ACCA20/06/2024

Thế Nào Là Tối Ưu Hóa Chi Phí Thuế Trong Doanh Nghiệp?

F6 ACCA – Thuế là một trong những môn hay nhất trong chương trình ACCA. Môn học sẽ giúp bạn nắm vững những kiến thức về các sắc thuế quan trọng bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu và thuế giá trị gia tăng. Dù bạn đang đặt mục tiêu nghề nghiệp của mình là 1 kế toán thuế, chuyên viên tư vấn thuế hay chủ 1 doanh nghiệp do chính bạn thành lập, câu hỏi lớn nhất bạn vẫn nên đặt ra đó là: “Làm thế nào để tôi có thể quản lý chi phí thuế của mình tiết kiệm nhất trong khuôn khổ luật pháp?”. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về các tối ưu hóa chi phí thuế doanh nghiệp.

1. Phân biệt giữa trốn thuế và tránh thuế

  • Trốn thuế

Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính là:

  • Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước. Ví dụ: bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu;
  • Tạo ra thông tin không có thật. Ví dụ: mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Tránh thuế

Tránh thuế là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế, ví dụ như việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch.

Trong khi “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật.

2. Vai trò của các tổ chức tư vấn thuế

Các tổ chức tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng rất đa dạng các dịch vụ, bao gồm: tư vấn thuế, hỗ trợ tuân thủ quy định liên quan đến các sắc thuế quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu nước ngoài và thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ về thuế xuất, nhập khẩu và chuyển giá. Các tổ chức tư vấn thuế thường xuyên cập nhật tới khách hàng những thay đổi mới nhất của các quy định về thuế của Việt Nam. Từ đó, tư vấn cho khách hàng các phương thức hiệu quả nhất trong việc tổ chức hoạt động ở Việt Nam, cũng như cung cấp các cảnh báo sớm và hỗ trợ trong việc đối phó với rủi ro.

Một vài dịch vụ của các tổ chức tư vấn thuế phải kể đến bao gồm:

  • Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tuân thủ quy định về thuế

Cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tuân thủ quy định về thuế liên quan đến các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

  • Rà soát việc tuân thủ quy định về thuế

Các tổ chức tư vấn thuế đã xây dựng quy trình rà soát việc tuân thủ quy định về thuế, đảm bảo cho khách hàng rằng các vấn đề về thuế đang được kiểm soát. Đồng thời, tổ chức còn cung cấp thông tin về các vấn đề thuế nổi cộm nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý hiệu quả các vấn đề này, hỗ trợ đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro.

  • Liên lạc với cơ quan có thẩm quyền, quản trị rủi ro thuế và giải quyết tranh chấp

Thiết lập mối quan hệ tốt với cơ quan có thẩm quyền là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới việc kinh doanh thành công ở Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực thuế. Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền là một trong những dịch vụ mà đơn vị tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng. Thông qua việc liên lạc thường xuyên với cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức tư vấn thuế có thể tư vấn cho khách hàng về những thay đổi thường xuyên trong luật định và hỗ trợ khách hàng trong quá trình thanh tra/kiểm tra thuế.

  • Dịch vụ hỗ trợ thanh, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế trong quá trình thực thi pháp luật về thuế. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn khi bị thanh tra, kiểm tra thuế. Lý do vì quá trình này đòi hỏi các công ty phải hiểu biết thấu đáo các quy định về thuế và quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, có kế hoạch và chiến lược rõ ràng.

Mặt khác, làm việc với cơ quan thuế cũng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Nếu các công ty sử dụng các nhân viên thiếu kinh nghiệm làm việc với cơ quan thuế, công ty có thể bị đưa vào những tình huống không mong muốn. Các chuyên gia tư vấn thuế dày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế và làm việc với cơ quan thuế của các tổ chức tư vấn thuế có thể hỗ trợ khách hàng trong tất cả các giai đoạn của một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế.

3. Một số phương pháp lập kế hoạch về thuế

  • Lập kế hoạch thuế là gì?

Bản chất của lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.

Để gia tăng giá trị cho mỗi giao dịch, người ra quyết định cần phải luôn luôn xác định đúng theo chiến lược của doanh nghiệp, ước tính các tác động có thể về ảnh hưởng của thuế qua thời gian đối với tất cả các bên liên quan đến giao dịch. Việc gia tăng giá trị thực hiện được bằng cách đàm phán các lựa chọn về thuế tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc chuyển hoá giao dịch sang hình thức khác có lợi nhất về thuế trong mối quan hệ tổng hoà với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp/cá nhân.

  • Phương pháp lập kế hoạch về thuế

Chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng:

  • Giá trị thời gian của tiền tức là việc đóng thuế sớm hay muộn;
  • Chênh lệch giá trị tính thuế tức là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít;
  • Chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh là khác nhau và thuế suất tại các nước khác nhau là khác nhau.

Có bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách:

Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ.

  • Phương thức 1: Tạo mới – là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.
  • Phương thức 2: Chuyển đổi – là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.
  • Phương thức 3: Thời gian – là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.
  • Phương thức 4: Chia tách – là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.

Tổng Kết

Dựa vào những nội dung trên, cần phân biệt rõ ràng các hành vi trốn thuếtránh thuế để điều hành các doanh nghiệp, tổ chức một cách có hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để tối ưu hóa chi phí thuế, bạn nên nắm vững và vận dụng các phương thức trên để sao cho tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tổ chức và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Bên cạnh đó, các tổ chức tư vấn thuế vẫn luôn là một trong những sự hỗ trợ hàng đầu về sự tin cậy trong việc xây dựng hệ thống, kế hoạch thuế phù hợp với luật pháp và chiến lược của công ty.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kiểm Toán Tiền – Tất Tần Tật Về Thủ Tục Kiểm Toán Tiền

Trong ngành kế-kiểm, kiểm toán tiền là phần hành khá đơn giản và ít rủi...

Từ Kiểm Toán Tới Business Analysis, Data Analysis: Lợi Thế Không Lo Thất Thế

Theo chia sẻ của anh Phạm Công Tân, Head of Business Intelligence của Cốc Cốc,...

Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kiểm Soát Nội Bộ

Kiểm soát nội bộ là một trong những vị trí nghề nghiệp tạo ra “làn...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt Nam...

Từ Sinh Viên Trái Ngành Đến Prize Winner Môn AFM/P4 ACCA, Chàng Trai FTU HCM Đã Bất Ngờ Nhận Offer Từ UOB

Môn AFM/P4 được đánh giá là “khó nhằn” với các bạn sinh viên vì nội...

#10 Sai Lầm Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Thường Gặp Phải

Tìm hiểu 10 sai lầm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhất...

6 Điều Đáng Lưu Ý Giúp Sinh Viên Học ACCA F1 – F3 Hiệu Quả

Nếu bạn là 1 sinh viên năm 2 hiện đang theo đuổi ngành kế toán...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chi Phí Trích Trước Và Chi Phí Trả Trước

Theo nguyên tắc phù hợp (Matching concept) thì việc ghi nhận doanh thu và chi...