IFRS20/06/2024

So Sánh Chuẩn Mực Kế Toán IAS 16 Và VAS 03 Về Tài Sản Cố Định Hữu Hình

So sánh IAS 16 và VAS 03 về tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực kế toán IAS 16 là chuẩn mực về bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (Property, land & equipment). VAS 03 là các quy định về tài sản cố định hữu hình. Sự nhầm lẫn giữa IAS 16 và VAS 03 rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt nhất định giúp chúng ta so sánh 2 chuẩn mực kế toán này.

1. Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán IAS 16 Và VAS 03 Về Tài Sản Cố Định

IAS 16 loại trừ:

  • (a) bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) được phân loại là giữ để bán.
  • (b) các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp .
  • (c) các quyền về khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí và các nguồn tài nguyên không tái sinh tương tự.

VAS 03 không quy định về vấn đề sau:

  • IAS 16 yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được xây dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa thỏa mãn điều kiện của bất động sản đầu tư. VAS 03 không quy định về vấn đề này.
  • IAS 16 giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệptổn thất do sụt giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của một tài sản và giá trị sử dụng của tài sản đó. Theo VAS 03, giá trị có thể thu hồi là giá trị được thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồm giá trị còn lại của tài sản khi thanh lý.

2. Điều Kiện Ghi Nhận Của IAS 16 Và VAS 03 (Recognition Criteria)

IAS 16 ghi nhận PPE được mua, mà các tài sản PPE này bản thân chúng không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế (ví dụ: vì lý do an toàn hoặc thuộc về môi trường). VAS 03 chỉ quy định về các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản.

VAS 03 yêu cầu 2 điều kiện bổ sung đối với việc ghi nhận tài sản hữu hình so với IAS 16:

  • Thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1 năm;
  • Đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành.

IAS 16 đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc thiết bị trong hơn một niên độ kế toán.

3. Ghi Nhận Ban Đầu (Initial Recognition)

Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục thuộc PPE, VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục đó.

4. Khấu Hao Và Thanh Lý (Depreciation And Disposal)

IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu của một hạng mục PPE. VAS 03 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng của PPE.

Theo IAS 16, giá trị còn lại của tài sản sẽ được  xét vào cuối mỗi năm tài chính.  Nếu các số liệu kỳ vọng khác xa các ước tính trước đó thì (các) thay đổi sẽ được giải trình là thay đổi về ước tính kế toán. Giá trị còn lại của tài sản có thể tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản. Từ đó, chi phí khấu hao của tài sản bằng “0”. VAS 03 không đề cập đến việc soát xét giá trị còn lại.

Theo IAS 16, không dừng việc khấu hao khi tài sản trở nên nhàn rỗi hoặc không còn được sử dụng trừ khi tài sản đó đã được khấu hao hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khấu hao có thể bằng 0 theo phương pháp của các đơn vị sản xuất khi không có hoạt động sản xuất.

IAS 16 trình bày rõ hơn về ngày thanh lý một khoản mục và cách thức hạch toán thu nhập từ tiền thu thanh lý tài sản hoãn lại.

5. Giá Trị Sau Ghi Nhận Ban Đầu (Measurement Subsequent To Initial Recognition)

IAS 16 cho phép hai cách kế toán (a) ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc (b) đánh giá lại theo giá trị hợp lý (fair value). VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost).

  • Mô hình giá gốc (Cost):  Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
  • Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại. Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán IAS 16 yêu cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng tin cậy (be measured reliably).

Một điều rất quan trọng là khi một khoản mục của TSCĐ được đánh giá lại, tất cả tài sản cố định loại đó phải được đánh giá lại. (chuẩn mực kế toán IAS phân loại tài sản dài hạn hữu hình như sau: đất,  đất và vật kiến trúc, máy móc, tàu thủy, máy bay, xe cộ, bàn ghế dụng cụ lớn, thiết bị văn phòng).

