CMA20/06/2024

Top 10 Chứng chỉ Tài chính được trả lương cao nhất hiện nay

Các cá nhân đam mê và đang theo đuổi lĩnh vực Tài chính sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, để đạt được thành công trong sự nghiệp, họ cần phải trang bị cho mình các chứng chỉ hành nghề được công nhận như U.S. CMA… Dưới đây là 10 chứng chỉ tài chính quốc tế nổi tiếng nhất trên thế giới.

1. Chứng chỉ U.S. CMA – Chứng chỉ Kế toán Quản trị

Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) hay chứng chỉ U.S. CMA là chứng chỉ được cấp bởi Viện Kế Toán Quản Trị IMA (Institute of Management Accountants). Đây là tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu với hơn 140.000 hội viên được công nhận tại 150 quốc gia.

Chương trình CMA đào tạo chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp, cung cấp kỹ năng cho Kế toán trưởng, Chuyên gia tài chính, Giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp.

Chương trình đào tạo CMA phù hợp với nhân sự kế toán – tài chính muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng Tài chính – Kế toán, chuyên viên tư vấn Kế toán quản trị, ERP, giảng viên,…Chứng chỉ U.S. CMA được các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới công nhận như Johnson & Johnson, P&G, IBM, Microsoft, Bayer và Shell…

Khi sở hữu chứng chỉ U.S. CMA đồng nghĩa với việc bạn đã sở hữu những lợi thế vượt trội như:

  • Chứng chỉ U.S. CMA tập trung vào các kỹ năng quản trị tài chính, quản trị kinh doanh và kế toán quản trị, cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí quản lý phòng Tài chính – Kế toán trong doanh nghiệp.
  • Chứng chỉ U.S. CMA cũng rất hữu ích đối với các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, các giảng viên dạy kế toán quản trị và ban lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Chương trình đào tạo CMA cung cấp kiến thức phong phú về các lĩnh vực chính của kế toán quản trị, bao gồm quản lý quỹ đầu tư, phân tích giá trị thời gian của tiền tệ và các chỉ số thị trường, quản trị rủi ro và thuế thu nhập cá nhân.
  • Bên cạnh việc tích lũy được những kiến thức quý giá và đóng góp giá trị cho doanh nghiệp, việc đạt được chứng chỉ U.S. CMA còn mở ra cơ hội thu nhập hấp dẫn với mức lương trung bình lên tới 567.944.094 VNĐ tương đương $24.226,62, tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm công việc.

Chứng chỉ CMA tập trung vào các kỹ năng quản trị tài chính, quản trị kinh doanh và kế toán quản trị

2. Chứng chỉ CFA – Phân tích đầu tư tài chính

CFA (Chartered Financial Analyst) là một trong các chứng chỉ về tài chính chuyên nghiệp được cấp cho những nhà phân tích tài chính nếu vượt qua kỳ thi và đáp ứng các điều kiện. Chứng chỉ CFA là một chứng chỉ uy tín và được sử dụng bởi hơn 31,000 doanh nghiệp trên toàn thế giới trong quy trình tuyển dụng và thăng chức.

Chương trình CFA tập trung vào quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính và cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

Để nhận chứng chỉ CFA, cần vượt qua 3 level kỳ thi, có ít nhất 4 năm kinh nghiệm và trở thành thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ. Kỳ thi CFA bao gồm 3 level tăng dần độ phức tạp theo mỗi level và chỉ dùng ngôn ngữ Tiếng Anh.

  • Level 1 cung cấp kiến thức nền tảng nên bài thi chủ yếu xoay quanh các công cụ đầu tư cơ bản.
  • Level 2 tập trung vào phân tích tài chính, bài thi sẽ có mức độ phức tạp hơn.
  • Level 3 tập trung vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch tài chính hiệu quả, bài thi yêu cầu sự tổng hợp các khái niệm, phương pháp phân tích.

CFA là chứng chỉ tài chính chuyên nghiệp được cấp cho những nhà phân tích tài chính

3. Chứng chỉ CPA – Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán

CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ kế toán viên công chứng được công nhận bởi các hội nghề nghiệp quốc tế hoặc nội địa. Tại Việt Nam, chỉ khi sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn mới trở thành kiểm toán viên có quyền điều hành cuộc kiểm toán và ký báo cáo.

Điều kiện để tham dự thi CPA bao gồm bằng cấp và kinh nghiệm làm việc theo yêu cầu. Chương trình thi CPA gồm 6 môn thi viết với thời lượng thi 180 phút mỗi môn và 1 môn ngoại ngữ trong 5 ngoại ngữ thông dụng (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức) với hình thức thi viết trong thời gian 120 phút.

Chứng chỉ CPA Việt Nam và CPA Australia là các chứng chỉ kế toán – kiểm toán uy tín và có giá trị trên nhiều quốc gia trên thế giới. Để đăng ký được chứng chỉ này, cần phải làm hồ sơ xét duyệt đầu vào và đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp và thành tích.

