ACCA20/06/2024

ACCA có bao nhiêu môn? Từ A – Z hệ thống môn học ACCA

ACCA là một chứng chỉ nghề nghiệp Quốc tế với mục tiêu trang bị những kiến thức Kế – Kiểm – Tài chính cho nhân sự trong ngành này. Tùy theo số lượng môn học hoàn thành, mà học viên sẽ nhận được những chứng chỉ, lợi ích quan trọng, ví dụ như chương trình học ACCA lấy bằng Thạc sĩ tại University of London yêu cầu ứng viên phải hoàn thành 13 môn học.

Vậy cụ thể thì ACCA học gì, và chương trình ACCA có bao nhiêu môn? Cùng SAPP trả lời chi tiết trong bài viết sau!

1. Hệ thống 15 môn học trong chương trình ACCA

Cấp độ  Bằng cấp  Môn học  Các vị trí công việc sau khi học xong 
Applied Knowledge (Kiến thức) Diploma in Accounting and Business

Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh

Gồm 3 môn học:

  • BT (F1) Business and Technology – Kinh doanh và công nghệ
  • MA (F2) Management Accounting – Kế toán quản trị
  • FA (F3) Financial Accounting – Kế toán Tài chính
  • Các vị trí về chi phí và sổ sách trong doanh nghiệp SME
  • Kế toán Kiểm toán tập sự trong các doanh nghiệp dịch vụ Kế toán Kiểm toán
  • Các vị trí hành chính trong phòng tài chính kế toán
Applied skills (Kỹ năng) Advanced Diploma in Accounting and Business

Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh nâng cao

(*) Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng do Đại học Oxford Brookes cấp

Gồm 6 môn học:

  • LW (F4) VNM Corporate and Business Law – Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (Việt Nam)
  • PM (F5) Performance Management – Quản trị hiệu suất)
  • TX (F6) VNM Taxation – Thuế (Việt Nam)
  • FR (F7) Financial Reporting – Báo cáo tài chính
  • F8 AA (F8) Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo
  • FM (F9) Financial Management – Quản lý Tài chính
  • Kế toán viên
  • Kiểm toán viên độc lập
  • Kiểm toán viên nội bộ
  • Quản lý nhân sự
  • Quản trị viên
  • Kế toán nhân sự
  • Thuế
  • Tư vấn Giao dịch Tài chính Marketing
  • Quản lý dự án cho các dịch vụ Tài chính
Professionals (Chuyên môn)
  • Professional Level Certificate (Chứng chỉ Chuyên nghiệp)
  • Bằng Thạc sĩ Tài chính theo chương trình liên kết giữa ACCA và Đại học London (University of London)
  • Bằng MBA do Đại học Oxford Brookes cấp
  • Trở thành hội viên của ACCA (khi hoàn thành bài kiểm tra đạo đức và có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan
Bắt buộc (2 môn):

  • SBL Strategic Business Leader- Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (Gộp P1 và P3)
  • SBR Strategic Business Reporting – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp (Như P2)
Nhân viên cấp cao trong các lĩnh vực Tài chính:

  • Kế toán tổng hợp
  • Kiểm toán
  • Thuế
  • Tư vấn Giao dịch
  • Quản lý dự án cho các dịch vụ Tài chính
Tự chọn 2 trong 4 môn:

  • AFM – P4: Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao
  • APM – P5: Advanced Performance
  • Management – Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao
  • ATX – P6: Advanced Taxation – Thuế nâng cao
  • AAA – P7: Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao
Khi trở thành hội viên ACCA, bạn có đủ khả năng để đảm nhận các vị trí:

  • CEO
  • CFO
  • Quản lý cấp cao trong các bộ phận

2. Nhóm môn Applied Knowledge

Applied Knowledge là cấp độ mở đầu trong chương trình học – thi lấy chứng chỉ ACCA, gồm ba môn học nền tảng giúp người học xây dựng kiến thức căn bản về kế toán, quản trị và tài chính doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành ba môn học ở cấp độ này, học viên sẽ được cấp bằng Diploma in Accounting and Business (Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh) – một chứng nhận độc lập có giá trị quốc tế, đánh dấu bước khởi đầu trên hành trình chinh phục ACCA.

2.1. BT (F1) – Business and Technology

BT là môn học nền tảng đầu tiên của ACCA, giúp người học hình dung một tổ chức vận hành như thế nào từ góc nhìn nội bộ. Nội dung xoay quanh cấu trúc doanh nghiệp, vai trò của quản lý và nhân sự, mối quan hệ giữa các bộ phận, cùng với tác động của công nghệ và yếu tố pháp lý trong môi trường làm việc hiện đại.

ACCA có bao nhiêu môn? Môn học nền tảng BT

Phần nội dung về sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cũng được trình bày rõ ràng. Từ đó, người học sẽ nắm được các hệ thống thông tin kế toán, bảo mật dữ liệu và các yếu tố kỹ thuật có liên quan đến hoạt động tài chính.

Môn học giúp người học hình thành tư duy nền tảng về doanh nghiệp và cách tổ chức vận hành trong một môi trường kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ từ công nghệ. Việc hiểu rõ vai trò của hệ thống thông tin, quản trị con người, và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là bước đầu cần thiết để đảm nhiệm các vị trí hỗ trợ quản lý hoặc hành chính tài chính trong doanh nghiệp.

Môn BT trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp

Những kiến thức từ môn học này phù hợp với các công việc liên quan đến vận hành doanh nghiệp, hỗ trợ phân tích tổ chức, hoặc các vị trí đầu vào dành cho người định hướng phát triển lên vai trò quản lý sau này. Hiện tại, ACCA đang định hướng chương trình học BT dành cho Business Leader, với các bộ kỹ năng đạt được đều hướng tới mục tiêu rèn luyện khả năng Lãnh đạo – Leadership. 

Bài thi BT được thực hiện trên máy tính, thời gian làm bài 120 phút, bao gồm:

  • Phần A: 46 câu hỏi trắc nghiệm, gồm: 30 câu hỏi 2 điểm, 16 câu hỏi 1 điểm. Tổng cộng: 76 điểm
  • Phần B: 6 câu hỏi tình huống (Multi-task Questions – MTQs), mỗi câu 4 điểm. Tổng cộng: 24 điểm

Xem thêm: Tổng quan A – Z các chứng chỉ ACCA – 24 chứng chỉ nổi bật nhất

2.2. MA (F2) – Management Accounting

Nội dung môn học MA (Management Accounting)

MA cung cấp cái nhìn toàn diện về việc sử dụng dữ liệu kế toán nội bộ để ra quyết định. Các chủ đề bao gồm phân tích chi phí, lập ngân sách, phân tích biến động và đo lường hiệu quả hoạt động. Người học không chỉ được rèn luyện các kỹ thuật kế toán quản trị mà còn phát triển khả năng tư duy theo hướng logic – tính toán và đánh giá kết quả dựa trên số liệu thực tế.

Kiến thức từ môn học này đặc biệt phù hợp với những vị trí cần tư duy phân tích và tổ chức như kế toán tổng hợp, kế toán cao cấp, hoặc nhân sự tài chính cấp trung tại các doanh nghiệp lớn. Đây là nền tảng quan trọng để tiến xa hơn trong các vai trò như kế toán trưởng, kiểm soát viên tài chính, vị trí yêu cầu khả năng tư duy chiến lược và kiểm soát hoạt động kinh doanh thông qua số liệu.

MA/F2 là môn học dành cho Kế toán trưởng Bài thi MA thi trên máy tính, thời gian 120 phút, gồm:

  • Phần A: 35 câu trắc nghiệm (mỗi câu 2 điểm, tổng 70 điểm)
  • Phần B: 3 câu hỏi tình huống đa nhiệm (multi-task questions) (10 điểm/câu, tổng 30 điểm)

2.3. FA (F3) – Financial Accounting

FA là môn học nền móng trong mảng kế toán tài chính. Nội dung bao gồm toàn bộ quy trình kế toán – từ ghi nhận nghiệp vụ kinh tế cho đến lập và trình bày báo cáo tài chính chuẩn quốc tế. Người học sẽ hiểu cách tổ chức hệ thống tài khoản, xử lý số liệu và tổng hợp thành các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

FA là môn học nền tảng về Kế toán Tài chính trong chương trình ACCA

Môn FA trang bị cho người học khả năng ghi nhận và trình bày thông tin tài chính đúng chuẩn mực, từ đó phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác. Đây là kỹ năng cốt lõi đối với các vị trí kế toán phần hành, kế toán tổng hợp, hoặc nhân viên kế toán nội bộ trong doanh nghiệp.

Với nền tảng này, người học có thể đảm nhiệm công việc ghi nhận giao dịch phát sinh, xử lý chứng từ kế toán và lập báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý. FA cũng là bước chuẩn bị không thể thiếu trước khi chuyển sang các môn phân tích tài chính hoặc kiểm toán chuyên sâu.