Khi sử dụng mô hình đánh giá lại tài sản, trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày rõ các giả định trong việc đánh giá và vẫn phải trình bày giá trị gốc của tài sản (không đánh giá lại). Như vậy nhà đầu tư vẫn biết cả giá trị gốc (đã trừ khấu hao lũy kế) và giá trị hợp lý.

Kế toán đánh giá lại TSCĐ, tăng giá trị, ghi tăng vốn chủ sở hữu:

  • Nợ 211 Tài sản cố định                                          5.000.000
  • Có 412 Thặng dư vốn do đánh giá lại TS           5.000.000

Lưu ý: Thặng dư vốn do đánh giá lại tài sản (revaluation surplus) là một phần nằm trong vốn chủ sở hữu, kế toán ghi vào lãi trên báo cáo kết quả. Trừ khi nó điều chỉnh việc ghi giảm trước đây đã ghi vào sổ, thì nay được ghi vào lãi để bù vào phần lỗ trước đây đã ghi.

6. Thuyết Minh (Disclosures)

Theo chuẩn mực kế toán IAS 16, cần phải thuyết minh về tổn thất do sụt giảm giá trị có ảnh hưởng đến lãi lỗ, chênh lệch tỷ giá hối đoái ròng phát sinh từ việc quy đổi các báo cáo tài chính từ đồng tiền cơ sở sang đồng tiền trình bày báo cáo khác, lãi lỗ do đánh giá lại, và đền bù của bên thứ ba đối với sự sụt giảm giá trị tài sản. Chuẩn mực IAS 16 khuyến khích thuyết minh chi tiết hơn.

TỰ TIN BỨT PHÁ MỨC LƯƠNG 2.100$ VỚI CHỨNG CHỈ IFRS TẠI SAPP ACADEMY 

Vì Sao Muốn Cập Nhật IFRS, Bạn Nên Lựa Chọn Khóa Học CertIFR và DipIFR Tại SAPP?

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • ️Khóa học đề cao tính thực tế: Series Expert Talk – Lắng nghe các chuyên gia trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính phân tích về các chuẩn mực IFRS, hướng dẫn áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm thực tế;Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để Kế toán, Kiểm toán viên áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian. Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS và Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Dictionary (Từ điển chuyên môn), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,…giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước

🔥 ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC IFRS TẠI SAPP NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC:
⏹️ Ưu đãi khóa học lên tới 35%
⏹️ Khóa học “Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS” hoàn toàn MIỄN PHÍ

>>Xem thêm


[FREE DOWNLOAD] TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS DÀNH RIÊNG CHO KẾ TOÁN

Từ điển 300 thuật ngữ tiếng Anh trong IFRS
Từ điển 300 thuật ngữ tiếng Anh trong IFRS

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tin tuyển dụng IFRS tháng 6 – 7 mức lương hấp dẫn lên tới 50 triệu: kế toán trưởng, kế toán, giám đốc tài chính,…

Có thể thấy, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid diễn biến vô cùng phức...

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và chính...

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì? Chỉ còn vài...

Bật mí “bí quyết” của cô nhân viên kế toán xuất sắc hoàn thành kỳ thi CertIFR về IFRS danh giá quốc tế

Dù ở bất cứ ngành nghề nào, nhân sự với mong muốn khẳng định năng...

Chứng chỉ CertIFR – Bệ phóng nghề nghiệp Kế toán

Bên cạnh mục đích học để cập nhật kiến thức về IFRS thì việc học...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...

SO SÁNH IFRS 15 VÀ VAS 14 – THÔNG TIN BỔ ÍCH KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Trên thế giới, chúng ta có IFRS 15 “Doanh thu từ các hợp đồng với...

[HOT] 10 Tài Liệu Học IFRS Miễn Phí Cho Dân Kế Toán – Tài chính

[HOT] 10 tài liệu học IFRS miễn phí cho dân Kế toán - Tài chính...