ACCA07/11/2024

Gợi Ý Lộ Trình Học ACCA Từ Prize Winner “Double Kill” Cùng Lúc 2 Môn AA/F8, FM/F9

Là Prize Winner thuộc Top 1 Việt Nam/Top 6 Thế giới môn AA/F8, cùng lúc đạt 82/100 điểm môn AA/F8 và FM/F9 trong kỳ thi ACCA tháng 9/2024, hay trở thành thực tập sinh Kiểm toán tại EY là hàng loạt thành tích “khủng” mà Nguyễn Trí Minh, sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế TP HCM, học viên tại SAPP Academy sở hữu. Hãy cùng lắng nghe cậu bạn “bật mí” về lộ trình học ACCA và các bí quyết ôn thi ở bài viết dưới đây nhé!

Lý do nào khiến Trí Minh quyết định chinh phục chứng chỉ ACCA? Đến hiện tại, bạn đã hoàn thành được bao nhiêu môn trong chương trình ACCA?

Do mình bắt đầu học ACCA từ sớm (giữa năm nhất đại học) nên hiện tại, mình đã hoàn thành 8/13 môn của chương trình ACCA. Vào thời điểm đó, mình có tự tìm hiểu và so sánh các chứng chỉ nghề nghiệp khác nhau, trong đó có ACCA. Sau khi đọc qua về chương trình học và mục tiêu học tập của vài môn, mình thấy chứng chỉ ACCA rất phù hợp với định hướng bản thân nên mình quyết định học luôn từ đấy. 

Trong quá trình học thì bố mẹ và gia đình rất ủng hộ khi thấy mình có niềm đam mê theo đuổi chứng chỉ. Đồng thời, quá trình học ACCA của mình bị ảnh hưởng khá nhiều từ anh chị khóa trên với những thành tích xuất sắc như đạt giải cao ở các cuộc thi học thuật, thực tập ở BIG4,… Đặc biệt hơn cả, hầu như mọi người đều có định hướng học ACCA từ rất sớm. Đó là yếu tố quan trọng đã thôi thúc mình theo đuổi và chinh phục chứng chỉ ACCA.

Có thể nói, việc học ACCA đã giúp mình hình thành nền tảng kiến thức chắc chắn về Kế – Kiểm – Tài chính và Thuế. Do đó, mình thấy việc học các môn trên trường cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, nhờ sự liên kết giữa kiến thức học thuật và thực tế. Ngoài ra, mình cũng tin rằng chứng chỉ ACCA sẽ là một bước đệm quan trọng giúp mình tự tin phát triển sự nghiệp. Mình đang hướng tới mục tiêu trở thành ACCA Member – một cột mốc sẽ mang lại cho bản thân nhiều cơ hội việc làm mơ ước. 

Nhận tư vấn lộ trình ACCA Blended cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XdPkL0

Bạn nghĩ newbie có thể bắt đầu học ACCA từ đâu, dựa trên kinh nghiệm của bản thân? 

Theo mình, các newbie nên bắt đầu học ACCA từ cấp độ 1 với những môn nền tảng như BT/F1, MA/F2, FA/F3.  Tuy nhiên, FA/F3 thường là lựa chọn phổ biến với nhiều người mới. Trước khi chính thức bước vào hành trình ACCA, bạn nên tìm hiểu kỹ về các nội dung, tài liệu học tập và hiểu rõ giá trị mà ACCA có thể mang lại cho sự nghiệp của mình.

Mình cho rằng sở hữu một lộ trình học tập rõ ràng là điều cần thiết khi học ACCA, giúp bạn duy trì định hướng và đạt hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể lấy ý kiến của người thân, bạn bè, những anh chị có cùng ngành học để tham khảo lộ trình của họ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, tư vấn từ các trung tâm uy tín. Theo đuổi chứng chỉ ACCA là một hành trình dài đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và sự nỗ lực. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì kế hoạch học tập, tránh các gián đoạn không cần thiết, và luôn giữ vững động lực để đạt mục tiêu.

Bạn đánh giá như thế nào về giá trị của ACCA tính đến thời điểm hiện tại? 

Cá nhân mình cho rằng chứng chỉ ACCA cung cấp nền tảng kiến thức đa dạng từ nhiều lĩnh vực như Kế – Kiểm – Tài chính và Thuế. Nếu chương trình đại học tại Việt Nam chủ yếu xoay quanh VAS (Chuẩn mực kế toán Việt Nam), thì ACCA sẽ giúp bổ sung kiến thức về IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế). Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam dự kiến sẽ chuyển đổi từ VAS sang IFRS. Đó cũng là một trong những lý do mà mình muốn theo đuổi chứng chỉ ACCA và trở thành ACCA Member.

