ACCA20/06/2024

Các Kỳ Tuyển Dụng BIG4 (Deloitte, KPMG, EY & PwC)

1. Kỳ tuyển dụng BIG4

BIG4 có 2 kỳ tuyển dụng lớn trong năm gồm Internship Recruitment Program và Fresh Graduate Recruitment Program:

Internship Recruitment Program:

  • Thời gian: Bắt đầu nộp hồ sơ từ tháng 7 – 8 tùy theo năm
  • Số lượng: Khoảng 40 – 70 người mỗi BIG4
  • Đối tượng: Sinh viên năm cuối đại học, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng 1 năm chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Luật, Thuế, Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế và các ngành liên quan

Fresh Graduate Recruitment Program:

  • Thời gian: Bắt đầu nộp hồ sơ từ tháng 3
  • Số lượng: Khoảng 10 – 20 người mỗi BIG4
  • Đối tượng: Sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi.

Ngoài ra BIG4 còn có chương trình thực tập mùa hè cho các bạn du học sinh tại nước ngoài có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè mang tên Summer Internship Recruitment Program:

  • Thời gian: Bắt đầu từ tháng 1
  • Số lượng: Khoảng dưới 10 người
  • Đối tượng: Du học sinh người Việt có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè.

>>> Xem thêm: Khám phá các vòng tuyển dụng của BIG4 và Non-BIG4: EY, KPMG, PwC, Deloitte, VACO, A&C, Grant Thornton, AASC.

2. Các vòng thi tuyển vào BIG4

Để trở thành một nhân viên của BIG4, ứng viên sẽ trải qua bốn vòng tuyển dụng như sau:

  • Vòng hồ sơ
    • Chuẩn bị hồ sơ bao gồm Application form (theo mẫu của công ty), Cover letter, CV, và các chứng chỉ, giấy khen cần thiết.
    • Hình thức nộp đơn: Online, bao gồm việc điền thông tin vào Application form của từng công ty và đính kèm hồ sơ đã chuẩn bị.
  • Vòng đánh giá năng lực: Mục tiêu của việc Kiểm tra kiến thức sẽ phụ thuộc vào chiến lược tuyển dụng của từng công ty:
    • EY đánh giá toàn diện với sự cân bằng giữa tiếng Anh, logic và chuyên ngành.
    • Deloitte đánh giá sâu về chuyên ngành.
    • KPMG và PwC đánh giá cao khả năng tiếng Anh và tư duy logic của ứng viên.
    • Các firm sẽ đánh giá khả năng tiếng Anh, logic, chuyên ngành, viết luận và hiểu biết xã hội của ứng viên.
  • Vòng phỏng vấn nhóm: Ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn nhóm, trong đó sẽ được giao một Case study để phân tích, giải quyết và trình bày cùng nhóm và nhà tuyển dụng, thường bằng tiếng Anh. Chủ đề thảo luận có thể là kiến thức xã hội thông thường hoặc kiến thức chuyên ngành.
  • Vòng phỏng vấn cá nhân: Trong phỏng vấn cá nhân, nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội hoặc văn hóa của công ty. Ứng viên cần chuẩn bị một tác phong tự tin, hòa nhã và thẳng thắn để tạo ra ấn tượng và ghi điểm với người phỏng vấn.

Hiện nay, nhiều firm sẽ có đặc quyền Fast Track cho ứng viên khi họ đã hoàn thành 9F ACCA và thoả mãn các điều kiện khác về GPA cũng như tiếng Anh. Chương trình Fast Track mở ra cơ hội cho các ứng viên đáp ứng điều kiện được miễn tham gia các vòng đánh giá hoặc phỏng vấn năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho họ tham gia trực tiếp vào vòng phỏng vấn cá nhân. Tham gia vào chương trình này, ứng viên tài năng có thể thể hiện và phát triển kỹ năng cá nhân của mình, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh và tăng tốc trong quá trình ứng tuyển.

