CFA20/06/2024

#ROS Là Gì? Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Xung Quanh Chỉ Số ROS

 

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu – Return On Sales (ROS) là tỷ số được các nhà đầu tư sử dụng để đo lường số lợi nhuận được sinh ra trên một đồng doanh thu thuần. Khi ROS đang tăng, điều này báo hiệu doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có mức tăng trưởng ổn định

ros là gì

Một trong những cách tốt nhất để đánh giá tổng quan tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là xem xét ROS. Vậy ROS là gì? Cùng SAPP Academy tìm hiểu ý nghĩa cũng như công thức tính ROS là gì nhé!

ros là gì

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu – Return On Sales (ROS) là tỷ số được các nhà đầu tư sử dụng để đo lường số lợi nhuận được sinh ra trên một đồng doanh thu thuần. 

ROS cung cấp một cái nhìn nhanh chóng nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi ROS đang tăng, điều này báo hiệu doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có mức tăng trưởng ổn định. Ngược lại, khi ROS giảm, nó báo hiệu sự yếu kém trong tài chính của doanh nghiệp. 

Khi đã biết được ROS là gì, điều mà  các nhà quản trị cần quan tâm tiếp theo chính là công thức tính được ROS.

ros là gì

Có 2 trường hợp xảy ra khi tính ROS: 

• Trường hợp 1: ROS dương

Chỉ số ROS dương giúp các nhà quản trị biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang tạo ra lãi, có nghĩa là lợi nhuận sau thuế đủ để bù phần cho phí. ROS càng lớn thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận.

• Trường hợp 2: ROS âm 

ROS âm nghĩa là lợi nhuận sau thuế ít hơn phần chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh làm ăn thua lỗ. Đây là một con số xấu cảnh báo những nhà quản trị phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ros là gì

Đi kèm với ROA, ROS cũng là một chỉ số quan trọng trong kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng. Vậy lý do mà các nhà đầu tư quan tâm tới ROS là gì?

Thứ nhất, ROS là một công cụ đo lường quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó là một chỉ số sinh lời, cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Các nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ tài chính này để đánh giá hoạt động kinh doanh và tiềm năng tái đầu tư.

Thứ hai, ROS là một tỷ lệ có nhiều ứng dụng trong thế giới kinh doanh. Các doanh nghiệp thường sử dụng lợi tức bán hàng như một công cụ so sánh để đánh giá hoạt động hàng quý hoặc hàng năm của một công ty hoặc để so sánh các công ty khác nhau, thậm chí trong các ngành khác nhau, đang hoạt động như thế nào trong mối quan hệ với nhau.

ros là gì

Để hoạt động kinh doanh được diễn ra nhuần nhuyễn, nhà quản trị cần phải hiểu được thế nào là một ROS tốt. Thông thường, ROS được chia làm sẽ có 3 cấp độ:

4.1. • Cấp độ 1: ROS < 0 (âm)

Như đã nói ở trên, ROS âm có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh lỗ. Những nhà đầu tư thường gần như bỏ qua doanh nghiệp có con số ROS âm này. Tuy nhiên, cần nhìn rộng hơn ra ROS của doanh nghiệp đó trong những năm trước đó để phòng trường hợp một vài doanh nghiệp có những chiến lược khiến cho ROS âm vào giai đoạn đầu.

4.2. • Cấp độ 2: 0 < ROS < 10%

Với những doanh nghiệp có chỉ số ROS nằm trong khoảng này, các nhà đầu tư sẽ xếp vào danh sách những doanh nghiệp tiềm năng, tức là những công ty hoạt động kinh doanh có lãi nhưng chưa ổn định và cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuống tiền đầu tư.

4.3. • Cấp độ 3: ROS > 10%: 

Đây là một doanh nghiệp vững mạnh, trong đà phát triển nhanh và rất đáng đề các nhà đầu tư quan tâm.

Nói tóm lại, một ROS được coi là tốt khi nó trong khoảng >10%. Tuy nhiên mỗi ngành nghề đều có một tính chất khác nhau, từ đó yêu cầu về cấu trúc kinh doanh khác nhau. Vì vậy cần đặt chỉ số ROS vào mức trung bình của riêng ngành đó để có cái nhìn khách quan nhất, chính xác nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạm kết: Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn, các nhà đầu tư cần phải quan tâm tới nhiều chỉ số quan trọng khác ngoài ROS. Truy cập vào website hoặc fanpage của SAPP Academy để có thêm nhiều kiến thức hơn về ngành đầu tư – tài chính nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Thị trường tài chính và chức năng kinh tế “nòng cốt” – dẫn vốn

Tìm hiểu thị trường tài chính, chức năng và vai trò thị trường tài chính...

Average Total Assets (Tổng tài sản trung bình) là gì?

Average Total Assets là gì? Nếu bạn là người đã từng tìm hiểu và tiếp...

Ngoại hối là gì? Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối

Ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và phức tạp nhất. Không chỉ...

Financial Modeling Là Gì? Cấu Trúc Và Nội Dung Học Phần Đào Tạo

Financial Modeling là một trong hai chủ đề quan trọng của Practical Skills Modules CFA...

Corporate Issuers CFA – Tìm hiểu về Tài chính doanh nghiệp

Corporate Issuers CFA thường được xem là một chủ đề khá dễ và có tỷ...

Chứng chỉ CFA là gì? “Bảo chứng vàng” năng lực nhà Đầu tư

CFA được xem như “bảo chứng vàng” trọn đời trong ngành tài chính, là tiêu...

CFA Level 3 – Bước cuối cùng cho danh vị Charterholder

CFA Level 3 là cấp độ cuối cùng và quan trọng nhất trong hành trình...

Nên Học Chứng Chỉ CFA Hay Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Chỉ tính riêng tại Việt Nam trong năm 2020, đã có hơn 9000 nhân sự của các...