Hành Trình Trở Thành Partnership Manager ACB Với Mức Lương Gấp Đôi Nhờ CFA

Ứng dụng kiến thức từ CFA đã giúp anh Ngô Ngọc Thanh Tâm trở thành Partnership Manager với mức lương gấp đôi. Cùng tìm hiểu về CFA trong thực chiến qua bài viết dưới đây.

 

Hiện đang giữ vị trí Partnership Manager tại ACB, anh Ngô Ngọc Thanh Tâm - giảng viên khoá học CFA tại SAPP Academy đã có những chia sẻ thực tế về ứng dụng của CFA trong lĩnh vực đầu tư tài chính. CFA giúp anh sở hữu mức lương đáng mơ ước và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Trở thành manager nhờ sở hữu CFA

CFA được coi là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực đầu tư - tài chính. Theo nghiên cứu, hơn 31.000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA để tuyển dụng và xét quy trình thăng tiến. Mức lương cơ bản của một CFA Charterholder tại Việt Nam lên tới 460.000.000 VNĐ/năm. Con số này dự đoán tăng đến 700.000.000 VNĐ vào 2024.

Cơ hội sự nghiệp rộng mở nhờ CFA

Với kinh nghiệm dày dạn, anh Tâm nhận định thị trường đầu tư - tài chính Việt Nam vẫn luôn “khao khát” đội ngũ nhân sự sở hữu CFA. Đặc biệt, các môn học trong CFA đều có ứng dụng cao tại những lĩnh vực hot như: quản lý quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính doanh nghiệp.

Khi bắt tay vào thực chiến, kiến thức từ Financial Report & Analysis, Quantitative Methods hay Economics là công cụ tuyệt vời để hoàn thành các nghiệp vụ hàng ngày. Ở vị trí thường xuyên phải xét duyệt hồ sơ cho vay từ công ty lớn, CFA giúp anh Tâm làm việc hiệu quả và đánh giá đúng năng lực của các doanh nghiệp. 

CFA là bảo chứng vàng cho dân tài chính

Hoàn thiện CFA Level 1 từ năm 4 đại học  cung cấp vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành phong phú. Nhờ vậy, anh Tâm đã nhanh chóng thích nghi với môi trường thực tập tại Deloitte.

Chứng chỉ này còn trở thành “vũ khí” bí mật khi anh “lấn sân” sang lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt tại mảng Quản trị rủi ro. Vận dụng kiến thức CFA có thể giải quyết rất nhiều bài toán khó liên quan tới các chỉ số: VaR (Value at risk), Return, Sharpe Ratio,... Thông qua đó, việc đánh giá hiệu quả tiềm năng của dự án sẽ chính xác hơn.

Với vị trí Manager hiện tại, anh Tâm vẫn sử dụng CFA để phân tích báo cáo tài chính, dự đoán dòng tiền doanh nghiệp, nhận biết xu hướng kinh doanh, đánh giá hiệu quả công ty cũng như khả năng trả nợ.

Đặc biệt, chương trình học CFA còn tạo ra “giác quan thứ 6” giúp xác định mức tin cậy của số liệu, và “nhạy cảm” hơn với những dự án tiềm năng. Nhờ vậy khi thử sức tại môi trường mới, anh Tâm luôn tiết kiệm được thời gian training để nhanh chóng bắt nhịp vào công việc chuyên môn. Đó là điểm khác biệt gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và ban lãnh đạo.

Bật mí nho nhỏ với SAPP, anh Tâm đã đảm nhận vai trò CFA Charterholder với đề nghị một mức lương tăng gấp đôi.

Lời khuyên cho các bạn muốn học CFA

Là người từng học, giảng dạy và vẫn luôn ứng dụng CFA trong công việc hàng ngày, anh Tâm có một số lời khuyên chân thành cho những ai còn băn khoăn về chứng chỉ này.

Theo anh, nên bắt đầu theo đuổi CFA từ bao giờ?

Bắt đầu lúc nào cũng được nhưng nên càng sớm càng tốt. Khi là sinh viên năm 3, năm 4 các bạn đang có sẵn nền tảng tài chính căn bản tại trường. Nếu lựa chọn học CFA luôn sẽ tiếp thu rất nhanh và nhớ lâu. Học CFA từ khi sinh viên cũng tạo ra lợi thế khác biệt cho các bạn ứng tuyển vào những công ty danh giá. Đây là điểm cộng gây ấn tượng mạnh mẽ với các nhà tuyển dụng. 

Đặc biệt, tuổi trẻ của mình không kéo dài mãi. Anh nghĩ nên tranh thủ giai đoạn đầu học tập để thời gian sau chỉ cống hiến cho công việc và trải nghiệm cuộc sống. Nếu vừa làm vừa học sẽ rất vất vả, mà thanh xuân cũng trôi qua nhanh lắm.

Nếu không có nền tảng về tài chính có thể học CFA không? Những khó khăn gặp phải là gì?

CFA xoay quanh tài chính, có sẵn background sẽ là một điểm cộng cực lớn giúp tiết kiệm thời gian. Để đọc hiểu giáo trình CFA cũng cần có vốn từ vững và kiến thức căn bản trong tài chính. Tuy nhiên, nếu đam mê và quyết tâm, anh khẳng định học CFA không phải quá khó, miễn là các bạn chăm chỉ. 

Anh nghĩ nên đọc sách và học ở trung tâm như SAPP Academy thì càng tốt. Trong quá trình không hiểu gì có thể hỏi luôn thầy cô. Theo anh, CFA vẫn phù hợp cho những ai chưa có nền tảng tài chính theo đuổi, bởi nội dung đào tạo sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức toàn diện từ cơ bản tới nâng cao.

Cảm ơn anh Tâm đã dành thời gian chia sẻ cùng SAPP và các bạn đang quan tâm tới chứng chỉ CFA. Trong thời gian tới, SAPP sẽ tiếp tục mang đến nhiều câu chuyện thú vị khi ứng dụng CFA vào công việc thực chiến. Đừng bỏ lỡ nhé!

Xem thêm:

Khoá học CFA hiệu quả nhất hiện nay

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY