700h ôn tập và cảm xúc “vỡ òa” khi đạt TOP 10 % Thế Giới Kỳ thi CFA Level 1 từ sinh viên RMIT
“Em còn nhớ mình đã run không nói nên lời khi biết bản thân lọt vào TOP 10% điểm cao nhất Thế giới của kỳ thi CFA Level 1 tháng 5/2023. Thầm cảm ơn bố mẹ, thầy cô và cả bản thân đã cố gắng hết sức để đạt được thành tích này” – Chia sẻ của Kim Hương sau khi nhận kết quả pass CFA level 1 và lọt top 10% thế giới.
Hiện tại, Kim Hương đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Economics & Finance tại RMIT Sài Gòn. Chia sẻ về hành trình chinh phục thành công CFA Level 1 kỳ tháng 5/2023 vừa qua, Kim Hương khẳng định: “Đây sẽ là một trải nghiệm tuy khó khăn, nhưng xứng đáng để làm một hành trang tốt cho sự nghiệp”. Vậy kinh nghiệm học thi CFA của Kim Hương có gì đặc biệt và thú vị? Hãy cùng SAPP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Q: Cảm xúc của em khi nhận được kết quả pass CFA Level 1 và đạt top 10% thế giới như thế nào?
A: Sau 1 tháng chờ đợi, em đã vỡ oà trong hạnh phúc khi mở kết qua ra và thấy dòng chữ “pass CFA Level 1”, em nhớ mình đã thấy rất run và không nói lên lời khi biết mình đã lọt top 10% thế giới. Em thầm cảm ơn bố mẹ, thầy cô và cả bản thân vì đã không từ bỏ và cố gắng hết sức để đạt được thành tích này.
Q: Điều gì giúp em lựa chọn theo đuổi chứng chỉ CFA ngay từ sớm?
A: Là một sinh viên ngành Kinh tế và Tài chính, em đã sớm quan tâm đến lĩnh vực đầu tư, vì muốn trau dồi những kiến thức đó, cũng như chuẩn bị cho bản thân những nền tảng về kỹ năng đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp, em đã sớm tìm hiểu về CFA để rèn cho mình tính kỷ luật về đầu tư cá nhân cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm sau này. Vì thế, em đã chính thức đăng ký học CFA năm thứ 2 của đại học.
Q: Sau khi hoàn thành chương trình CFA Level 1, em đánh giá việc theo đuổi CFA đã giúp ích được gì cho mình?
A: Về mặt kiến thức, chương trình học ở trường Đại học RMIT khá tiệm cận với CFA, tuy nhiên, kiến thức ở trường được cô đọng và thiên về thực hành, với nhiều bài tập nhóm về nghiên cứu và phân tích thị trường Việt Nam và quốc tế. Còn về CFA thì lượng kiến thức rất rộng và sâu, bao trọn hầu hết các khía cạnh trong lĩnh vực Tài chính – Đầu tư. Dù mới ở Level 1 nhưng em đã thấy khối lượng kiến thức khổng lồ của 10 môn học đủ để làm các sĩ tử lao đao trong việc ghi nhớ vô vàn khái niệm và các công thức tính toán. Tuy nhiên, một khi tìm được cho bản thân phương pháp học hiệu quả, em phải công nhận những giá trị và lợi ích mà CFA đem lại cho bản thân. Chính vì thế mà dù chưa tốt nghiệp, em tin rằng những kiến thức vô giá này sẽ giúp em có những hành trang tốt nhất trong sự nghiệp tương lai.
Q: Là sinh viên học đúng chuyên ngành, em cảm thấy mình có lợi thế gì khi học CFA so với các ứng viên khác?
A: Em cảm thấy rất may mắn khi là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế – Tài chính tại trường Đại học RMIT Việt Nam. Với môi trường học hoàn toàn bằng tiếng Anh, em đã gặp không quá nhiều cản trở trong việc đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành; cũng chính vì đã được học qua một số kiến thức nền tảng tại trường, nên em đã có một nền tảng kiến thức nhất định để học, đọc và hiểu những tài liệu chuyên môn của CFA.
Q: Em đã phân chia lịch học và lịch ôn thi như thế nào?
A: Em bắt đầu tìm hiểu CFA vào cuối năm nhất, bắt đầu đăng ký học vào tháng 11/2022 để chuẩn bị cho kỳ thi 05/2023, tức là có 6 tháng để ôn thi. Nếu dành ra 3 tiếng/ngày để học thì em mất khoảng 600-700 giờ ôn luyện và chinh phục level 1. Sở dĩ em dành ra nhiều thời gian như vậy bởi vì lúc đó CFA yêu cầu là sinh viên năm cuối mới được thi. Thứ hai, em muốn cân bằng thời gian và đảm bảo rằng việc học trên trường không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thứ ba, em nhắm vào top 10% thế giới chứ không đơn thuần pass CFA Level 1 cho nên em muốn chuẩn bị thật kỹ lưỡng ạ.
Q: 1 tháng cuối em đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo nắm được hết lượng kiến thức “khổng lồ” của tất cả 10 môn học?