>>> Ứng viên có thể tham khảo chương trình Fast Track cho 2024 được PwC công bố tại đây

Một lần nữa, có thể thấy rằng việc học chứng chỉ ACCA sớm ngay từ năm nhất sẽ là một lợi thế vô cùng lớn nếu bạn có định hướng làm việc tại các BIG4. ACCA không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về Kế toán và Tài chính mà còn tăng sự hứng thú và phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như mở ra cơ hội phát triển. Đồng thời, qua quá trình học, bạn còn xây dựng mối quan hệ với các thầy cô và bạn bè có kinh nghiệm và mục tiêu chung. Hơn thế nữa, việc hoàn thành các môn ACCA là cơ hội để bạn vào thẳng vòng phỏng vấn cuối nhờ vào đặc quyền Fast Track.

>>> Tìm hiểu về khóa học ACCA: tại đây

3. Tiêu Chí Tuyển Dụng BIG4 Chung Cho Kỳ Internship Và Fresh Graduate

Mặc dù cách đánh giá còn tùy thuộc vào nhu cầu và văn hóa của mỗi BIG4, vẫn có những tiêu chí chung của BIG4 đối với các ứng viên:

  • Hiện đang theo học đại học chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Luật, Thuế, Ngân hàng và các ngành liên quan;
  • Thành thạo tiếng Anh kỹ năng nói và viết;
  • Thành thạo ngoại ngữ thứ 3 như: Hàn/ Trung/ Nhật là một lợi thế;
  • Thành thạo sử dụng máy tính: Words, Excel, Powerpoint;
  • Có đam mê và nhiệt huyết trong việc học hỏi từ đồng đội hoặc quản lý;
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Lộ trình thăng tiến tại BIG4 nhìn chung bắt đầu từ vị trí Internship, Associate 1, Associate 2 tới Senior Associate 1,2,3 rồi Manager. Đối với Intern, các bạn sẽ được làm quen và hỗ trợ các công việc đơn giản như Kiểm kê hoặc các phần hành đơn giản liên quan đến tài sản cố định, tiền mặt… Khi phát triển lên vị trí Associate 1, Associate 2 bạn sẽ đảm nhiệm các công việc phức tạp và có độ khó cao hơn. Lúc này công việc của bạn sẽ liên quan đến các yếu tố của báo cáo Tài chính như doanh thu, giá vốn, thuế,..

Sơ đồ minh họa lộ trình thăng tiến tại BIG4 (Nguồn: Deloitte)

Đối với vị trí Senior, bạn vừa phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, vừa phải có các kỹ năng đàm phán, giao tiếp với khách hàng. Không những thế, Senior sẽ đảm nhiệm việc đào tạo cho các nhân viên và intern mới.  

4. Những Điểm Khác Biệt Giữa Kỳ Internship và Fresh Graduate

Kỳ tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn về kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc so với kỳ Internship. Bởi, xét về mục đích tuyển dụng, kỳ Internship thường được mở ra nhằm tạo cơ hội cho đối tượng là các bạn sinh viên. Trong khi đó, kỳ Fresh Graduate tại các BIG4 lại hướng đến việc tuyển chọn staff chính thức. Vì vậy mà các kỳ Fresh Graduate thường sẽ có yêu cầu cao hơn, việc tuyển chọn gắt gao và mức độ cạnh tranh khá lớn. BIG4 có thể yêu cầu bạn thêm về thành thạo ngoại ngữ thứ ba: Hàn, Nhật, Trung cho khối khách hàng đặc thù hoặc bằng cấp quốc tế chuyên ngành về Kế toán, Kiểm toán như ACCA, CPA Việt/Úc cho các công việc có tính chuyên môn cao.

Trước đây, các kỳ Fresh Graduate chỉ thường dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên gần đây, các công ty BIG4 đã mở rộng cơ hội và chấp nhận các sinh viên cuối năm 3 lên năm 4 vẫn được tham gia ứng tuyển. 

5. Lí Do Bạn Nên Làm Việc Tại BIG4 (Intern/ Fresh Graduate)

BIG4 là điểm xuất phát mơ ước của nhiều sinh viên trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tài chính với nhiều lợi ích về mức lương và cơ hội phát triển sự nghiệp. Có thể nói lộ trình thăng tiến tại BIG4 vô cùng rộng mở, có cấp bậc rõ ràng, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định cho nhân viên. 

