ACCA20/06/2024

05 Vụ Bê Bối Kế Toán Lớn Nhất Mọi Thời Đại Phần 2

III. WORLDCOM CORPORATION (2002)

1. Thông tin chung

WorldCom là một Tập đoàn Viễn thông của Mỹ thành lập năm 1983 với tên gọi Long Distance Discount Services, Inc và có trụ sở tại Jackson, Mississippi.

Vào năm 1997, WorldCom sáp nhập với MCI Communication với giá trị 37 tỷ USD và trở thành thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tổng tài sản của WorldCom được vốn hóa với giá trị 107 tỷ USD.

2. Chuyện gì đã xảy ra?

CEO Bernard Ebbers đã trở nên giàu có nhờ giá cổ phiếu phổ thông của WorldCom tăng giá bất thường vào cuối năm 1999. Từ những năm 1999 đến 2002, CEO và CFO của WorldCom đã sử dụng các thủ thuật nhằm làm đẹp Báo cáo Tài chính và giữ giá cổ phiếu của Doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. 02 phương pháp được sử dụng bao gồm:

  • Vốn hóa các chi phí không đủ điều kiện vốn hóa thay vì ghi nhận chi phí trên Báo cáo Thu nhập; Tổng giá trị tài sản bị ghi khống lên đến 11 tỷ USD;
  • Ghi nhận khống doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu;

Vụ bê bối này đã trở thành vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến tận năm 2008.

3. Tại sao bị phát hiện?

Một nhóm kiểm toán nội bộ của WorldCom làm việc bí mật vào ban đêm để tìm ra một khoản gian lận trị giá 3,8 tỷ USD. Ngay sau đó, ủy ban kiểm toán và HĐQT thông báo về vụ gian lận này khiến cho CFO và Kiểm soát tài chính của WorldCom bị sa thải. Authur Andersen rút lại ý kiến kiểm toán cho năm 2001.

4. Những tác nhân chính

CEO Bernard Ebbers và hệ thống Quản trị Công ty yếu.

5. Chuyện vui

Nhờ có scandal này mà Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley về Quản trị Công ty.

IV. TYCO INTERNATIONAL

1. Thông tin chung

Tyco International thành lập từ năm 1960 tại Mỹ và hoạt động ở trên 100 Quốc gia . Tyco được mệnh danh là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị điện, thiết kế và lắp đặt hệ thống viễn thông dưới biển, hệ thống phòng chống hỏa hoạn và an toàn điện. Từ năm 1986, Tyco International đã có hơn 40 lần mua bán sáp nhập lớn nhỏ trên toàn thế giới.

2. Chuyện gì đã xảy ra

CEO (Dennis Koslowski) cùng với CFO (Mark Swartz) của Tyco bị buộc tội vì đã tự cho mình hưởng những ưu đãi về lãi suất của những khoản vay cá nhân với Công ty mà thiếu sự phê duyệt của HĐQT. Những khoản vay phát sinh này là một phần của chương trình “Các khoản vay cho nhân viên ưu tú”. Những lãnh đạo cấp cao này còn bị buộc tội bán cổ phiếu phổ thông do mình nắm giữ mà không thông báo cho nhà đầu tư (Theo Ủy ban Chứng khoán thì nếu lãnh đạo cấp cao bán cổ phiếu cần được sự đồng ý của Đại hội đồng Cổ đông do lo sợ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp). CEO, và CFO của Tyco đã bị buộc tội vì lấy trộm đến 600 triệu USD thông qua các khoản lương thưởng mà chưa được HĐQT phê duyệt.

Các tin đồn về việc mua rèm phòng tắm lên đến 6,000 USD, thùng rác 2,000 USD là minh chứng rất rõ ràng cho việc sử dụng sai ngân sách của doanh nghiệp. Các lãnh đạo cấp cao của Tyco đương nhiên là đã can thiệp vào hệ thống kế toán nhằm che dấu sự thật cũng như đối phó với sự giám sát của các thành viên HĐQT.

3. Tại sao bị phát hiện

Năm 2002, Koslowski bị điều tra trốn thuế do không chi trả thuế giá trị gia tăng cho một tác phẩm nghệ thuật với giá trị 13 triệu USD bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, Koslowski từ chức vì lý do “cá nhân” và được thay bởi người mới càng làm tăng thêm nghi vấn về các vấn đề không minh bạch của doanh nghiệp. Tháng 09 năm 2002, các lãnh đạo cấp cao bao gồm cả CEO và CFO đều bị cáo buộc vì đã không thuyết minh các khoản vay của họ với Công ty cho Cổ đông. Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu cả hai bồi hoàn lại cho doanh nghiệp những khoản thiệt hại mà họ đã gây ra.

