ACCA30/05/2024

Audit Associate Deloitte “Bật Mí” Quá Trình Học Và Thi AA/F8 Giúp Tối Ưu Tỷ Lệ Đỗ

Phạm Lan Phương – cô gái “con nhà người ta” khi vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương Hà Nội đã “ẵm” ngay job xịn đúng chuyên ngành tại Deloitte và còn xuất sắc đạt học bổng ACCA Futurist năm 2021. Hãy cùng SAPP khám phá bí quyết giúp cô nàng này thành công “vượt ải” AA/F8 trong kỳ thi ACCA tháng 9/2022 nhé!

“Học ACCA giúp mình có góc nhìn tổng quan hơn về ngành Tài chính – Kế toán”

Cô bạn gen Z tài năng Phạm Lan Phương – Audit Associate I Deloitte

Lan Phương chia sẻ: “ACCA là chứng chỉ vô cùng giá trị bởi nó mang lại cho mình góc nhìn tổng quan hơn về ngành Tài chính – Kế toán nói chung và Kiểm toán nói riêng khi học F8 trong ACCA. Từ AA/F8, mình có thể biết được tổng quan một cuộc kiểm toán sẽ diễn ra như thế nào, các thủ tục mình cần thực hiện khi làm kiểm toán các phần hành là gì. Hầu hết các phần hành học ở F8 như: Fixed Asset, Payroll,… đều có thể áp dụng vào công việc hiện tại của mình”.

Với những bạn có ước mơ trở thành Audit Associate tại BIG4 thì bên cạnh AA/F8, Lan Phương khuyên các bạn nên bổ sung thêm FA/F3 và FR/F7 vì đây là kiến thức nền của kế toán. Khi hoàn thiện hai môn học này thì có thể học AA/F8 để biết về các thủ tục dùng cho kiểm toán các phần hành.

Một số khó khăn khi vừa đi làm vừa đi học ACCA

Khó khăn lớn nhất của Lan Phương khi học ACCA là về mặt thời gian. Cô nàng chia sẻ thêm: “Thời gian mình thi AA/F8 là tháng 9, trước đó lại rơi vào đúng mùa review báo cáo tài chính, deadline dồn dập nên khá bận. Việc sắp xếp thời gian để học vô cùng khó khăn. May thay là SAPP có chương trình Tutor, mình có thể học online theo lịch linh hoạt. Nhờ chương trình này, mình có thể dành thời gian rảnh để hệ thống kiến thức một cách rõ ràng hơn mặc dù không có nhiều thời gian lên lớp offline nghe thầy cô giảng”.

Có tồn tại khoảng cách giữa ôn tập và thực tế thi F8 tại kỳ tháng 9/2022?

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình ôn tập F8, theo Lan Phương các phần khiến cô bạn hoang mang nhất đó là:

1. Cách triển khai ý khi làm bài viết vì nếu viết không đúng trọng tâm, lan man, không logic thì cho dù viết dài cũng không được điểm tối đa trong bài tự luận.

2. Phải nhớ rất nhiều lý thuyết, trong đó có nội dung về: 5 biện pháp kiểm soát và có bao nhiêu yếu tố cần có trong một hệ thống kiểm soát.

3. Kiến thức khó nhất có lẽ là Kiểm soát nội bộ (Internal control): Đây là 1 trong 3 bài tập tự luận cần biết cách triển khai ý.

Dù F8 ACCA là một biển kiến thức rất rộng nhưng với cách giảng đầy nhiệt huyết từ cô Yến của SAPP, Lan Phương đã có thêm được rất nhiều kiến thức hay ho trong quá trình học. Bởi cô Yến là một giảng viên có kiến thức kiểm toán sâu sắc được đúc kết từ thực tế nên trong bài giảng cô lồng ghép rất nhiều ví dụ dễ hiểu. Nhờ những case study ở các buổi học này mà cô nàng Audit Associate của Deloitte biết thêm rất nhiều kiến thức mới về các loại kiểm toán vì trước đó Phương mới chỉ biết tới Kiểm toán Báo cáo tài chính.

Khi đi thi thật, Phương “bật mí” rằng hầu hết các phần trong bài tự luận đều rơi vào 3 dạng bài viết đã ôn tập tại SAPP. Và đây cũng là yếu tố chính giúp cô nàng này “nhẹ nhàng” pass AA/F8 trong kỳ thi tháng 9 vừa qua.

Điểm độc đáo của môn AA/F8

Theo Phương, F8 là môn học được thiết kế khá sát với thực tế theo các giai đoạn của 1 cuộc kiểm toán: đi từ lập kế hoạch đến việc thực hiện kiểm toán rồi đi đến đánh giá rủi ro. Trong AA/F8, cô gái tài năng này thích nhất phần Substantive test vì nó giúp Phương biết thủ tục của các phần hành: Với mỗi phần hành thì rủi ro có thể gặp là gì? Thủ tục để kiểm soát rủi ro là gì?…

Nên ôn tập thế nào để đạt điểm cao môn F8 ACCA?

1. Nắm chắc cấu trúc đề thi để xem phần kiến thức trọng yếu nào sẽ được ra trong đề thi.

2. Tập trung nhiều thời gian ôn các dạng bài chính, nhất là các bài tập viết.

3. Học hiểu lý thuyết, tránh học thuộc: Chỉ khi người học ôn kỹ lý thuyết thì mới có thể viết bài tự luận đúng trọng tâm. Khi học vẹt kiến thức thì phần bài viết sẽ bị lan man và thiếu logic. Đây là lỗi mà nhiều bạn khi ôn tập dễ gặp phải.

4. Nên sắp xếp thời gian hợp lý: nếu không có nhiều thời gian ôn tập, cần tập trung vào các dạng bài tập hoặc lý thuyết trọng yếu.

Nếu bạn muốn biết chi tiết 3 dạng bài mà Lan Phương đã ôn “trúng tủ” trong bài tự luận, hãy đăng ký lớp học AA/F8 của SAPP ngay để được “bật mí” chi tiết nhé!

Liên hệ với SAPP tại đây.

Xem thêm:

Học viên tiêu biểu khác