Bài thi FA được thực hiện trên máy tính, thời gian 120 phút, gồm:

  • 35 câu hỏi trắc nghiệm (70 điểm)
  • 2 câu hỏi tình huống (multi-task questions) (15 điểm/câu, tổng 30 điểm)

3. Nhóm môn Applied skills

Applied Skills là cấp độ thứ hai trong chương trình ACCA, gồm 6 môn học tập trung vào các kỹ năng kế toán, tài chính và pháp lý ứng dụng trong công việc thực tế. Hoàn thành cấp độ này, học viên sẽ nhận được bằng Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh nâng cao (Advanced Diploma in Accounting and Business), và có cơ hội lấy thêm bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng từ Đại học Oxford Brookes (Anh).

Nhóm môn Applied Skills ACCA

3.1. LW (F4) VNM Corporate and Business Law – Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (Việt Nam)

F4 giúp người học nắm được các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Môn học không đi sâu vào luật chuyên ngành, mà cung cấp nền tảng để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào các giao dịch thương mại. Nội dung bao gồm: pháp luật về hợp đồng, luật lao động, giải thể doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý và vai trò của pháp luật trong quản trị.

Môn học phục vụ cho công việc của đội ngũ Kế toán, Kiểm toán, Thuế. Qua các kiến thức – kỹ năng đạt được từ môn học về Business Law, công ty sẽ tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ mà không lãng phí thuế.

  • Thời gian làm bài: 120 phút
  • Tổng điểm: 100

Môn LW giúp người học nắm được các quy định pháp luật quan trọng trong Kinh doanh

Cấu trúc bài thi:

  • Phần 1: 25 câu trắc nghiệm (2 điểm/câu) + 20 câu trắc nghiệm (1 điểm/câu)
  • Phần 2: 5 câu tình huống ngắn (6 điểm/câu)

3.2. PM (F5) Performance Management – Quản trị hiệu suất

F5 mở rộng kiến thức kế toán quản trị đã học ở MA, tập trung vào việc đo lường và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Người học sẽ làm quen với các chỉ số hiệu suất, phân tích biến động, định giá nội bộ và mô hình ra quyết định trong thực tế. Môn này thiên về ứng dụng, đòi hỏi khả năng tư duy phản biện và xử lý tình huống linh hoạt.

Nội dung môn học PM về Quản trị hiệu suất

F5 phù hợp cho những ai đang hướng đến vị trí kế toán quản trị, kiểm soát nội bộ, lập kế hoạch tài chính, hoặc các vai trò cần sử dụng số liệu để quản lý và ra quyết định.

  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Tổng điểm: 100

Cấu trúc bài thi:

  • Phần 1: 15 câu hỏi trắc nghiệm (2 điểm/câu)
  • Phần 2: 3 câu tình huống ngắn (5 câu hỏi nhỏ mỗi câu)
  • Phần 3: 2 câu tự luận (20 điểm/câu)

3.3. TX (F6) VNM Taxation – Thuế (Việt Nam)

TX (F6) cung cấp kiến thức pháp lý nền tảng liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, từ luật doanh nghiệp, hợp đồng, đến lao động và giải quyết tranh chấp.

Nội dung môn học TX (Taxation)

Môn học này không chỉ dành cho người làm pháp chế, mà còn đặc biệt quan trọng với những ai làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc thuế – những vị trí cần hiểu và áp dụng đúng quy định trong công việc hàng ngày. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ mà vẫn tối ưu được chi phí và tránh rủi ro sai phạm.

  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Tổng điểm: 100

Cấu trúc bài thi:

  • Phần 1: 15 câu hỏi trắc nghiệm (2 điểm/câu)
  • Phần 2: 4 câu bài tập (10 điểm/câu) và 2 câu bài tập (15 điểm/câu)

3.4. FR (F7) Financial Reporting – Báo cáo tài chính

F7 đào sâu vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (IFRS). Người học sẽ được tiếp cận cách xử lý các tình huống kế toán thực tế như hợp nhất báo cáo, giao dịch ngoại tệ, tài sản cố định, doanh thu – chi phí. Đây là môn học kỹ thuật, đòi hỏi người học phải hiểu bản chất nghiệp vụ và trình bày báo cáo đúng quy định.

Nội dung môn học FR (Financial Reporting)

F7 là môn học không thể thiếu với người làm kế toán tài chính, kiểm toán hoặc chuẩn bị làm việc trong môi trường sử dụng IFRS.

