ACCA20/06/2024

10 Công Ty Kiểm Toán Lớn Nhất Việt Nam Năm 2016

Để đánh giá về quy mô cũng như chất lượng làm viêc của các công ty kiểm toán tại Việt Nam, có 2 tiêu chí quan trọng thường được sử dụng bao gồm: doanh thu và số lượng nhân sự. Trong đó, tiêu chí được sử dụng rộng rãi nhất là tiêu chí doanh thu. Dưới đây là top 10 công ty Kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính và VACPA năm 2016.

Nguồn tham khảo: tại đây!

1. Tiêu chí doanh thu

Doanh thu năm được cho là thước đo tổng quan nhất đánh giá “sức khỏe” và năng lực phát triển trong 1 năm vừa qua. Dưới đây là biểu đồ ghi lại doanh thu của top 10 doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam năm 2016.

1.1. Tổng doanh thu năm 2016

(Hình 1: Top 10 Công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam năm 2016)

Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy sự vượt trội của BIG4 so với các công ty Kiểm toán còn lại. So với năm 2015 khi mà Doanh thu của BIG4 dao động đều ở mức 700 tỷ, năm nay có thể nhận thấy sự sụt giảm đáng kể của KPMG, trong khi 3 BIG còn lại đều có sự tăng trưởng. Năm ngoái, EY đứng vị trí cuối trong 4 BIG nhưng năm nay đã bứt tốc lên vị trí đầu tiên.

1.2. Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán cho các công ty có lợi ích công chúng

Ở tiêu chí về Doanh thu kiểm toán cho các công ty có lợi ích công chúng, BIG4 vẫn luôn chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng. Cụ thể như sau:

(Hình 2: Top 10 công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất từ đơn vị lợi ích công chúng)

Theo số liệu về 50 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, BIG4 chiếm 82% lượng khách hàng, tương đương với 41/50 công ty. EY có lượng doanh thu từ khách hàng mang lợi ích công chúng cao nhất. Các khách hàng lớn của EY bao gồm: Vingroup, Vietcombank và Thế giới Di động…

PwC chỉ có 1 khách hàng duy nhất là Novaland. Các khách hàng mà PwC nhắm đến là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Deloitte vẫn chiếm ưu thế vượt trội khi nằm trong top 3 vì có lượng doanh thu ổn định từ các doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, 1 số công ty Non-BIG cũng đang trên đà phát triển tốt trong lĩnh vực này bao gồm: AASC, A&C, Anviet CPA, Grant Thornton, AASCN và AISC.

>>> Nguồn tham khảo: tại đây!

Có thể nhận thấy sự vượt trội của BIG4 trong các tiêu chí về doanh thu. Tuy nhiên, khi so sánh về 1 số các chỉ tiêu khác khoảng cách đã được thu hẹp dần. Thậm chí, tại 1 số chỉ tiêu các công ty Kiểm toán Việt Nam đã vượt qua BIG4. Cụ thể chúng ta đến với tiêu chí tiếp theo: Doanh thu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.

1.3. Doanh thu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án

(Hình 3: Top 10 công ty kiểm toán có doanh thu kiểm toán trên báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cao nhất)

Đối với lĩnh vực xây dựng và bất động sản, các doanh nghiệp Non-BIG (Việt Nam) có sự tăng trưởng vượt trội trong doanh thu hơn các doanh nghệp kiểm toán BIG4. Bên cạnh Vingroup, các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bất động sản lớn tại Việt Nam có thể kể đến như: Sun group, công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, tập đoàn C.E.O công ty TNHH Hòa Bình…

2. Tiêu chí số lượng nhân sự hành nghề kiểm toán

Với chỉ tiêu số lượng kiểm toán viên (KTV) hành nghề, trong các năm trước đây, AASC và A&C luôn dẫn đầu. Tuy nhiên, năm nay Deloitte và EY đã vượt AASC và A&C về chỉ tiêu này.