Ngoài ra, ACCA còn trang bị cho học viên cái nhìn tổng quan và khả năng thích ứng linh hoạt. Kiến thức từ ACCA có thể ứng dụng ở nhiều vị trí khác nhau, không chỉ trong Kế toán hay Kiểm toán mà còn ở các lĩnh vực như Tài chính, Phân tích dữ liệu, Quản lý rủi ro,… Điều này đặc biệt phù hợp với những bạn mong muốn chuyển đổi ngành nghề hoặc mở rộng phạm vi công việc trong tương lai.

Còn đối với các bạn sinh viên, học ACCA từ sớm sẽ giúp tiếp cận dễ dàng hơn với các môn học trên trường, giảm áp lực và thời gian học để đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, với nền tảng kiến thức thực tiễn từ ACCA sẽ giúp bạn định hình tư duy hệ thống và kỹ năng quản lý thời gian, qua đó chuẩn bị tốt hơn cho hành trình nghề nghiệp sau này.

Nhận tư vấn lộ trình ACCA Blended cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XdPkL0

Trí Minh có thể chia sẻ một chút về giai đoạn ôn thi hai môn AA/F8 và FM/F9 của mình được không? 

Mình bắt đầu ôn tập song song cả hai môn trước kỳ thi khoảng một tháng. Khó khăn lớn nhất có lẽ là việc quỹ thời gian của bản thân không nhiều, nhưng may mắn là mình đã học qua môn AA/F8 từ trước nên cũng giảm bớt áp lực khi ôn tập. Mình bắt đầu bằng cách tổng hợp các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi, sau đó tìm ra cách triển khai câu trả lời phù hợp với từng dạng câu hỏi: 

  • Đối với môn AA/F8, vì các dạng bài tập khá rõ ràng nên mình tập trung vào việc hiểu rõ ngữ cảnh của từng câu hỏi, phân tích dữ kiện kỹ càng để đưa ra câu trả lời chính xác. Mình nhận thấy một lỗi phổ biến khi làm bài thi AA/F8 là câu trả lời không bám sát yêu cầu đề bài, không đưa ra ý tưởng rõ ràng dẫn đến mất điểm. Vì vậy, mọi người cần luyện viết nhiều, hiểu ý của đề bài và nắm vững các cấu trúc “ăn điểm”. Luyện tập nhiều sẽ giúp bạn trình bày ý tưởng mạch lạc và rõ ràng hơn.
  • Đối với FM/F9, mình thấy khó khăn nằm ở phần lý thuyết vì các câu hỏi có thể trải rộng trên toàn bộ kiến thức. Do đó, mọi người không nên “học tủ, học vẹt”. Ngoài ra, vì phần bài tập tính toán chiếm trọng số cao nên ghi nhớ và hiểu sâu các công thức là rất quan trọng. Trong khi ôn tập, mọi người cần nắm rõ cách trình bày, cũng như mạch ý tưởng của từng dạng bài để có thể áp dụng nhanh chóng trong phòng thi.

Về nguồn tài liệu ôn thi, mình sử dụng Past paper và Revision Kit mà SAPP cung cấp. Mình cho rằng một trong những yếu tố giúp pass rate của học viên SAPP vượt trội đến từ giáo trình Slide được trình bày tinh gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung. Tài liệu Slide chủ yếu được mô hình hóa, các điểm quan trọng đều được tô đậm (highlight). Điều này đã giúp mình tổng ôn kiến thức dễ dàng hơn.

Khi tham gia kỳ thi ACCA chính thức, chiến thuật làm bài của Trí Minh là gì? Bạn có lưu ý gì muốn nhắc nhở mọi người không?

Thực tế là mình không có quá nhiều chiến thuật trong phòng thi, chủ yếu bản thân đã ôn tập kỹ, sẵn sàng từ khâu chuẩn bị để có thể tự tin khi tham gia kỳ thi chính thức. Tuy nhiên, mình nghĩ điều quan trọng là bạn cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả để phân bổ hợp lý cho tất cả các câu hỏi:

