Học Kiểm Toán Thì Làm Gì? Các Trường Đại Học Nào Đào Tạo Ngành Kiểm Toán? Vì Sao Kiểm Toán Thường Học ACCA?

Học Kiểm Toán là một lựa chọn thông minh đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực Tài chính, Kế toán và Quản lý doanh nghiệp. Điều này không chỉ mở ra cánh cửa cho một sự nghiệp ổn định và phát triển, mà còn đem lại những cơ hội việc làm hấp dẫn tại các tập đoàn đa quốc gia lớn. Tuy nhiên, khi quyết định theo đuổi ngành này, việc lựa chọn trường đại học phù hợp và có chất lượng đào tạo là điều cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về những trường đại học hàng đầu trong việc đào tạo ngành Kiểm Toán, cũng như lý do tại sao nhiều sinh viên lựa chọn học ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng và Kiểm toán)

1. Kiểm toán là gì? Vai trò của Kiểm toán trong doanh nghiệp

1.1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình xác minh và đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Kết quả của quá trình này không chỉ cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính cho các chủ thể doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Đồng thời giúp xác định trách nhiệm pháp lý của tổ chức đối với các cơ quan quản lý và nhà nước.

Hiện nay, kiểm toán được chia thành 3 hình thức chính là kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước.

Đặc điểm

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nhà nước

Phạm vi công việc

Liên quan chủ yếu đến báo cáo tài chính.

Tập trung vào tuân thủ quy trình và quy định nội bộ của doanh nghiệp.

Thực hiện kiểm toán các tổ chức và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Đối tượng khách hàng

Đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thường là một công ty hoặc tổ chức cụ thể.

Các tổ chức và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Thời gian làm việc

Có "peak season" từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Thường xuyên, liên tục trong năm.

Theo lịch trình quy định, không có "mùa bận".

Mục tiêu chính

Đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo tài chính.

Đảm bảo tuân thủ quy trình và quy định nội bộ, giảm thiểu rủi ro.

Đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.

Cơ hội làm việc

Cơ hội làm việc tại các công ty kiểm toán lớn (BIG4) hoặc các công ty kiểm toán độc lập hàng đầu.

Cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính hoặc tư vấn quản lý rủi ro.

Cơ hội làm việc tại các cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc các đơn vị kiểm toán có uy tín.

 

Trong số các loại kiểm toán này, đa số các bạn thường có cơ hội làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập lớn nhất thế giới thường được gọi là "BIG4" (PwC, Deloitte, EY và KPMG). Công việc kiểm toán độc lập thường mang lại cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng và môi trường làm việc đa dạng, đồng thời cung cấp trải nghiệm phong phú trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán.

BIG4 được đa số các bạn sinh viên ngành Kiểm toán ưu tiên lựa chọn làm điểm khởi đầu sự nghiệp

1.2. Vai trò của Kiểm toán trong doanh nghiệp

Kiểm toán đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh. Đầu tiên, kiểm toán giúp bảo vệ lợi ích của các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý thuế và cổ đông. Thứ hai, kiểm toán giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến thông tin tài chính và thuế. Thứ ba, qua quá trình kiểm toán có thể cải thiện quản lý tài chính và đưa ra khuyến nghị để tối ưu hóa tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ kế toán. Cuối cùng, kiểm toán cũng giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong hoạt động tài chính, đồng thời đảm bảo hiệu suất và sự bền vững của doanh nghiệp. Điều này làm cho việc thực hiện kiểm toán tài chính định kỳ trở nên cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả và ổn định.

 

1.3. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán

Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực kiểm toán tại các công ty BIG4 thường sẽ phát triển qua các vị trí như sau: 

Thực tập sinh (Intern/Analyst):

Thường vào mùa hè các công ty Big 4 sẽ mở đơn thực tập, thu hút những ứng viên tốt nhất qua quy trình tuyển dụng khắt khe. Phần việc của thực tập sinh sẽ tập trung vào việc kiểm tra và so sánh các tài khoản cơ bản trên báo cáo tài chính. Công việc này được gọi là analytical procedures và thường liên quan đến các tài khoản không mang lại nhiều rủi ro hoặc có rủi ro rất thấp như tài khoản tiền và thủ tục kiểm kê tài sản. Trách nhiệm chính của thực tập sinh là đảm bảo công việc được giao hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.

