ACCA20/06/2024

#1 Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định Chuẩn Nhất & Có Ví Dụ

 

Khấu hao tài sản cố định là gì? Có những cách tính khấu hao tài sản cố định nào? Tại sao giá trị này lại quan trọng với doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi được gửi tới SAPP Academy nhiều nhất trong thời gian gần đây. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ giải đáp cho bạn đọc tất tần tật về chủ đề khấu hao tài sản cố định và các phương pháp chuẩn nhất để hạch toán phần hành này!

Khấu hao là thuật ngữ chúng ta sử dụng để chỉ sự mất giá trị của một tài sản cố định trong suốt thời gian tồn tại của nó. Nói chung, khấu hao chỉ xảy ra đối với tài sản cố định, chẳng hạn như tài sản, xe cộ hoặc máy móc vì chúng là tài sản hữu hình, vật chất mà doanh nghiệp của bạn sở hữu.

Hoặc có thể hiểu theo nghĩa khác, khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách hợp lý, có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng. Nhưng không phải tất cả tài sản cố định đều đủ điều kiện khấu hao theo thời gian. Vậy những điều kiện và quy định trích khấu hao tài sản cố định là gì?

cách tính khấu hao tài sản cố định

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

  • TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

  • TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất;

  • TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính);

  • TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp;

  • TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng);

  • TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

  • TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp;

  • Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Mặt khác, dựa theo Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 45/2013/TT-BTC:

Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định được thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và tài sản đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao TSCĐ được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên căn cứ giải trình rõ những nội dung sau:

  • Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo như thiết kế;

  • Hiện trạng của TSCĐ (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, thực tế tình trạng của tài sản);

  • Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ tới kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ những tổ chức tín dụng;

  • Đối với những tài sản hình thành từ các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BCC thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.

Doanh nghiệp chỉ được phép thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao tài sản cố định đảm bảo không được vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hay ngược lại tại năm quyết định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo như đúng quy định.

Thẩm quyền phê duyệt về Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:

  • Bộ Tài chính phê duyệt:

  • Đối với Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên được các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

  • Các công ty con của Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

  • Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với những Tổng công ty, công ty độc lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính ở trên địa bàn.

Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính để xác định thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ cụ thể như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A – Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực

8

15

2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí

7

20

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

15

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

6

15

B – Máy móc, thiết bị công tác

1. Máy công cụ

7

15

2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng

5

15

3. Máy kéo

6

15

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

6

15

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

15

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

15

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

6

15

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

10

20

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

5

15

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

7

15

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

15

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

6

15

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình

3

15

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

6

10

18. Máy móc, thiết bị công tác khác

5

12

19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu

10

20

20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí

7

10

21. Máy móc thiết bị xây dựng

8

15

22. Cần cẩu

10

20

C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

10

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

5

10

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D – Thiết bị và phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

10

E – Dụng cụ quản lý

1. Thiết bị tính toán, đo lường

5

8

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

5

10

G – Nhà cửa, vật kiến trúc

1. Nhà cửa loại kiên cố

25

50

2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe…

6

25

3. Nhà cửa khác

6

25

4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi…

5

20

5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng

6

30

6. Bến cảng, ụ triền đà…

10

40

7. Các vật kiến trúc khác

5

10

H – Súc vật, vườn cây lâu năm

1. Các loại súc vật

4

15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

6

40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.

2

8

I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.

4

25

K – Tài sản cố định vô hình khác.

2

20

Lưu ý: Nếu trích khấu hao nhiều hơn khung thời gian quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

4.1. Cách tính khấu hao theo đường thẳng

Công thức tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:

 

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định

 

=

 

Nguyên giá của tài sản cố định

 

Thời gian trích khấu hao

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/ 12 tháng

Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng các bạn trích khấu hao luôn theo công thức sau:

Mức khấu hao trong tháng p/s = (Mức trích khấu hao theo tháng x Số ngày sử dụng trong tháng)/ Tổng số ngày của tháng p/s

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ cụ thể:

Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số …./2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu – 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng – 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng = 1.250.000 đồng/ tháng

Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

4.2 Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

x

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

 

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

 

=

1

 

x 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t <,= 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <,= 6 năm)

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm)

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Ví dụ cụ thể:

Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

  • Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

  • Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

  • Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

  • Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%);

  • Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)].