4. Chứng chỉ FRM® – Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính

FRM® (Financial Risk Manager) là một chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính được GARP (Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro toàn cầu) tổ chức thi và cấp phát, là chứng chỉ này có uy tín cao và được công nhận trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản và tài chính. Chứng chỉ FRM® phù hợp với các nghề nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán và Quản trị tài chính doanh nghiệp.

GARP đã bắt đầu trao chứng chỉ FRM® từ năm 1997 và đã có hơn 150,000 ứng viên đăng ký tham gia chương trình. Hiện nay, hơn 32,000 chuyên gia giữ chứng chỉ FRM® làm việc tại gần 150 quốc gia trên toàn thế giới và số lượng ứng viên đăng ký chương trình FRM® tăng nhanh trong những năm gần đây. Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Singapore và Hồng Kông là những quốc gia đứng đầu về số lượng chuyên gia giữ chứng chỉ FRM®.

Chương trình học FRM® tập trung vào ứng dụng thực tiễn của kiến thức về quản trị rủi ro. Chương trình này gồm hai phần, trong đó Part I tập trung vào các kiến thức cơ bản về định lượng và tính toán rủi ro, còn Part II đi sâu vào tính toán và phòng ngừa các loại rủi ro tài chính quan trọng cùng với các quy định pháp lý liên quan.

5. Chứng chỉ CFP – Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính

Chứng chỉ Chuyên gia Hoạch định Tài chính (Certified Financial Planner – CFP) là một sự công nhận chuyên môn chính thức trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm,… Chứng chỉ được cấp và trao bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận Hoạch định Tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards) cho những người đã vượt qua thành công các kỳ thi ban đầu của Hội đồng CFP và tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục hàng năm để duy trì kỹ năng, bằng cấp của mình.

Để nhận được chứng chỉ CFP, ứng viên cần đáp ứng yêu cầu về giáo dục, bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm làm việc và đạo đức nghề nghiệp. Yêu cầu giáo dục bao gồm việc có bằng cử nhân hoặc cao hơn từ một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận bởi Bộ Giáo dục Mỹ và hoàn thành các khóa học cụ thể về hoạch định tài chính. Kinh nghiệm chuyên môn cần ít nhất 3 năm toàn thời gian trong ngành hoặc 2 năm học việc. Ngoài ra, các ứng viên, chủ sở hữu chứng chỉ CFP phải tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp, thường xuyên tiết lộ thông tin về sự tham gia của họ trong nhiều lĩnh vực và Hội đồng CFP cũng tiến hành kiểm tra lý lịch đối với tất cả các ứng viên trước khi cấp chứng nhận.

Bài thi CFP bao gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm về hơn 100 chủ đề liên quan đến hoạch định tài chính, bao gồm các lĩnh vực chủ đề khác nhau với trọng số riêng. Các câu hỏi kiểm tra chuyên môn của ứng viên trong việc thiết lập mối quan hệ kế hoạch khách hàng và khả năng phân tích, phát triển, giao tiếp, thực hiện và giám sát các khuyến nghị mà họ đưa ra cho khách hàng. Cập nhật mới nhất về trọng số được công bố trên trang web của Hội đồng CFP.

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính CFP

6. Chứng chỉ CIMA – Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc

CIMA (Hiệp hội Kế toán Quản trị công chứng Anh Quốc) được thành lập năm 1919, hiện có hơn 227.000 hội viên và học viên tại 179 quốc gia trên toàn cầu. Chứng chỉ CIMA được công nhận rộng rãi về quản trị tài chính và chiến lược quản trị trên toàn thế giới. Chứng chỉ cung cấp kiến thức thực tế cho người học để giúp họ thành công trong các vị trí quản lý.

Điều kiện nhập học CIMA không có yêu cầu gì, mọi học viên trên 16 tuổi đều có thể tham gia, đồng thời học viên không cần tham gia kỳ thi đầu vào. Để đăng ký ban đầu, học viên chỉ cần điền thông tin trực tuyến theo mẫu đăng ký của CIMA. Ngoài ra, đối với những học viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán và Quản trị, nếu có khả năng, họ sẽ được miễn qua một số môn và cần phải nộp bằng tốt nghiệp đại học (dịch sang tiếng Anh và công chứng) và bảng điểm các năm đại học (dịch sang tiếng Anh và công chứng). Đối với những học viên đã hoàn thành một số môn ACCA, nếu có khả năng, họ cũng sẽ được miễn qua một số môn và cần phải nộp bảng điểm ACCA.

Chương trình học CIMA gồm 17 môn, hiệp hội CIMA không yêu cầu học viên có chứng chỉ tiếng Anh, tuy nhiên, để học tốt chương trình CIMA, học viên cần có trình độ tiếng Anh tương đương bằng C hoặc IELTS 5.0.

Xem thêm: So Sánh CIMA và CMA – Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Dành Cho Bạn?

7. Chứng chỉ ACCA – Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc

Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ tài chính được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc với chương trình chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán.

