Cần Học Những Gì Để Đạt 86/100 Điểm Môn FR/F7 Ngay Từ Năm 2?
Phạm Phúc An – cô sinh viên chuyên ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) đã vượt qua mọi rào cản về kiến thức chuyên ngành và vốn từ vựng tiếng Anh để theo đuổi ACCA ngay từ năm nhất. Trong kỳ thi ACCA tháng 03/2024, Phúc An đã xuất sắc đạt 86/100 điểm môn FR/F7. Hãy cùng SAPP khám phá hành trình chinh phục ACCA ngay từ năm nhất và “chiến thuật” ôn thi để đạt thành tích ấn tượng của cô bạn này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vượt qua rào cản “năm nhất” để xuất phát sớm với ACCA
Cơ duyên nào đưa Phúc An tới khóa học ACCA của SAPP?
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, việc định hướng học thêm các chứng chỉ chuyên môn ngay từ năm nhất là điều vô cùng cần thiết. Cơ duyên đưa mình tới ACCA bắt đầu khi mình có cơ hội tham gia lớp học thử ACCA do SAPP Academy và câu lạc bộ WAPA của trường tổ chức. Trước khi đến với buổi học thử, mặc dù biết ACCA là chứng chỉ “must have” dành cho sinh viên lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính, nhưng mình chưa có cái nhìn tổng quan hay chưa hiểu rõ cách chứng chỉ này có thể hỗ trợ sự nghiệp như thế nào.
Buổi học thử với giảng viên Cù Việt Dũng đã mở ra cho mình nhiều kiến thức thú vị. Anh Dũng không chỉ giới thiệu chi tiết về ACCA mà còn giảng dạy bằng những phương pháp mới mẻ. Những thuật ngữ chuyên ngành phức tạp được anh truyền đạt một cách cụ thể và dễ hiểu, giúp những người mới như mình có thể nắm bắt ngay từ lần đầu tiên. Hơn nữa, các anh chị Customer Support ở SAPP đã hỗ trợ mình rất nhiều trong suốt quá trình tìm hiểu và học tập. Chính những trải nghiệm đó, mình quyết định theo học ACCA và chọn SAPP Academy làm nơi đồng hành trên con đường chinh phục mục tiêu bản thân.
Điều gì khiến cho bạn lựa chọn theo học ACCA ngay từ năm nhất?
Mình bắt đầu học ACCA ngay từ năm nhất đại học. Khi bắt đầu sớm như vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng chưa có kiến thức chuyên môn cũng như không có đủ vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thì rất khó học ACCA. Tuy nhiên, mình quyết định học ngay từ năm nhất để:
- Kịp hoàn thành 9F ACCA trước khi ra trường: Mục tiêu của mình là hoàn thành 9 môn F trước khi ra trường. Hiện tại, khi đang là sinh viên năm hai, mình đã hoàn thành 6 môn ACCA, điều này giúp mình tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra.
- Đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp: Mình mong muốn trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp và có được cơ hội việc làm mơ ước ngay sau khi tốt nghiệp. Học ACCA từ sớm giúp mình tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu này.
- Trau dồi kiến thức chuyên sâu: Việc học ACCA giúp mình có kiến thức sâu rộng để tham gia các cuộc thi học thuật về lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính từ năm ba.
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
Vậy Phúc An đã làm thế nào để vượt qua những rào cản về kiến thức cũng như vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành?
Về kiến thức chuyên môn, mình nghĩ ACCA là một chứng chỉ phù hợp cho tất cả mọi người, ngay cả những bạn mới chỉ có nền tảng cơ bản. Việc bắt đầu học ACCA cũng tương tự như việc bắt đầu học các môn chuyên ngành ở trường. Để dần dần nâng cao kiến thức và không bị choáng ngợp khi bắt đầu, mình chọn học trước các môn ở cấp độ nền tảng của ACCA như MA/F2, FA/F3. Những môn học này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính. Vì vậy, với sinh viên năm nhất như mình thì hoàn toàn có thể tiếp thu được những khái niệm đơn giản như vậy.
Tham khảo lộ trình học ACCA dành cho người mới bắt đầu
Về tiếng Anh chuyên ngành, ACCA không đòi hỏi trình độ quá cao. Mình chỉ cần nắm được một số thuật ngữ chuyên ngành cơ bản và có khả năng đọc hiểu yêu cầu đề bài. Mà điều này, mình có thể lĩnh hội được thông qua quá trình học nên dù ở bất kể trình độ tiếng Anh nào, mình tin với sự cố gắng thì sẽ làm được.
Thật tiện lợi khi SAPP có kho tài liệu học tập đồ sộ. Trước khi học, mình đã được tham gia khóa FIA (Foundation and Accounting) miễn phí do SAPP cung cấp để bổ trợ kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, mình thường đọc Lecture note và Knowledge base – nơi tổng hợp “tất tần tật” kiến thức về các môn ACCA. Đối với thuật ngữ tiếng Anh khó hiểu, mình sẽ tham khảo các quyển từ điển chi tiết của SAPP.