4.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm 

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

 

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

 

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Sản lượng theo công suất thiết kế

– Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Ví dụ cụ thể:

Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 1

14.000

Tháng 7

15.000

Tháng 2

15.000

Tháng 8

14.000

Tháng 3

18.000

Tháng 9

16.000

Tháng 4

16.000

Tháng 10

16.000

Tháng 5

15.000

Tháng 11

18.000

Tháng 6

14.000

Tháng 12

18.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

  • Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

  • Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế tháng

(m3)

Mức trích khấu hao tháng

(đồng)

1

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

2

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

3

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

4

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

5

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

6

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

7

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

 

Tổng cộng cả năm

35.437.500

4.4. Phương pháp sử dụng tổng số năm khấu hao

Công thức xác định

MKH = NGKH x TKHt

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

 

TTSi

 

=

Số năm sử dụng còn lại

Tổng số thứ tự theo năm sử dụng

Ví dụ đối với tính Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao: Nếu một tài sản cố định có thời gian sử dụng là 5 năm, tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính như sau:

Ví dụ đối với tính Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao: Nếu một tài sản cố định có thời gian sử dụng là 5 năm, tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính như sau:

Thứ tự năm sử dụng

Số năm sử dụng còn lại

Tỉ lệ khấu hao

1

5

5/15*

2

4

4/15

3

3

3/15

4

2

2/15

5

1

1/15

Cộng: 15

 

Cộng 15/15 = 100%

Chú ý: 15* = 1 + 2 + 3 + 4 + 5

Ví dụ cụ thể: Ngày 19/09/20X1 mua mới máy photo trị giá 120 triệu chưa bao gồm thuế GTGT sử dụng khối văn phòng, thời gian khấu hao của công ty là 05 năm. Vì theo tính chất máy móc giá trị và chất lượng sử dụng theo thời gian nên Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tổng số thứ tự năm sử dụng.

Bài giải:

Tổng số thứ tự theo năm sử dụng: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15

Tỷ lệ khấu hao năm thứ nhất = 5/15 = 1/3

Tỷ lệ khấu hao năm thứ hai = 4/15

…..

Tỷ lệ khấu hao năm thứ 5 = 1/15

Phương pháp này sẽ tính như sau:

Thứ tự năm

sử dụng

Số năm sử

dụng còn lại

Tỷ lệ khấu hao

Nguyên giá

Khấu hao

Hao mòn lũy kế

1

5

5/15

120.000

40.000

40.000

2

4

4/15

120.000

32.000

72.000

3

3

3/15

120.000

24.000

96.000

4

2

2/15

120.000

16.000

112.000

5

1

1/15

120.000

8.000

120.000

Tổng

 

 

 

120.000

 

Trên đây là những kiến thức mà kế toán viên cần biết liên quan đến nội dung về khấu hao tài sản cố định. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về chủ đề này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với SAPP Academy ngay nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vì Sao Kiến Thức Môn AA/F8 ACCA Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Chinh Phục Kỳ Tuyển Dụng Của BIG4?

Bên cạnh môn FA/F3 và FR/F7 ACCA, việc học môn AA/F8 ACCA -  Audit &...

# Nguyên Tắc Phù Hợp Là Gì? Nội Dung Của Nguyên Tắc Phù Hợp

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán là yếu tố quan trọng để đảm bảo...

Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 03 Năm 2023 [Mới Nhất]

Kỳ thi ACCA đầu tiên trong năm 2023 sắp “gõ cửa” ngay sau Tết, hãy...

Khám Phá Kinh Nghiệm Tuyển Dụng AASC Kỳ Internship 2017

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (gọi tắt là AASC), đổi tên từ Công...

#1 ACCA SBR (P2 Cũ) Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay (Update 2024)

Nếu bạn đã và đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã không...

Kế – Kiểm – Tài Chính Làm Tại Doanh Nghiệp Nước Ngoài Có Thực Sự Cần Chứng Chỉ ACCA Không?

Để có thể “bước chân” vào môi trường doanh nghiệp FDI, nhân sự Kế -...

Nguyên Tắc Thận Trọng Kế Toán Và Những Điều Cần Nắm Rõ

Nguyên tắc thận trọng kế toán đảm bảo tính chính xác của thông tin tài...

#1 Ngành Kế Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cần Gì Khi Đi Khi Xin Việc?

Theo thống kê thì ngành kế toán luôn thuộc top 3 những ngành nghề dễ...