ACCA không yêu cầu thi đầu vào và học viên tham gia có thể là đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, sinh viên năm 2, 3 & 4 đại học đã học xong môn chuyên ngành theo yêu cầu, có chứng chỉ của ACCA như chứng chỉ FIA hoặc chứng chỉ CAT. Điều kiện để nhận bằng ACCA: học viên phải thi đậu 14 môn, hoàn thành môn Đạo đức nghề nghiệp và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Chương trình học của ACCA bao gồm hai cấp độ, bao gồm cấp độ Nền Tảng – Foundation (F1 – F9) và cấp độ Chuyên Nghiệp – Profession (P1 – P7). Pass rate cho các môn thi trong chương trình này dao động từ 28% đến 90%.

Chứng chỉ ACCA

8. Chứng chỉ CAIA – Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế

CAIA là chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, tập trung vào các khoản đầu tư thay thế như Quỹ đầu cơ, Quỹ đầu tư mạo hiểm, Công ty tư nhân, Bất động sản, Hàng hóa, Sản phẩm cấu trúc và các loại hình đầu tư khác.

Hiệp hội CAIA tính đến năm 2019, có hơn 10.000 thành viên CAIA trên toàn thế giới. Để đạt được chứng chỉ CAIA, người thi cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức, và duy trì tư cách thành viên của Hiệp hội CAIA.

Chương trình CAIA có hai cấp độ, tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và các chủ đề nâng cao về đầu tư thay thế, cả hai cấp độ đều có phạm vi toàn cầu và chú trọng đạo đức và ứng xử. Kỳ thi có thể tham dự từ bất kỳ đâu trên thế giới và lệ phí khoảng $3000 với tỷ lệ đậu chứng chỉ khá cao, khoảng 70% và thời gian hoàn thành khoảng 12 đến 18 tháng.

9. Chứng chỉ ChFC – Chứng chỉ tư vấn tài chính

Chương trình ChFC của tổ chức American College tương tự như CFP, tập trung vào kiến thức về lập kế hoạch tài chính chuyên nghiệp. ChFC trang bị kiến thức về bảo hiểm, thuế, hưu trí, đầu tư và kinh doanh bất động sản. Khoảng 40.000 người đã đạt được chứng chỉ ChFC kể từ năm 1982. Chương trình bao gồm các lĩnh vực như quản lý quỹ đầu tư, phân tích giá trị thời gian của tiền tệ, quản trị rủi ro và thuế thu nhập cá nhân.

Kỳ thi bao gồm 3 bài trắc nghiệm và một bài tập tình huống. Lệ phí khoảng $3,000 và tỷ lệ đậu chứng chỉ là khoảng 70%.

10. CMT – Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường

Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường (CMT) được cấp bởi Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường (MTA) và là chứng chỉ đào tạo ở mức cao nhất trong ngành. Chương trình CMT gồm 3 cấp độ, với cấp độ I tập trung vào kiến thức cơ bản về phân tích chứng khoán. Trong các kỳ thi gần đây, môn đạo đức giao dịch đã được đưa vào chương trình và được xem là yếu tố quan trọng trong đánh giá. Cấp độ II yêu cầu ứng dụng các công cụ kỹ thuật và cấp độ III đánh giá khả năng tổng hợp và hệ thống hóa phân tích kỹ thuật và chiến lược đầu tư.

Tạm kết

Mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, địa điểm làm việc, ngành nghề và các chứng chỉ tài chính mà một cá nhân sở hữu. Tuy nhiên, các chứng chỉ SAPP Academy đã bật mí trong bài viết được coi là những chứng chỉ có tính chất chuyên môn cao và được công nhận rộng rãi trên thế giới, do đó có thể giúp cá nhân tăng cơ hội tìm được công việc tốt hơn và có mức lương cao hơn.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Thiết Lập Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình Tiền Lương Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp

Kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương giúp đảm bảo tính chính xác và...

Khám Phá Mức Lương Của Nhân Sự Kế Toán Quản Trị – Tài Chính Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là đòn bẩy lý tưởng để nhân sự Kế toán...

Kế toán giá thành – Bạn đã biết gì về vị trí công việc này?

Kế toán giá thành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công...

CMA Part 2 Section B: Corporate Finance

Bạn đang tìm hiểu CMA Part 2 Section B và tò mò không biết môn...

Khái niệm và cách xác đỊnh dòng tiền từ hoạt động tài chính

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc tạo ra dòng tiền từ hoạt động tài chính...

Quản Trị Chi Phí Là Gì? Cách Kiểm Soát Chi Phí Cho Doanh Nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc quản trị chi...

“Bí quyết” kiểm soát dòng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả

Quản trị tài chính của một công ty trong giai đoạn phát triển, tiền mặt...

Financial Analyst là gì? Giải mã sức hút nghề Phân tích Tài chính

Trong số các vị trí tại lĩnh vực tài chính, Financial Analyst (chuyên gia phân tích...