CFA20/06/2024

​​​​​​​Phương Pháp Đầu Tư Top-Down Và Bottom-Up Là Gì?

Phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up là hai phương pháp phân tích mà nhà đầu tư nào tham gia giao dịch cũng cần phải tìm hiểu. Phân tích là cách giúp cho bạn có thể đánh giá về các mã chứng khoán, các mã ngành, cũng như những xu hướng và lĩnh vực khác nhau để xác định tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư trong tương lai. Đây là một trong số các chìa khóa để quá trình đầu tư luôn thành công khi áp dụng những phương pháp phân tích phù hợp với những chiến lược đầu tư đã đề ra. Vậy hai phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up này thực chất là gì? Cùng theo dõi nhé!

1. Đầu tư từ trên xuống (Top-Down)

Đầu tư từ trên xuống (hay còn gọi là Top-Down) là phương pháp phân tích bắt đầu bằng việc xem xét trước tình hình về kinh tế vĩ mô và thị trường tổng thể sau đó mới bắt đầu tiến hành đánh giá đến các yếu tố thấp hơn như tìm kiếm từng loại cổ phiếu riêng lẻ để đưa ra quyết định đầu tư. 

Các nhà đầu tư chứng khoán sẽ sử dụng phương pháp đầu tư này thường bắt đầu bằng việc xem xét các điều kiện kinh tế vĩ mô như tổng thể các sản phẩm quốc nội GDP. Sau đó thì các nhà đầu tư sẽ xem xét từng ngành cụ thể để chọn ra những ngành có thể mang đến kết quả khả quan. Để từ đó, các nhà đầu tư mới phân tích sâu hơn về các công ty, doanh nghiệp trong ngành để chọn ra những mã cổ phiếu có khả năng hoạt động tốt.

Phương pháp đầu tư Top-Down

2. Đầu tư từ dưới lên (Bottom-Up)

Bottom-Up hay hình thức đầu tư từ dưới lên là phương pháp đầu tư dựa trên quá trình phân tích những chỉ số cơ bản và định tính của mỗi loại cổ phiếu chứng khoán và thường không hay chú ý đến những xu hướng hay chu kỳ thị trường.

Các nhà đầu tư Bottom-Up thường sẽ tập trung tìm kiếm các công ty mà họ cho rằng sẽ hoạt động tốt hơn so với các công ty khác trong cùng ngành và theo cùng thời gian. Những nhà đầu tư thường ít xem xét đến những điều kiện của thị trường, những chỉ số kinh tế vi mô và toàn ngành nói chung.

Phương pháp đầu tư Bottom-Up

3. Nên chọn phương pháp đầu tư nào?

3.1. Phương pháp phân tích Top-Down

Đây chính là góc nhìn từ trên xuống, giống như một người quan sát từ trên đỉnh núi nhìn xuống. Ở góc nhìn tiếp cận này, các nhà đầu tư sẽ phân tích từ bối cảnh vĩ mô xuống phân tích ngành rồi sau đó mới đến phân tích doanh nghiệp, cuối cùng chính là phân tích kỹ thuật. Đây là góc nhìn mà đòi hỏi cần phải có sự am hiểu lớn về phân tích vi mô để tìm ra đúng được bối cảnh và đúng ngành để đầu tư.

  • Về ưu điểm

Phương pháp đầu tư Top-Down này là giúp nhà đầu tư có được góc nhìn toàn cảnh, hiểu biết vô cùng sâu rộng về vấn đề, không chịu tác động bởi sự vận động phức tạp của các dòng tiền ngắn hạn. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này giúp cho các nhà đầu tư duy trì được sự tập trung và nhất quán trong việc lựa chọn những cơ hội đầu tư bởi vì bản chất của góc nhìn này rất ít cơ hội xuất hiện.

  • Về nhược điểm

Phương pháp đầu tư từ trên xuống này sẽ mang đến cho nhà giao dịch một góc nhìn rất chủ quan, đôi khi là bảo thủ trong quá trình nhận định cho dù nhận định đó không phải lúc nào cũng chính xác. Bên cạnh đó, phân tích vĩ mô đòi hỏi các nhà đầu tư cần rất nhiều thời gian cũng như cần phải có trải nghiệm đủ lâu để am hiểu về những vấn đề vĩ mô và xã hội.

3.2. Phân tích Bottom-Up

Ngược lại, đây là góc nhìn từ dưới lên, giống như một người nhìn từ dưới chân núi nhìn lên, dù cho không rõ bức tranh toàn cảnh nhưng lại hiểu rất rõ về những chi tiết nhỏ bởi vì có tham gia trong quá trình chinh phục. Ở góc tiếp cận này, những nhà đầu tư sẽ lọc tìm cổ phiếu có tín hiệu tốt về mặt kỹ thuật, rồi sau đó mới tiến hành chọn lọc các công ty và doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và tiếp tục đi tìm hiểu về câu chuyện đằng sau đó là gì? Câu chuyện này có thể từ bối cảnh vĩ mô ngành giúp những doanh nghiệp được hưởng lợi hoặc có thể phát triển từ chính nội lực của doanh nghiệp dù cho bối cảnh vĩ mô không thực sự quả tích cực.

  • Về ưu điểm

Phương pháp Bottom-Up này giúp cho các nhà đầu tư gần như không bỏ sót những cơ hội từ những mã cổ phiếu có tín hiệu tăng trưởng tốt và đang có được dòng tiền ưa chuộng ở trên thị trường.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ có cái nhìn một cách thực tế hơn bằng cách đi vào từng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả chứ không có đặt ra ý chí chủ quan bằng cách nhìn vĩ mô.

  • Về nhược điểm

Phương pháp này sẽ khiến các nhà đầu tư bị phân tâm vì có quá nhiều sự lựa chọn mà không biết phải lựa chọn cổ phiếu nào là tối ưu nhất. Đối với các nhà đầu tư mới chưa vững vàng tâm lý thì chắc hẳn sẽ gặp phải các dao động, bị bối rối khi mà có quá nhiều mã cổ phiếu cần phải phân tích. 

Việc nên lựa chọn phương pháp đầu tư Bottom-Up hay Top-Down thì chủ yếu phụ thuộc vào những mục tiêu đầu tư khả năng chấp nhận được rủi ro, cũng như những phương pháp mà các bạn muốn sử dụng.

Bạn có thể sử dụng một trong hai hoặc là kết hợp cả hai phương pháp đầu tư trên để tạo ra và duy trì danh mục đầu tư của bạn.

Các nhà đầu tư có các cách tiếp cận Top-Down – Đầu tư từ trên xuống để bắt đầu tìm kiếm một lĩnh vực đang có khả năng tăng trưởng tốt về sau. Sau đó chuyển sang chiến Bottom-Up – Đầu tư từ dưới lên để tìm kiếm những công ty có hoạt động nổi bật trong thị trường.

Ưu và nhược điểm của phương pháp Top-Down và Bottom-Up

3.3 Vậy thì nên chọn phương pháp Bottom-Up hay Top-Down?

Như chúng tôi đã nêu ở phía trên, việc lựa chọn cho bản thân một phương pháp đầu tư còn phải phụ thuộc vào mục tiêu và kế hoạch đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro cũng như là mong muốn của những nhà đầu tư. Các bạn có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai trong kế hoạch đầu tư của bản thân mình.

Ví dụ như: 

  • Ứng dụng phương pháp Top-Down trong giai đoạn đầu để tìm kiếm các ngành hàng, doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai.
  • Sau đó mới bắt đầu tiến hành chuyển sang phương pháp Bottom-Up chiến lược để lựa chọn ra những công ty nổi bật trong ngành và trong quá trình đầu tư.

Hai phương pháp Top-Down và Bottom-Up này hoặc cho dù là bất kỳ phương pháp phân tích tài chính nào khác thường sẽ được tạo ra với mục đích duy nhất chính là đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất cho người tham gia giao dịch, nên không có lựa chọn nào tốt hơn hay kém hơn cả. Việc những phương pháp phân tích có phát huy được tác dụng hay không còn phải tùy thuộc vào khả năng ứng dụng của các nhà đầu tư. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và có chiến lược áp dụng phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 

Nói chung cách tiếp cận theo phương pháp Top-Down hay là phương pháp Bottom-Up cũng đều có cái hay riêng. Cách tiếp cận Top-Down thì thích hợp hơn với nhà đầu tư thích nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là phân tích vĩ mô bởi vì gần như quyết định đến hiệu quả đầu tư. Còn với cách tiếp cận Bottom-Up thì sẽ phù hợp với các nhà đầu tư tích linh hoạt theo dòng tiền và thích hành động dựa vào sự chỉ dẫn của thị trường. Không có phương pháp nào được coi là sai hay đúng hoàn toàn. Các nhà đầu tư chỉ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để mà lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp với bản thân mình, giúp bạn ra quyết định chính xác hơn.

Top-Down và Bottom-Up

Tạm kết: 

Mong rằng toàn bộ thông tin  trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hai hình thức đầu từ Top-Down, Bottom-Up và những ưu nhược điểm của cả hai phương pháp đầu tư này. Chúc các bạn lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp!

Nếu các bạn đang có mong muốn trang bị thêm kiến thức từ chương rình CFA để tối ưu hiệu quả của các quyết định đầu tư nhưng chưa tìm được địa chỉ đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP. Với khóa học CFA Online toàn diện, bạn hoàn toàn được học linh động thời gian, địa điểm và giúp tiết kiệm chi phí với những ai  không đủ điều kiện học CFA trên trung tâm. Bên cạnh đó, nếu đăng ký khóa học, bạn sẽ có hệ thống cung cấp đầy đủ tài liệu và hỗ trợ bạn trong mọi hoạt động liên quan đến kỳ thi.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá xăng...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

#Nhà Đầu Tư F0 Là Gì? 5+ Lưu Ý Cho Nhà Đầu Tư F0 Nên Biết

​​​​​​​Kênh đầu tư chứng khoán hiện nay được khá nhiều người yêu thích bởi khả...

So sánh các con đường nghề nghiệp của nhà phân tích nghiên cứu

Nhà phân tích nghiên cứu (Research Analyst), mặc dù chức danh này thường thấy trong lĩnh...

Ngành Tài Chính Ngân Hàng Và Những Câu Chuyện Bạn Cần Biết

Ngành Tài chính Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động...

[Giải Đáp] Nên Học Chuyên Ngành Nào Của Tài Chính Ngân Hàng

Bạn đang đứng trước một quyết định quan trọng trong sự nghiệp - Nên học...

#1 Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Ra Sao? Ưu – Nhược Điểm

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về trái phiếu, đặc biệt là...

#Chứng Chỉ CFA Để Làm Gì? | Thông Tin Tìm Hiểu Về CFA

Chứng chỉ CFA để làm gì? CFA là một chứng chỉ thuộc về lĩnh vực...