4. Những tác nhân chính

Thiếu đạo đức kinh doanh của tầng lớp quản lý cùng các điểm yếu trong hệ thống Quản trị Công ty.

5. Chuyện vui

Koslowski đã tổ chức sinh nhật cho vợ với chi phí lên đến 2 triệu USD tại một hòn đảo ở Italia.

V. SATYAM COMPANY

1. Thông tin chung

Satyam thành lập năm 1987 ở Ấn Độ và nhanh chóng trở thành Doanh nghiệp phát triển nhanh thứ 04 tại thị trường này với thị phần lên đến 9%. Satyam có 53.000 nhân viên với doanh thu hàng năm khoảng 2,1 tỷ USD và là doanh nghiệp đầu tiên của Ấn Độ niêm yết trên các sàn giao dịch Quốc tế như NYSE, DOW, EURONEXT.

2. Chuyện gì đã xảy ra?

  • Raju và anh trai là Rama Raju đã bị bắt vì những cáo buộc vì phá vỡ niềm tin, lừa dối, và làm sai lệch các ghi nhận kế toán.
  • Raju đã phá vỡ các quy tắc về gián điệp thông tin trong doanh nghiệp.
  • Khai khống 13.000 nhân viên để chuyển khoản tiền lương của số nhân viên này về tài khoản cá nhân của mình. Như vậy số nhân viên thực tế của Satyam chỉ là 40.000 thay vì 53.000 như các báo cáo chính thức.
  • Raju cũng bị cáo buộc dùng tiền của Công ty cho các mục đích cá nhân đặc biệt là việc mua lại Công ty của con trai ông.
  • Bảng cân đối kế toán của Satyam tại ngày 30 tháng 09 năm 2008 đã khai khống tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến gần 1 tỷ USD, một khoản chi phí phải trả khoảng 70 triệu USD. Khai thiếu một khoản nợ lên đến 200 triệu USD.
  • Kiểm toán của Satyam (PwC Ấn Độ) được coi là một đồng lõa trong vụ bê bối này khi không thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán như xác nhận ngân hàng, lãi vay và xác nhận phải thu khách hàng.

3. Tại sao bị phát hiện

Một người trong doanh nghiệp viết email cho HĐQT nói về các câu chuyện đã xảy ra khiến CEO phải tự thú.

Mọi chuyện đã đi quá xa nên Raju tự thú “Mọi chuyện giống như ở trên lưng cọp, bạn không biết làm sao mà xuống được để không bị ăn thịt”.

4. Những tác nhân chính

Thiếu sự giám sát của HĐQT với các hoạt động của CEO (điểm yếu trong Quản trị Công ty) cùng sự thông đồng của Kiểm toán viên

5. Chuyện vui

Vợ của Raju đã viết một cuốn sách để tặng Raju với chủ đề “Chủ nghĩa hiện sinh” (một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý)

>Xem thêm: 05 Vụ Bê Bối Kế Toán Lớn Nhất Mọi Thời Đại Phần 1

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Lý Do F2 F3 ACCA Là Môn Học Được Các Học Viên Chọn Đầu Tiên

F2 F3 ACCA - Kế toán quản trị và Kế toán tài chính - thường...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Vô Hình

Bên cạnh tài sản cố định hữu hình thì các tài sản cố định vô...

Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 9 Năm 2022 [Mới Nhất]

Rất nhiều học viên đang “chạy nước rút" chuẩn bị cho kỳ thi ACCA tháng...

[Case Study] Cash Flow – Ảnh Hưởng Của AR, AP, Inventory Đến Dòng Tiền

Các bạn có gặp khó khăn trong việc giải bài tập F3 không? Dưới đây là...

#1 ACCA P5 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA P5 là một trong các môn học tự chọn thuộc cấp độ chiến lược...

Đặc Quyền Fast-Track Nhờ Hoàn Thành 9F ACCA Trước Khi Tốt Nghiệp – Chia Sẻ Từ Sinh Viên Kế Toán Viện ISB

Theo học ACCA ngay từ năm nhất, đến nay, bạn Tô Bảo Ngân, sinh viên...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt Nam...

Học ACCA Chuyển Đổi Sang CPA Việt Nam Như Thế Nào?

Cách để chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam dễ hay khó? Cách chuyển...