Phúc lợi tuyệt vời tại BIG4 bao gồm mức thu nhập ổn định, chính sách đãi ngộ tốt và cơ hội tham gia các khóa học uy tín như ACCA.. BIG4 chú trọng vào việc xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên tục. 

Mức lương dành cho vị trí Intern tại BIG4 dao động khoảng 3,000,000 – 4,000,000 VNĐ/tháng kèm các khoản thuế và bảo hiểm. Đây là mức lương tương đối cao đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Chỉ riêng lý do này đã khiến cho cơ hội thực tập tại BIG4 trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ.

6. Chuẩn Bị Cho Kỳ Tuyển Dụng BIG4

Thông thường, các bạn trẻ sẽ chọn thi Internship ngay từ đầu năm 4 và đi thực tập vào cuối năm 4 đại học. Thời gian nộp hồ sơ bắt đầu từ tháng 8, khi các bạn vừa nhập học. Các bạn nên chuẩn bị 1 lộ trình các bước để thi đỗ BIG4 từ sớm; bao gồm nghiên cứu các BIG4, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và giấy tờ cần thiết cho việc ứng tuyển và phỏng vấn.

Nếu như bạn không thành công tại kỳ Internship, bạn vẫn có cơ hội tham gia vào kỳ Fresh Graduate vào tháng 3 năm sau đó hoặc kỳ Internship năm sau. Đối với kỳ Internship, một số BIG4 sẽ vẫn tuyển các bạn đã tốt nghiệp đại học trong vòng 1 năm.

7. Vì sao nên học ACCA trước khi tham gia tuyển dụng BIG4

Việc học ACCA trước khi tham gia tuyển dụng vào các công ty Kiểm toán BIG4 mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Đầu tiên, ACCA không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn đào tạo và phát triển 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success. Trong đó bao gồm:

  • Tính hợp tác (Collaboration): Kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc của BIG4, với việc phối hợp cùng đồng nghiệp và khách hàng. Các ứng viên ACCA được đào tạo để hiểu và tôn trọng sự đa dạng trong nhóm làm việc.
  • Tính chuyên gia (Expertise): Sau khi hoàn thành các môn chuyên ngành như FA, MA, FR, TX, AA, FM, học viên ACCA đã có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán, Tài chính và Quản trị doanh nghiệp, chuẩn bị cho công việc Kiểm toán và Tư vấn.
  • Năng lực số (Digital): Sự hiểu biết về công nghệ thông tin và kỹ năng làm việc với dữ liệu số là rất quan trọng trong môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, giúp tăng cường khả năng phân tích và tư vấn cho khách hàng.
  • Tính đạo đức (Ethics): Sự minh bạch và tính đạo đức cao là yếu tố không thể thiếu trong ngành Kiểm toán, đặc biệt khi làm việc với các khách hàng quan trọng và tài sản của họ.
  • Tính chuyên sâu (Insight): Khả năng phân tích sâu sắc và đưa ra cái nhìn chiến lược về tình hình Tài chính và quản trị của doanh nghiệp là một trong những điểm mạnh của những người học ACCA.
  • Tính bền vững (Sustainability): BIG4 đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá và tư vấn về bền vững kinh doanh và những người học ACCA được đào tạo để hiểu và đáp ứng những yêu cầu này.
  • Năng lực lãnh đạo (Drive): Sự tự chủ, khả năng đưa ra quyết định và thúc đẩy sự phát triển là những phẩm chất quan trọng của một lãnh đạo trong ngành Kiểm toán và Tư vấn.

Hơn nữa, ACCA là một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, đảm bảo rằng những người sở hữu nó đã được đào tạo với tiêu chuẩn quốc tế và có thể làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế như của BIG4. Điều này phản ánh vào sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trong các dự án mà BIG4 tham gia, đòi hỏi nhân sự có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả với các đối tác và khách hàng trên toàn cầu.