  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Tổng điểm: 100

Cấu trúc bài thi:

  • Phần 1: 15 câu hỏi trắc nghiệm (2 điểm/câu)
  • Phần 2: 3 câu tình huống (Mỗi câu bao gồm 5 câu hỏi nhỏ, tổng cộng 15 điểm)
  • Phần 3: 2 câu bài tập tổng hợp (20 điểm/câu)

3.5. F8 AA (F8) Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo

F8 giới thiệu các nguyên lý kiểm toán theo chuẩn quốc tế (ISA), bao gồm quy trình kiểm toán, kiểm soát nội bộ, bằng chứng kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Môn học yêu cầu khả năng phân tích tình huống và đánh giá rủi ro trong các bước kiểm toán thực tế.

Môn F8 giới thiệu về các nguyên lý kế toán chuẩn Quốc tế

F8 là nền tảng cho những ai muốn theo nghề kiểm toán, hoặc làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ, tuân thủ trong doanh nghiệp.

  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Tổng điểm: 100

Cấu trúc bài thi:

  • Phần A: 3 câu hỏi tình huống (Case Study Questions), mỗi câu 10 điểm. Mỗi câu có thể bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ. Tổng cộng: 30 điểm.
  • Phần B: 1 câu hỏi lớn (Extended Response Question) trị giá 30 điểm và 2 câu hỏi nhỏ hơn, mỗi câu 20 điểm. Tổng cộng: 40 điểm.

3.6. FM (F9) Financial Management – Quản lý Tài chính

F9 cung cấp kiến thức về cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả: quản trị dòng tiền, phân tích đầu tư, lựa chọn nguồn vốn và ra quyết định tài chính. Người học sẽ hiểu rõ các nguyên tắc định giá tài sản, đo lường rủi ro, và tối ưu chi phí vốn.

Nội dung môn học F9

Môn học này rất phù hợp với người làm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, phân tích đầu tư hoặc lập kế hoạch tài chính.

  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Tổng điểm: 100

Cấu trúc bài thi:

  • Phần 1: 15 câu hỏi trắc nghiệm (2 điểm/câu)
  • Phần 2: 3 câu tình huống (10 điểm/câu, mỗi câu bao gồm 5 câu hỏi nhỏ, tổng cộng 15 câu hỏi. Tổng cộng: 30 điểm)
  • Phần 3: 2 câu tự luận dài (20 điểm/câu)

4. Nhóm môn Strategic Professional

4.1. Nhóm các môn học bắt buộc

Strategic Professional là cấp độ cao nhất trong chương trình ACCA, tập trung vào kỹ năng lãnh đạo, phân tích và ra quyết định ở cấp quản lý. Đây là phần học nâng cao từ môn BT (F1), yêu cầu người học đã hoàn thành đủ 9 môn từ các cấp độ trước (từ F1 đến F9) mới được đăng ký thi môn đầu tiên là SBL – Strategic Business Leader.

4.1.1. SBL Strategic Business Leader- Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp 

Nội dung môn học xoay quanh các chủ đề như quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, đạo đức nghề nghiệp, chiến lược vận hành và ra quyết định cấp cao. Đây là môn học đòi hỏi tư duy tổng thể, khả năng kết nối kiến thức đa ngành và vận dụng vào bối cảnh thực tế.

Nội dung môn SBL về quản lý chiến lược doanh nghiệp

4.1.2. SBR Strategic Business Reporting – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp (Như P2)

SBR là môn học nâng cao của FR/F7, gồm 8 học phần, giúp người học xây dựng khả năng đánh giá, trình bày và giải thích thông tin tài chính trong các tình huống kinh doanh cụ thể. Môn học nhấn mạnh vào tư duy phân tích, sự cân nhắc về yếu tố đạo đức và yêu cầu người học đưa ra nhận định chuyên môn thay vì chỉ ghi nhớ lý thuyết.

Nội dung môn học SBR

4.2. Nhóm các môn học tự chọn 

Bên cạnh hai môn bắt buộc, học viên sẽ lựa chọn 2 trong 4 môn tự chọn ở cấp độ Strategic Professional để hoàn thiện chương trình học. Các môn này cho phép bạn đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình, từ tài chính doanh nghiệp, quản lý hiệu suất, thuế đến kiểm toán nâng cao. Các môn ở trình độ này bao gồm:

4.2.1. AFM – P4/Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao

Là môn nâng cao từ FM/F9, AFM tập trung vào các nội dung như chiến lược tài chính, ra quyết định đầu tư, quản trị rủi ro tài chính, tài trợ vốn, và hoạt động tài chính quốc tế. Môn học hướng đến việc đào sâu kỹ năng đánh giá và đưa ra quyết định tài chính cho nhà quản trị.