(Hình 4: Top 10 công ty có số lượng kiểm toán viên hành nghề cao nhất)

Với tiêu chí này các công ty tiêu biểu đó là: Deloitte, EY, A&C, AASC, PwC hiện đang là top 5 doanh nghiệp có số lượng kiểm toán viên hành nghề lớn nhất. KPMG chứng kiến sự tụt giảm về số lượng nhân sự trong năm 2016. Ngoài ra, các doanh nghiệp Non-BIG còn lại vẫn đang giữ vững số lượng tăng trưởng nhân sự đồng đều trong năm.

3. Thông tin về top 10 doanh nghiệm kiểm toán

Sau đây là phần giới thiệu về top 10 công ty Kiểm toán có doanh thu lớn nhất để các bạn tham khảo:

3.1. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

EY Việt Nam là 1 công ty hàng đầu thế giới trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn. EY Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam năm 1992. EY luôn dẫn đầu trong kiểm toán các công ty niêm yết. Đến thời điểm hiện tại, Ernst & Young Việt Nam đã có hơn 1000 nhân viên làm việc tại 2 văn phòng ở Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Website: http://www.ey.com/

3.2. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

PwC Việt Nam thành lập văn phòng tại Hà Nội và TPHCM năm 1994 với đội ngũ chuyên gia hơn 750 người Việt Nam và nước ngoài am hiểu sâu sắc nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam và hiểu biết sâu rộng các chính sách và thủ tục đầu tư, thuế, pháp lý, kế toán và tư vấn trên khắp Việt Nam. Khách hàng chính của PwC bao gồm các công ty FDI, các tổ chức thương mại và các nhà tài trợ vốn ODA.

Website: http://www.pwc.com/

3.3. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam với tiền thân là Công ty VACO đã hoàn tất việc chuyển đổi quyền sở hữu và trở thành 1 thành viên của Deloitte Southeast Asia kể từ tháng 5/2007.  Khách hàng của Deloitte trải dài trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xây dựng, năng lượng, thương mại, viễn thông, bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng; hầu hết là các công ty có vốn huy động lớn, phát triển mạnh và có nhiều tiềm năng trong tương lai. Với tiền thân là 1 công ty nhà nước, không quá ngạc nhiên khi Deloitte luôn dẫn đầu trong kiểm toán các công ty nhà nước.

Website: https://www2.deloitte.com/vn/en.html

3.4. Công ty TNHH KPMG Việt Nam

KPMG Việt Nam được thành lập ở Việt Nam từ năm 1994 với những văn phòng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và gần đây là Thanh Hóa và Đà Nẵng. KPMG là 1 trong những công ty thuộc nhóm BIG4, chuyên cung cấp những dịch vụ về Kiểm toán, Thuế, Tư vấn và các dịch vụ về pháp lý. Khách hàng của công ty TNHH KPMG Việt Nam bao gồm các tổ chức kinh tế, cơ quan chính phủ, và các tổ chức phi lợi nhuận.

Website: https://home.kpmg.com/vn/en/home.html

3.5. Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC.

Hãng Kiểm toán AASC là 1 trong 2 tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Tư vấn Tài chính, Tư vấn thuế và xác định giá trị doanh nghiệp.

Hiện tại AASC đang đứng thứ 5 về giá trị doanh thu sau BIG4 cùng với lượng nhân sự gần 400 nhân viên với 1 trụ sở và 2 chi nhánh cùng lượng khách hàng đông đảo. Khách hàng của AASC khá đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế: Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty niêm yết, Công ty cổ phần, Ngân hàng thương mại, các Dự án có sử dụng vốn vay, vốn viện trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế khác và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Website: http://aasc.com.vn/

3.6. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C được thành lập năm 1992 với quy mô ơn 400 nhân viên. Khách hàng của A&C bao gồm

  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Doanh nghiệp hoạt động theo hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí, …
  • Các dự án có nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cộng đồng Châu Âu và các Tổ chức phi chính phủ.

Website: http://www.a-c.com.vn

3.7. Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam)

Grant Thornton Việt Nam, thành viên của Grant Thornton International, được thành lập vào năm 1993, tiền thân là công ty liên doanh với Concetti.