Cuối cùng, việc ACCA cung cấp chương trình Fast Track giúp những người đã có kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan có thể tăng tốc độ hoàn thành chương trình, làm tăng cơ hội tham gia vào các dự án và công việc quan trọng trong BIG4.

8. Gợi ý lộ trình ACCA để chinh phục BIG4 

ACCA thường được chia thành 4 giai đoạn học:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, các bạn sẽ học các môn nền tảng cơ bản (Applied Knowledge) như:

  • Management Accounting (MA/F2): Đây là môn học cung cấp kiến thức nền tảng về hạch toán Kế toán – Tài chính cho một doanh nghiệp theo chuẩn mực Kế toán quốc tế IFRS.
  • Financial Accounting (FA/F3): Cung cấp kiến thức về nền tảng quản trị một doanh nghiệp và đưa ra quyết định trong việc vận hành doanh nghiệp. 
  • Business and Technology (BT/F1): Môn học cung cấp kiến thức tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Corporate and Business Law (LW/F4): Cung cấp kiến thức về khung pháp lý hoạt động doanh nghiệp

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn Applied Skills Level và bạn nên học các môn theo thứ tự như sau:

  • Financial Reporting (FR/F7): Học hạch toán giao dịch theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS
  • Audit and Assurance (AA/F8): Hiểu yêu cầu của các quy trình Kiểm toán
  • Taxation (TX/F6): Học các sắc thuế doanh nghiệp phải tuân thủ như CIT, PIT, FCT,…
  • Performance Management (PM/F5): Cung cấp kiến thức về quản trị doanh nghiệp 
  • Financial Management (FM/F9): Cung cấp kiến thức về quản trị Tài chính doanh nghiệp và cách định giá doanh nghiệp

Hoàn thành 9F ACCA sẽ là lợi thế khi tham gia vào quá trình tuyển dụng các Kỳ Internship và Fresh Graduate tại BIG4.

>>> Tìm hiểu về khóa học ACCA: tại đây

9. Học viên SAPP được hỗ trợ như thế nào khi tham gia thi tuyển tại BIG4

SAPP là đơn vị đào tạo ACCA hàng đầu Việt Nam và đã giúp hàng nghìn học viên chinh phục được ước mơ làm việc tại BIG4. Học viện không ngừng cải tiến và phát triển để tối ưu hóa trải nghiệm của học viên thông qua bộ phận Personalized Experience với mục tiêu hỗ trợ học viên khi tham gia thi tuyển BIG4: sửa CV, hỗ trợ phỏng vấn, hỗ trợ Kết nối với nhà tuyển dụng thông qua các workshop, webinar có diễn giả tới từ các firm, đưa học viên đi office tour).

Hơn 90% học viên ACCA của SAPP đã, đang làm việc tại BIG4 và các doanh nghiệp TOP đầu trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Bảng Nguyên Lý Kế Toán Thông Tư 200 Mới Nhất Hiện Nay

Bảng nguyên lý kế toán là hệ thống những quy chuẩn, nguyên tắc được nhà...

Tổng Hợp Các Nguồn Học Tiếng Anh Chuyên Ngành – Phần 2

Trong phần 2 này, SAPP tiếp tục tổng hợp 6 nguồn học tiếng Anh chuyên...

Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 03 Năm 2023 [Mới Nhất]

Kỳ thi ACCA đầu tiên trong năm 2023 sắp “gõ cửa” ngay sau Tết, hãy...

#Thời Hạn Nộp Thuế GTGT Và Mức Phạt Khi Nộp Thuế Chậm

Nắm rõ thời hạn nộp thuế GTGT là một phần quan trọng trong quản lý...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển BDO Kỳ Fresh Graduate 2017

Nếu bạn đắn đo nên chọn công ty kiểm toán nào để đồng hành thì BDO...

Tài Liệu Học F6 ACCA

F6 ACCA là môn học đề cập đến mảng Thuế. Môn học giúp nâng cao kiến...

Vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức và ý nghĩa

Vòng quay khoản phải thu là một chỉ số cần được theo dõi chặt chẽ...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Thường Gặp Về Khoản Phải Thu

Khoản phải thu là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng trong Bảng cân đối...