ACCA20/06/2024

#Những Thông Tin Cần Biết Về Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế quan trọng được quy định bởi Nhà nước nhằm điều chỉnh việc sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng cụ thể. Đây là một khoản thuế áp dụng trên các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính chất đặc biệt, thường là những mặt hàng có ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng hoặc để điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Cụ thể hơn về loại thuế này, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây của SAPP Academy.

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì ?

thue-tieu-thu-dac-biet-1

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

Xemt thêm: Chi Tiết Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Theo Quy Định

2. Vì sao phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

thue-tieu-thu-dac-biet-2

– Thuế TTĐB là công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Do mức thuế suất cao nên sẽ góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng. Với mục đích hạn chế sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ không có lợi cho nền kinh tế và xã hội.

– Do thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao. Điều này tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân sách của Nhà nước.

– Thuế TTĐB còn góp phần tái phân phối thu nhập của người có thu nhập cao. Đảm bảo tính công bằng xã hội.

Thuế TTĐB đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập  của người tiêu dùng đóng góp vào ngân sách nhà nước với những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, đắt tiền, chưa thật sự cẩn thiết, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Thể hiện một cách công bằng, hợp lý: ai thực hiện tiêu dùng nhiều các loại mặt hàng này thì phải chịu thuế tiêu thụ cao hơn những người tiêu dùng ít hoặc không tiêu dùng.

Thuế TTĐB là loại thuế được áp dụng hầu hết các quốc gia trên thế giới với các tên gọi khác nhau như: Thuỵ Điển là “thuế đặc biệt”, Pháp là “thuế tiêu dùng đặc biệt”, Trung Quốc là “thuế tiêu thụ”… Loại thuế này đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia.

Tuỳ vào điều kiện của mỗi nước mà danh mục các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB cũng khác nhau. Danh mục này phụ thuộc lớn vào chủ trương, chính sách của Nhà nước về hướng dẫn sản xuất tiêu dùng, cũng như điều tiết thu nhập của xã hội.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

3. Đối tượng phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt

thue-tieu-thu-dac-biet-3

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt như sau:

3.1. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

– Rượu;

– Bia;

– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

– Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).

–  Xăng các loại;

– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

– Bài lá;

– Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

3.2. Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Kinh doanh vũ trường;

– Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

– Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

– Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);

– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

– Kinh doanh xổ số.

4. Đối tượng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

thue-tieu-thu-dac-biet-4

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa theo quy định trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau: 

(1) Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

(2) Hàng hóa nhập khẩu gồm:           

– Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, bao gồm:

+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;

+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

– Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

– Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;

(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

(5) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Khóa học ACCA có vai trò quan trọng trong việc giúp kế toán xác định thuế tiêu thụ đặc biệt. ACCA cung cấp kiến thức sâu rộng về quản lý tài chính, kế toán và luật pháp liên quan đến thuế. Nhờ vào chương trình học chất lượng và chuyên sâu, học viên ACCA được trang bị kiến thức vững về các nguyên tắc và quy định về thuế, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiểu rõ về cách tính toán, áp dụng và báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của từng quốc gia, từ đó có khả năng thực hiện công việc kế toán một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng luật pháp.

Kết luận

thue-tieu-thu-dac-biet-5

Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy định và áp dụng của nó. Việc nắm vững thông tin về thue tieu thu dac biet không chỉ là trách nhiệm của người làm kế toán mà còn là nghĩa vụ của các doanh nghiệp.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Review Chi Tiết Kinh Nghiệm Thi Tuyển Deloitte 2016 – Breaking The Limit

Deloitte Việt Nam là Công ty tư vấn và Kiểm toán được thành lập cách...

Khóa học Taxation (TX/F6) ACCA – Thuế Việt Nam

ACCA TX/F6 – Thuế Việt Nam cung cấp các kiến thức chuyên sâu về thuế...

Khám Phá Bản Đồ Nghề Nghiệp Rộng Lớn Khi Sở Hữu Chứng Chỉ ACCA

Là chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, học ACCA mang lại cho học viên rất...

Chuyên Viên Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Vì Sao ACCA Cần Thiết Với Công Việc Này?

Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về công việc Tài chính doanh nghiệp qua bài...

ACCA P1 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

Với những bạn bắt đầu tìm hiểu về ACCA có lẽ chưa nắm được ACCA...

3 Lỗi Khiến Bạn Không Thể Thực Hiện Hàm VLOOKUP

VLOOKUP là một trong những hàm tìm kiếm (lookup formula) phổ biến trong Excel. Đây...

3 Lý Do Bạn Nên Tham Gia Một Khóa Học Tiếng Anh Chuyên Ngành Kiểm Toán

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, cơ hội việc làm cho...

Financial Due Diligence Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Vị Trí Này

Một thương vụ M&A thành công chắc chắn không thể thiếu sự đóng góp của...