Grant Thornton còn được biết đến là Big 5 trong ngành Kiểm toán. Công ty có 1 đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp với 14 partners và hơn 250 nhân viên chuyên nghiệp tại hai văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: http://www.grantthornton.com.vn

3.8. Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam

RSM Việt Nam (tiền thân là công ty TNHH Kiểm toán DTL) là nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập vào tháng 7 năm 2001. Hiện nay, RSM Việt Nam  có văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội với tổng số nhân viên lên đến 300 với 30 người có bằng Kiểm toán viên (CPA) do Bộ Tài chính cấp.

Website: https://www.rsm.global/

3.9. Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Mazars Việt Nam là 1 công ty dịch vụ kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn quốc tế có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. Mazars Việt Nam tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giá trị gia tăng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho khách hàng trong 1 môi trường thay đổi nhanh chóng…

Website: http://www.mazars.vn/Home/Mazars/Mazars-in-Vietnam

3.10. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY là trong top 10 công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam với thâm niên hoạt động trên 15 năm, là thành viên duy nhất của hãng kiểm toán UHY International.
Hiện nay thì Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY có liên kết với hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) để tổ chức và đào tạo các chứng chỉ hành nghề kế toán viên tại Việt Nam.

Website: http://www.uhy.com/

4. Lời kết

Từ số liệu năm 2016, chúng ta có thể thấy sự vượt trội của BIG4 so với Non-BIG về tiêu chí doanh thu: tổng doanh thu năm cũng như doanh thu cho đối tượng khách hàng có lợi ích công (bao gồm phần lớn là các doanh nghiệp có mặt trên sàn niêm yết). Tuy nhiên ở yếu tố doanh thu trong ngành xây dựng và bất động sản, ta có thể thấy sự thu giảm khoảng cách về doanh thu giữa BIG4 và Non-BIG. Do các công ty xây dựng và bất động sản này là đối tượng khách hàng lớn của các công ty Non-BIG tại Việt Nam. Với tiêu chí nhân sự hành nghề kiểm toán viên, cũng có sự chênh lệch cao về số lượng nhân sự giữa BIG4 và Non-BIG. Lí do có thể do quy mô doanh nghiệp của các công ty Non-BIG vẫn đang trong giai đoạn mở rộng và phát triển, nên cần sự gia tăng đồng đều về nhân sự sau từng năm.

Những tổng hợp số liệu của bài viết này chỉ mang yếu tố tham khảo, giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kiểm toán lớn và uy tín nhất tại Việt Nam, dựa theo số liệu năm 2016 từ VAPCA Việt Nam. SAPP mong rằng các kiến thức phân tích và kinh nghiệm tuyển dụng sẽ hỗ trợ bạn đọc trong quá trình chuẩn bị hành trang tuyển dụng tại BIG4 và Non-BIG.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] CẨM NANG TUYỂN DỤNG BIG4 VERSION 5.0

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cập Nhật Về Cấu Trúc Đề Thi ACCA F5 – F9 (CBEs) Mới Năm 2018

Tại Việt Nam, từ kỳ thi tháng 06 năm 2017 (TP. Hồ Chí Minh), các...

# Kế Toán Tiền Mặt Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Thực Hiện

Kế toán tiền mặt là gì? Tìm hiểu về kế toán tiền mặt và quy...

# Tìm Hiểu Về Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ Kế Toán

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng sổ đăng ký chứng từ...

# Nguyên Tắc Phù Hợp Là Gì? Nội Dung Của Nguyên Tắc Phù Hợp

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán là yếu tố quan trọng để đảm bảo...

[Case Study] Cash Flow – Ảnh Hưởng Của AR, AP, Inventory Đến Dòng Tiền

Các bạn có gặp khó khăn trong việc giải bài tập F3 không? Dưới đây là...

5 Kỹ Năng Cần Có Để Vượt Qua Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate 2017 tại BIG4

Bạn có biết: vào mùa tuyển dụng của Big4, trung bình sẽ có khoảng 2,500...

Chương Trình FIA (Foundations in Accountancy) Là Gì? Tổng Quan Về FIA

FIA là gì? Có nên học FIA trước khi bắt đầu "nhập môn" ACCA? Hãy...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Thường Gặp Về Hàng Tồn Kho – Phần 2

Việc tính giá trị của hàng tồn kho là một phần vô cùng quan trọng...