luyện kỹ cũng như nắm chắc kiến thức hơn để tăng khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, nếu lựa chọn trường đại học tư thục, mức độ cạnh tranh sẽ thấp hơn.

Do đó, bạn cần cân nhắc mục tiêu cũng như khả năng của mình để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất.

Tạm kết

Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng sẽ là một văn bằng giúp bạn nâng cấp được giá trị của mình trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính. Hy vọng những thông tin SAPP Academy đã đề cập trên đây sẽ giúp bạn xác định được có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng hay không?

Nếu bạn có ý định phát triển lâu dài về mảng Ngân hàng – Tài chính thì ngoài văn bằng trên, các bạn có thể cân nhắc và tìm hiểu CFA – một chứng chỉ có giá trị toàn cầu và được rất nhiều nhân sự Ngân hàng theo đuổi vì lợi ích nghề nghiệp nhận được rất lớn. 

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ đào tạo CFA uy tín giúp bạn chinh phục được văn bằng CFA, trong đó, SAPP Academy được đánh giá là một trong những học viện đào tạo ứng viên CFA hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn còn băn khoăn lo ngại về vấn đề học phí, địa điểm học không tiện, thời gian học thiếu linh hoạt khi học trực tiếp tại trung tâm thì các bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online – giải pháp đào tạo CFA toàn diện được SAPP Academy thiết kế để giúp bạn có thể học CFA chất lượng mà không còn lo ngại những vấn đề đã đề cập bên trên.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

dang ky khoa hoc cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Ngành Kinh Tế Phát Triển Là Gì? Mức Lương Và Cơ Hội Việc Làm

Ngành Kinh tế phát triển là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển...

#Học CFA Ở Đâu TPHCM | Top 7 Địa Chỉ Đào Tạo CFA Uy Tín

Nên học CFA ở đâu TPHCM? Lựa chọn được một trung tâm đào tạo uy...

#Chứng Chỉ CFA Để Làm Gì? | Thông Tin Tìm Hiểu Về CFA

Chứng chỉ CFA để làm gì? CFA là một chứng chỉ thuộc về lĩnh vực...

​​​​​​​Đầu Tư Công Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Vốn Đầu Tư Công?

Bạn muốn hiểu rõ "đầu tư công là gì?” Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn...

[Cập nhật] Những Thay Đổi Chính Chức Trong Curriculum CFA 2023

Mỗi năm, viện CFA đều thay đổi chương học nhằm mang tới kiến bám sát...

#ROS Là Gì? Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Xung Quanh Chỉ Số ROS

  Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu – Return On Sales (ROS) là tỷ...

10 Điểm Khác Biệt Giữa 2 Kỳ Thi CFA Level 1 và CFA Level 2

Vượt qua kỳ thi CFA Level 1 là cột mốc đầu tiên trong hành trình...

#[Giải thích] Chỉ số thanh khoản (liquidity ratio) là gì?

  Liquidity ratio – Chỉ số thanh khoản là một trong những chỉ số tài...