  • Đối với AA/F8, mọi người dễ bị “cuốn” vào các câu hỏi đầu tiên và mất quá nhiều thời gian, dẫn đến không đủ thời gian để kiểm tra các câu sau. Vì AA/F8 yêu cầu viết luận nên mỗi ý đều cần sự chính xác, đúng hướng ngay từ đầu và bạn nên tránh để đến cuối mới kiểm tra lại toàn bộ.
  • Đối với FR/F9, vì câu hỏi yêu cầu tính toán nhiều nên khi làm, mình thường kiểm tra kỹ công thức và số liệu đã lấy đúng từ đề bài chưa. Với phần tính toán tự luận trên Excel, mọi người không nên làm quá nhanh hay quá tắt. Bạn cần phải trình bày càng rõ ràng, chi tiết thì càng giảm thiểu sai sót. Nếu có lỗi, giám khảo vẫn có thể dựa vào các phần khác để chấm điểm. Vì Excel trong kỳ thi không giống hoàn toàn với Excel thông thường như không dùng được mọi hàm, không căn chỉnh dòng được, nên mọi người cần luyện tập với giao diện từ trước để làm quen thông qua myACCA hay khoá học Online tại SAPP. 

Làm quen với giao diện thi ACCA từ sớm với khoá học ACCA Online: https://hubs.ly/Q02XdRfQ0

Sau khi tham gia học tại SAPP, bạn đánh giá như thế nào về chất lượng chuyên môn của khóa học ACCA? 

Mình tham gia học AA/F8 tại lớp học Offline và học FM/F9 qua nền tảng LMS. Xuyên suốt cả quá trình học ở SAPP, mình có một số nhận xét:

Về giảng viên: Các anh chị không chỉ giảng dạy đầy đủ kiến thức lý thuyết để mình có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi, mà còn lồng ghép nhiều tình huống thực tế vào bài giảng. Trong môn AA/F8, mình được thực hành với các bài Quiz thường xuyên, giúp ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Còn với môn FM/F9, dù học Online nhưng mình đánh giá giảng viên vẫn đi rất chi tiết vào từng nội dung, giải thích kỹ lưỡng các điểm quan trọng để mình hiểu sâu hơn về bài học.

Về tài liệu: Như mình đã chia sẻ, mình đánh giá cao sự chuyên môn hóa của Slide lý thuyết. Ngoài ra, khi cần thêm bất kỳ tài liệu nào, mình có thể nhắn tin trực tiếp cho SAPP và được hỗ trợ rất nhanh. Đội ngũ Hỗ trợ học viên của SAPP đã giúp mình ôn tập hiệu quả, giải đáp cặn kẽ mọi thắc mắc, kể cả khi mình chưa biết bắt đầu tìm hiểu quy định hay thông tư từ đâu.

Về phần ôn thi (revision): Trong 4 – 5 buổi revision của môn AA/F8, mình đã tiếp thu được nhiều góc nhìn mới và học hỏi thêm các kỹ thuật làm bài hiệu quả. Những buổi ôn tập này không chỉ giúp mình hiểu sâu hơn những phần kiến thức còn chưa rõ, mà còn mang lại sự tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Đối với môn FM/F9, phần revision cũng được tích hợp trực tiếp trong khóa học Online, giúp mình làm quen với giao diện thi thực tế. 

Nhận tư vấn lộ trình ACCA Blended cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XdPkL0

Làm quen với giao diện thi ACCA từ sớm với khoá học ACCA Online: https://hubs.ly/Q02XdRfQ0

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
10 Công Ty Kiểm Toán Lớn Nhất Việt Nam

1. Tiêu Chí Xếp Hạng Công Ty Kiểm Toán 1.1 Doanh Thu Lớn Nhất Việt...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 1

Tài sản cố định (Non-current assets) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp...

Hé Lộ Bí Quyết “Thi Đâu Trúng Đó” Của Thủ Khoa Học Viện Tài Chính Lương Lan Hương

Tốt nghiệp cử nhân Xuất sắc chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện...

5 Điều Sinh Viên Kế Toán – Kiểm Toán Ra Trường Cần Biết

Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại...

Kế – Kiểm – Tài Chính Làm Tại Doanh Nghiệp Nước Ngoài Có Thực Sự Cần Chứng Chỉ ACCA Không?

Để có thể “bước chân” vào môi trường doanh nghiệp FDI, nhân sự Kế -...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Tuyển I-Glocal Kỳ Fresh 2017

Được thành lập tại Việt Năm năm 2003, I-glocal là 1 công ty có thế...

#Mức Lương Ngành Kiểm Toán Hiện Nay Là Bao Nhiêu?

Mức lương ngành kiểm toán hiện đang được rất nhiều người quan tâm, mức lương...

Cost of sales là gì? Ví dụ và giải thích chi tiết

Cost of sales là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành Tài chính – Kế...