A: Đối với em thì cao điểm, nhất là vào 3 tháng trước cuối khi thi, lúc đấy em thấy khá hoang mang; rõ ràng mình đi học cũng rất hiểu bài, làm bài tập đầy đủ và cũng khá đúng. Nhưng ở 3 tháng nước rút cuối cùng, mọi thứ cứ như rối tung lên, thậm chí nhiều khi xem lại bài, em không rõ vì sao mình đã chọn đáp án đó. Do khối lượng kiến thức quá lớn, đôi khi em học đến môn sau thì cũng quên kha khá môn trước rồi; vậy nên, vào 3 tháng cuối, em đã cố gắng hệ thống lại từng bài của 10 môn học bằng cách tự vẽ lại hết tất cả các mindmap dựa trên nhiều nguồn sách khác nhau, từ Curriculum tới Schweser Notes còn Lecture Slides của SAPP cung cấp; cũng như các bài tập trên Learning Ecosystem. Việc vẽ lại mindmap rất tốn thời gian nhưng bù lại em có thể nắm chắc được từng phần kiến thức nằm ở chỗ nào.
Q: Em chia sẻ tips cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi để có động lực cố gắng đến cùng?
A: Thành thật mà nói bản thân em cũng không thể nào cân bằng được việc học và việc nghỉ ngơi trong những tháng cuối ôn thi đâu ạ. Lúc đó em cảm thấy rất stress và em ước mình có thể quản lý thời gian tốt hơn. Vào 3 tháng cuối trước khi thi em phát giác ra mình đã quên kha khá kiến thức cho nên lại lao đầu vào đọc lại Curriculum, vẽ mindmap và làm nhiều bài tập nhất có thể. Đôi khi em còn lo lắng đến mức trước khi đi ngủ cầu nguyện làm ơn ngày mai ngủ dậy đừng quên những gì đã học ngày hôm trước. Vì bài thi sẽ diễn ra vào buổi sáng, em bắt đầu chấn chỉnh lại giấc ngủ của mình để rèn bản thân và não bộ tỉnh táo hơn vào ban ngày, rèn cho bản thân khả năng ghi nhớ và năng suất làm bài tốt hơn.
Ngoài ra, em cũng rất may mắn vì đã tìm được một người bạn đồng hành cùng nhau giải đề, ôn tập trước khi thi.
Q: Em có tips nào để quản lý thời gian thật tốt, cũng như đảm bảo trả lời được nhiều câu hỏi nhất có thể trong lúc làm bài thi hay không?
A: Nếu học kỹ và làm nhiều bài tập thì sẽ có những câu các bạn chưa đến 30 giây đã làm xong rồi, nhưng cũng sẽ có những câu khiến các bạn phải băn khoăn. Nếu còn chưa nhớ các bạn có thể đánh dấu lại và quay lại làm sau, nhưng cố gắng đừng đánh dấu nhiều quá. Với những môn chiếm tỷ trọng cao, em muốn khuyên các bạn cố gắng làm trọn phần này và không bỏ qua câu nào cả. Ngoài ra, em nghĩ bạn cũng nên cố gắng chắt lọc kiến thức trong Curriculum để ghi nhớ một cách hiệu quả.
Q: Lý do nào giúp em chọn SAPP Academy đồng hành cùng mình trong quá trình học và ôn thi?
A: Em chọn SAPP vì lượng tài liệu mà SAPP cung cấp cho học viên rất đầy đủ và khoa học; từ Curriculum, Schweser Notes, bài tập cũng như là Learning Ecosystem, lecture slides,… Đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có nhiều buổi coaching và ôn tập dựa trên chủ đề và yêu cầu của học viên. SAPP luôn đặt học viên lên hàng đầu và luôn lắng nghe ý kiến của chúng em.
Q: Những điều em cảm thấy ấn tượng trong quá trình học tập tại SAPP?
A: Em rất ấn tượng với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và đều là người trong ngành nên có rất nhiều insight thú vị. Em đặc biệt có ấn tượng với thầy Long dạy môn Quantitatives Methods bởi vì thầy dạy rất tận tâm, khoa học; đảm bảo đủ kiến thức trong sách, thầy cũng chỉ cách cho chúng em có thể ghi nhớ thật chắc các bài học.
Q: Lời khuyên của em dành cho những ứng viên dự thi CFA Level 1 trong tương lai?
A: Em mong rằng các bạn một khi học sẽ xác định rõ mục tiêu và đăng ký thi để tiếp cho bản thân kỷ luật và động lực học. Đây là một trải nghiệm có thể có nhiều khó khăn nhưng vô cùng xứng đáng.
Một lần nữa chúng mừng Kim Hương đã xuất sắc chinh phục CFA Level 1 với điểm số Top 10% của kỳ thi tháng 05/2023. Cảm ơn Hương đã dành thời gian chia sẻ với các bạn thí sinh CFA tương lai những kinh nghiệm học thi vô cùng bổ ích. Chúc Hương gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp Tài chính trong tương lai!