Associate/Staff/Audit Assistant:

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập, các ứng viên thành công sẽ nhận được cơ hội làm việc tại các công ty BIG4 với các vị trí như Staff 1 (EY), Associate (Deloitte/PwC) hoặc Audit Assistant (KPMG). Associate cấp độ 1 sẽ được phân công các tài khoản ít rủi ro hơn so với thực tập sinh, nhưng đòi hỏi các thủ tục kiểm toán phức tạp hơn. Trách nhiệm của Associate là hướng dẫn thực tập sinh và chịu trách nhiệm trước Senior về kết quả công việc.

Senior Associate (Trung bình 2 năm kinh nghiệm):

Senior Associate thường thăng chức từ vị trí Associate 2 sau khi có khoảng 2 năm kinh nghiệm. Công việc của họ bao gồm phân tích và đánh giá các rủi ro liên quan đến các tài khoản quan trọng hơn như hàng tồn kho và doanh thu. Senior Associate phụ trách hướng dẫn nhóm và chịu trách nhiệm trước Manager về kết quả công việc.

Manager (bắt buộc phải có VACPA để ký báo cáo kiểm toán):

Manager thường cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm, bao gồm 2 năm ở vị trí Associate và 3 năm ở vị trí Senior. Công việc của họ bao gồm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất cải tiến, quản lý dự án kiểm toán và phát triển danh mục khách hàng. Manager cũng có trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm pháp lý.

Director:

Vị trí Director đòi hỏi bạn có kinh nghiệm 8 - 10 năm trong ngành và được công nhận về tư duy chuyên môn cùng đạo đức nghề nghiệp. Vị trí này đòi hỏi bạn giải quyết các vấn đề và xung đột để hỗ trợ khách hàng và quản lý nhân viên cấp dưới. Trong vai trò này, bạn cần phải có kỹ năng quản lý ngân sách để đảm bảo cuộc kiểm toán mang lại lợi nhuận và liên tục đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và mở rộng thị trường.

Ngoài ra, khi làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, bạn sẽ dễ dàng chuyển sang các vị trí khác như kế toán trưởng, kế toán cấp cao, chuyên viên tài chính cao cấp, kiểm soát nội bộ, trưởng phòng tài chính, giám đốc tài chính,...Những vị trí này đều yêu cầu khả năng hiểu biết sâu sắc về báo cáo tài chính, nắm bắt được tình hình tài chính tổng quát và luồng tiền riêng biệt cũng như có sự nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh.


Lộ trình thăng tiến tại các công ty Kiểm toán độc lập 

(Nguồn: 2019 Deloitte Graduate Recruitment)

2. Các trường đại học nào đào tạo Kiểm toán ở Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Kiểm toán. Trong đó, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính và Đại học Kinh tế - Luật là những cái tên nổi bật uy tín nhất.

2.1. Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Ngành Kế toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có lịch sử đào tạo kéo dài 46 năm, bắt đầu từ năm 1978.

Theo kế hoạch tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2024, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp trong các ngành này đứng đầu trường. Đặc biệt, sinh viên ngành Kế toán có tỷ lệ việc làm sau 1 năm tốt nghiệp cao nhất, đạt 98,29%.

Chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này trong hai năm 2022 và 2023 đều là 345 sinh viên. Số lượng sinh viên nhập học tương ứng là 247 và 254 trong các năm đó.

Điểm trúng tuyển được xác định dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của hai năm trước, lần lượt là 27,4 và 27,05 (khối A00, A01, D01, D07).

Trong năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ theo phương án xét tuyển trực tiếp (chiếm 2%), kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2024 (18%), và phần còn lại là 80% chỉ tiêu dựa trên kế hoạch tuyển sinh của Trường.

Học phí chương trình đại học chính quy của ngành Kế toán vào năm học 2024-2025 dao động từ 16-22 triệu đồng/năm.

 

2.2. Đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh

Khoa Kế Toán được thành lập từ năm 1996, bắt nguồn từ việc sáp nhập hai bộ môn: bộ môn Kế Toán thuộc Khoa Kế - Tài - Ngân của Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM (thành lập từ tháng 10/1976) và Khoa Kế Toán của Trường Đại Học Tài Chính Kế Toán TP.HCM cũ (thành lập từ tháng 10/1976).

Hiện nay, Khoa Kế Toán là một trong những khoa chuyên ngành có số lượng sinh viên đông nhất trường. Số lượng sinh viên theo học mỗi năm đạt trên 5.000, trong đó có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp từ khối đại học chính quy. 

 

2.3. Học viện Tài chính

Ngành Kế toán tại trường Học viện Tài Chính đã có lịch sử hơn 60 năm. Theo Đề án tuyển sinh năm 2023, tỷ lệ sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp có việc làm là 98,71%.

Chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này trong hai năm 2021 và 2022 là từ 840 đến 1220, với số sinh viên nhập học dao động từ 882 đến 1263.

Năm 2022, Học viện triển khai 5 phương thức xét tuyển bao gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển học sinh giỏi từ bậc Trung học phổ thông, xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Điểm chuẩn vào ngành Kế toán được xác định dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT của hai năm gần đây, với tổ hợp môn A00, A01, A07 từ 26,55 đến 26,20 và tổ hợp môn D01 từ 26,95 đến 26,20.

Năm 2024, dự kiến trường Học viện Tài chính sẽ tuyển sinh ngành Kế toán - Kiểm toán theo 2 hệ đào tạo là hệ Đại học chính quy và Liên kết đào tạo. Cụ thể:

Hệ Đại học chính quy:

  • Chương trình định hướng CCQT: 
    • Kế toán doanh nghiệp (theo định hướng ACCA): 300 chỉ tiêu
    • Kiểm toán (theo định hướng ICAEW): 230 chỉ tiêu
  • Chương trình chuẩn: Kế toán có 840 chỉ tiêu

Liên kết đào tạo: Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán 90 chỉ tiêu

 

2.4. Đại học Kinh tế - Luật 

Trải qua 23 năm hình thành và phát triển, ngành Kế toán - Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế - Luật luôn nằm trong top các trường đào tạo uy tín. 

Theo khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Luật năm 2016, khoảng 82% trong số họ đang làm việc trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán theo đúng chuyên ngành và ngành nghề của mình. Hiện nay, theo đề án tuyển sinh 2024, trường dự kiến sẽ tuyển 150 sinh viên chuyên ngành Kế toán và 120 đối với ngành Kiểm toán. Riêng đối với ngành Kế toán, hiện Đại học Kinh tế - Luật đang phân chia thành 2 hệ đào tạo là Kế toán và Kế toán (Tiếng anh) được tích hợp với chứng chỉ quốc tế ICAEW. 

 

3. Ngoài học đại học, còn con đường nào để theo đuổi lĩnh vực Kiểm toán?

3.1. ACCA là gì?

ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) là một chứng chỉ kế toán công chứng do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc cấp từ năm 1904, với lịch sử phát triển uy tín trên toàn cầu. Với hơn 526.000 học viên và 247.000 hội viên tại 180 quốc gia, ACCA mang lại cơ hội tuyệt vời cho chuyên gia tài chính, kế toán và kiểm toán. Chứng chỉ này cung cấp kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và rèn luyện 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success, cần thiết cho nhân sự làm việc trong lĩnh vực này.

 