Nội dung môn học AFM

4.2.2. APM – P5/Advanced Performance Management – Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao

Phát triển từ môn PM/F5, APM cung cấp kiến thức chuyên sâu về đánh giá hiệu quả hoạt động, lập kế hoạch và kiểm soát trong môi trường kinh doanh phức tạp. Môn học phù hợp với các vị trí như quản lý hiệu suất, quản trị chiến lược, hoặc tư vấn điều hành.

4.2.3. ATX – P6/Advanced Taxation – Thuế nâng cao

Môn học nâng cấp từ TX/F6, ATX đào sâu vào các quy định thuế phức tạp, lập kế hoạch và tư vấn thuế trong bối cảnh quốc tế. Do tính chuyên môn cao, môn học này phù hợp hơn với người làm tư vấn thuế hoặc phụ trách thuế tại các tập đoàn.

Nội dung môn học ATX

4.2.4. AAA – P7/Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao

AAA được xây dựng trên nền tảng của AA/F8, mở rộng thêm các nội dung kiểm toán phức tạp, quản lý chất lượng kiểm toán và dịch vụ đảm bảo chuyên sâu. Môn học phù hợp với những ai theo đuổi nghề kiểm toán chuyên nghiệp hoặc làm việc trong các công ty kiểm toán quốc tế.

5. Những lưu ý khi thi chứng chỉ ACCA

Kể từ kỳ thi tháng 6 năm 2021, toàn bộ các môn trong chương trình ACCA, bao gồm cả cấp độ Strategic Professional, đã chính thức áp dụng hình thức thi trên máy tính (Computer-Based Examination – CBE). Điểm đạt yêu cầu để vượt qua mỗi môn là từ 50 điểm trở lên trên thang điểm 100. 

Hình thức thi ACCA

Các bài thi ở cấp độ này có thời lượng từ 3 đến 4 tiếng, tùy từng môn, và chủ yếu được thực hiện dưới dạng tự luận dựa trên tình huống thực tế. Thí sinh sẽ được cung cấp một hoặc nhiều tình huống kinh doanh, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược hoặc chuyên sâu theo lĩnh vực.

Riêng môn SBL (Strategic Business Leader) có thời gian làm bài dài hơn (4 tiếng), mô phỏng một tình huống kinh doanh tổng thể yêu cầu nhiều kỹ năng tích hợp như lãnh đạo, phân tích, giao tiếp và quản trị rủi ro.

6. Tạm kết

Trên đây là giải đáp “ACCA có bao nhiêu môn”. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. ACCA không chỉ mang đến kiến thức chuyên sâu mà còn mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính. Nếu bạn muốn tự tin bước vào thế giới kế toán chuyên nghiệp, hãy để SAPP Academy đồng hành cùng bạn.

Đăng ký khóa học ACCA tại SAPP ngay hôm nay để nhận tư vấn lộ trình cá nhân hóa và các ưu đãi học bổng hấp dẫn.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Sinh Viên Mới Ra Trường, Làm Gì Để Thi Đỗ Vào BIG4?

“By failing to prepare, you are preparing to fail”          — Benjamin Franklin — Kiểm...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 1

Tài sản cố định (Non-current assets) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp...

Hé Lộ Bí Quyết “Thi Đâu Trúng Đó” Của Thủ Khoa Học Viện Tài Chính Lương Lan Hương

Tốt nghiệp cử nhân Xuất sắc chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện...

Tổng Hợp Tất Cả Tài Liệu Luyện Thi Big4

Big4 Kiểm toán là nơi làm việc mơ ước của hàng ngàn bạn sinh viên....

Lộ Trình Chinh Phục ACCA Cho Người Đi Làm Bận Rộn Hiệu Quả

Lộ trình chinh phục ACCA được thiết kế phù hợp với mục tiêu cá nhân...

Khóa học Financial Management (FM/F9) ACCA – Quản trị tài chính

Môn học ACCA FM/F9– Financial Management (Quản Trị Tài Chính) giúp bạn phát triển kiến...

Phỏng Vấn Kinh Nghiệm Học & Thi F6 ACCA Với Giảng Viên SAPP

F6 – Taxation – là môn học về Thuế ở cấp độ Fundamental Level của...

Hướng Dẫn Viết Cover Letter – 5 Phút Hạ Gục Nhà Tuyển Dụng BIG4

Để chinh phục trái tim của nhà tuyển dụng, không phải ai cũng biết cover...