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
2. Bí kíp học và thi “nhàn” mà hiệu quả chỉ trong 2 tháng
Đạt số điểm 86/100 môn FR/F7 là một thành tích vô cùng ấn tượng, Phúc An có thể chia sẻ về bí kíp ôn tập của mình không?
Mình chỉ có vỏn vẹn 2 tháng để vừa học và ôn thi. Tuy nhiên, để không rơi vào trạng thái hoảng loạn mất bình tĩnh, mình sẽ học theo 2 phần là tự luận và trắc nghiệm có trong đề thi.
Về phần trắc nghiệm, mình luôn cố gắng làm ngay các bài tập trong sách BPP Textbook sau mỗi buổi học. Trong giai đoạn đầu, mình tập trung vào việc làm quen với các dạng bài và ghi nhớ công thức. Sau khi hoàn thành hết BPP Textbook, mình sẽ tìm thêm sách Kaplan để luyện tập thêm một lần nữa. Việc bắt đầu ôn tập ngay từ đầu đã giúp xây dựng sự quen thuộc với các dạng câu hỏi trong đề thi, từ đó học được những công thức làm bài nhanh và phương pháp làm bài chuẩn.
Còn về phần tự luận, mình được học cùng giảng viên là anh Lý Huy Hoàng. Đặc biệt, anh Hoàng là một người rất chú trọng vào từng bước trong quá trình làm bài, nên điều này giúp mình thực hành dễ dàng và không gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao kỹ năng, mình đã lựa chọn luyện tập tự luận trên Excel để quen với các thao tác, vì việc sử dụng Excel nhanh và tiện lợi hơn so với việc viết trên giấy. Gần đến kỳ thi, mình sẽ thực hành thêm trên các Past Exam và đọc Examiner Report để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.
Đặc biệt gần đến kỳ thi, SAPP còn gửi cho mình các tài liệu ôn tập bằng tiếng Việt để giúp hệ thống lại toàn bộ kiến thức và hiểu sâu hơn về các nội dung của từng chương.
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
3. Bước đệm hoàn hảo để bứt phá GPA
Sau khi hoàn thành một số môn ACCA, Phúc An có thấy tự tin trong các môn học trên trường không?
ACCA là một chứng chỉ có nền tảng kiến thức rất rộng, và mình nhận ra nó liên quan đến tất cả các môn trên trường. Các kiến thức trở nên dễ tiếp cận và mình cũng hiểu sâu sắc hơn rất nhiều.
Việc học tại đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học khá nhiều, điều này ban đầu gây không ít khó khăn với mình. Tuy nhiên, khi học song song chứng chỉ ACCA, mình cảm thấy tự tin hơn và coi đó như một bước đệm vững chắc để học các môn chuyên ngành. Ví dụ, môn FR/F7 tương tự Kế toán Tài chính 1. Mình đã được học rất kỹ về chuẩn mực IAS 23 liên quan đến chi phí lãi vay, và các điều kiện để ghi nhận doanh thu trong ACCA nên lúc bắt đầu môn Kế toán Tài chính 1, mình có thể hiểu ngay và thấy rõ mối liên hệ kiến thức.
Trong khi ở trường, việc học thường diễn ra theo từng chuyên đề, ACCA lại giảng dạy theo từng chuẩn mực riêng biệt. Điều này giúp mình dễ dàng xác định phần kiến thức nào thuộc chuẩn mực nào và hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng, làm cho việc học trên trường trở nên dễ dàng và có hệ thống hơn.
Với nền tảng vững chắc từ ACCA, mình sẽ tự tin chinh phục các cuộc thi học thuật trên toàn quốc vào năm 3, đúng như dự định ban đầu.
4. Lời khuyên dành cho các bạn đang theo đuổi chứng chỉ ACCA
Cuối cùng, Phúc An có lời khuyên nào dành cho các bạn đang trên hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA không?
Hành trình chinh phục ACCA là một con đường dài với lượng kiến thức khổng lồ, nhưng nếu bắt đầu sớm, bạn sẽ có lợi thế lớn về mặt thời gian. Đừng nghĩ rằng bạn cần phải nắm vững kiến thức ở trường trước khi học ACCA; đây là một chương trình được thiết kế phù hợp cho tất cả mọi người, ngay cả sinh viên năm nhất, năm hai – những người chưa có nền tảng cơ bản.
Quan trọng hơn hết, hãy dành đủ thời gian cho việc học, đọc hiểu và nắm bắt vấn đề. Hãy học với mục tiêu hiểu sâu sắc về kiến thức thay vì chỉ học để “qua môn”. ACCA không chỉ là một chứng chỉ mà còn là một bệ phóng tuyệt vời, mang đến hành trang quý giá để tự tin vững bước trong sự nghiệp sau này.
Bạn hãy theo dõi các blog của SAPP Academy để nghe những chia sẻ siêu thú vị về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính nhé!
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
Xem thêm: