#Ví Dụ & Các Hình Thức Đầu Tư Gián Tiếp Nước Ngoài Hiện Nay
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là có nghĩa là nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lời gián tiếp ở ngoài phạm vi quốc gia. Quỹ đầu tư gián tiếp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam chính là Quỹ Vietnam Fund. Thành lập vào năm 1991, quỹ bắt đầu đầu tư với số vốn 54,3 triệu USD. Cùng xem các ví dụ đầu tư gián tiếp nước ngoài qua bài viết nhé!
1. Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài hay Foreign Portfolio Investment (FPI) là có nghĩa là nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lời (như là mua bán tài sản,…) gián tiếp ở ngoài phạm vi quốc gia. Với hình thức đầu tư gián tiếp này, nhà đầu tư không có quyền hạn quản lý hoặc can thiệp vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư vào.
Đầu tư gián tiếp và trực tiếp từ nước ngoài luôn là hình thức thu hút vốn quan trọng cho nguồn lực tài chính của Nhà nước. Thông qua nguồn vốn này, Nhà nước sẽ thực hiện các hoạt động nhằm phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và góp phần cải thiện đời sống người dân.
2. Ví dụ về đầu tư gián tiếp nước ngoài
Quỹ đầu tư gián tiếp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam chính là Quỹ Vietnam Fund. Thành lập vào năm 1991, quỹ bắt đầu đầu tư với số vốn 54,3 triệu USD. Tại thời điểm đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được hình thành. Tuy nhiên, những quỹ đầu tư từ nước ngoài đã bắt đầu đi vào thị trường với quy mô nhỏ lẻ.
3. Hoạt động FPI ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam chỉ mới xuất hiện vào đầu những năm 90, sau khi Nhà nước bắt đầu chính sách mở cửa nền kinh tế. Từ năm 1992 – 1998, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tương đối chậm.
Tới năm 2000, nguồn vốn FPI mới có cơ hội tăng vọt với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với sự gia nhập WTO vào năm 2007, đây là điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào thị trường Việt Nam.
Trong giai đoạn này, tình hình nội địa Việt Nam có nhiều tiến triển tốt. Các mặt kinh tế, chính trị, xã hội dần đi tới ổn định. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước ngày càng có dấu hiệu tăng thêm và mở rộng kinh doanh. Thị trường chứng khoán cũng tiến bộ hơn với sự ra đời thêm Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (2005), tiếp sau đó là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (2007).
Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài dấn thân vào Việt Nam đầu tư. Vì thế mà dòng vốn từ đầu tư gián tiếp nước ngoài trong thời gian này tăng trưởng khá tốt.
Tuy nhiên, nền kinh tế lại gặp trở ngại khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện vào năm 2008. Từ đó cho tới năm 2011, nguồn đầu tư gián tiếp nước ngoài giảm mạnh, các nhà đầu tư lần lượt rút khỏi thị trường Việt Nam. Số liệu vào năm 2008 cho biết FPI khi đó âm tới 558 triệu USD.
Từ năm 2012, khủng hoảng kinh tế qua đi, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại. Mặc dù tốc độ còn thấp nhưng vẫn được coi là một dấu hiệu tích cực. Thị trường chứng khoán liên tục được tái cấu trúc với nhiều chuẩn mực mới được ban hành.
Các doanh nghiệp chứng khoán ra mắt đầy mạnh mẽ mang tới những kết quả tốt. Dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài quay lại Việt Nam. Nền kinh tế vĩ mô cũng nhờ đó mà được thúc đẩy.
Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì 2 năm sau cuộc khủng hoảng giá dầu tại Trung Quốc làm biến động thị trường chứng khoán, trong đó có Việt Nam. Điều này dẫn tới nguồn vốn từ hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài bị giảm đột ngột. Theo thống kê, vào năm 2014 FPI chỉ còn khoảng 100 triệu USD.
Tới năm 2016, nền kinh tế có dấu hiệu ổn định trở lại. Từ đó tới nay, dòng tiền từ đầu tư gián tiếp nước ngoài đã tăng trở lại. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của Covid 19 đã tác động đáng kể tới thị trường tài chính khiến FPI lại một lần nữa giảm mạnh.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp so với quy mô của toàn thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, con số vẫn biến động bất thường từ khi sinh ra tới nay.
Tạm kết: Trên đây là các ví dụ đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mong rằng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư mới mẻ này nhé. Tìm hiểu thêm các kiến thức khác về phân tích – đầu tư – tài chính tại fanpage và website của SAPP Academy!