3.2. Hệ thống môn học trong ACCA. Mất bao lâu để học ACCA? 

Hiện nay, hệ thống các môn học ACCA được chia làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1 - Kiến thức ứng dụng bao gồm 3 môn:
    • Accountant in Business (BT/F1): Kinh doanh và công nghệ;
    • Management Accounting (MA/F2): Kế toán quản trị;
    • Financial Accounting (FA/F3): Kế toán tài chính.
  • Cấp độ 2 - Kỹ năng ứng dụng bao gồm 5 môn:
    • Corporate and Business Law (LW/F4): Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp;
    • Performance Management (PM/F5): Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp;
    • Taxation (TX/F6): Thuế Việt Nam;
    • Financial Reporting (FR/F7): Lập báo cáo tài chính;
    • Audit and Assurance (AA/F8): Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo;
    • Financial Management (FM/F9): Quản trị tài chính.
  • Cấp độ 3 - Kỹ năng Chuyên môn Chiến lược
    • 2 môn bắt buộc gồm: 
      • Strategic Business Leader (SBL): Lãnh đạo chiến lược kinh doanh;
      • Strategic Business Reporting (SBR): Báo cáo chiến lược doanh nghiệp.
  • Tự chọn 2 trong 4 môn gồm:
    • Advanced Financial Management (AFM): Quản trị tài chính nâng cao;
    • Advanced Performance Management (APM): Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nâng cao;
    • Advanced Taxation (ATX): Thuế nâng cao UK;
    • Advanced Audit and Assurance (AAA): Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao.

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề mất bao lâu để học ACCA mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian tổ chức kỳ thi, thời gian dành cho học tập và thi cử cùng với năng lực và khả năng của từng cá nhân. Mỗi người sẽ có trải nghiệm riêng trong quá trình này và không có câu trả lời chính xác cho việc xác định thời gian hoàn thành.

 

3.3. Học sinh cấp 3 có theo học được ACCA không?

Bạn chỉ cần đủ 16 tuổi trở lên để bắt đầu theo đuổi hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA. Tuy nhiên, với học sinh cấp 3 và sinh viên trái ngành, việc này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. SAPP đã đề xuất một lộ trình bắt đầu từ nền tảng FIA (Foundation in Accountancy) gồm 7 môn học chia thành 3 cấp độ. Bằng cách này, bạn sẽ học về các khái niệm cơ bản của Kế toán tài chính và quản trị. Sau khi hoàn thành lộ trình FIA, bạn sẽ có kiến thức cơ bản để chuyển sang học các môn ACCA Applied Skills (F4 - F9). Có thể nói lộ trình này không chỉ giúp bạn tiếp cận kiến thức một cách vững chắc mà còn rút ngắn thời gian học tập so với sinh viên chuyên ngành. Hiện nay, SAPP Academy cung cấp các khóa học FIA và ACCA, đồng thời hỗ trợ học viên 24/7, giúp bạn tự tin và thành công trong hành trình học tập của mình.

 

3.4. Lộ trình học ACCA cho người chưa có kiến thức nền tảng

Giai đoạn 1: Trước khi học

Trong giai đoạn trước khi học, SAPP cung cấp một loạt các phương tiện hỗ trợ như Knowledge Base, khóa học Foundation in Accountancy và Mini course Tiếng Anh chuyên ngành để bổ sung kiến thức nền tảng. Điều này giúp chuẩn bị cho việc học Tiếng Anh chuyên ngành và nền tảng cơ bản Pre - ACCA của chương trình FIA. 

Giai đoạn 2: Trong khi học

Trong quá trình học SAPP đã mang đến một giải pháp đào tạo toàn diện, thiết lập môi trường học tích cực và cá nhân hóa. Trong quá trình này, học viên sẽ:

  • Tham gia trực tiếp các khóa học với giảng viên là các thành viên ACCA và quản lý cấp cao từ các doanh nghiệp lớn.
  • Nhận được tài liệu học đầy đủ bao gồm slide bài giảng, case study, mindmap, knowledge base, guided exercises, từ điển Anh-Việt chuyên ngành, và trang checklist kiến thức quan trọng.
  • Được hỗ trợ qua các kênh hỗ trợ riêng biệt trong 4 giờ làm việc.

Lộ trình học được đề xuất:

  • Học viên sẽ bắt đầu với các môn ở cấp độ Kiến thức ứng dụng. Đây là bước quan trọng giúp xây dựng nền móng vững chắc cho việc học tiếp theo. Các môn như BT/F1, MA/F2, FA/F3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
  • Sau đó, học viên sẽ tiếp tục với cấp độ Kỹ năng ứng dụng, trong đó PM/F5 và FR/F7 được đề xuất sau khi hoàn thành MA/F2 và FA/F3.
  • Với sinh viên năm 3 và năm 4, việc gộp các môn học cùng một lúc giúp tiến độ học tập nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của các công ty lớn.
  • Sau khi hoàn thành các môn cơ bản, học viên có thể tiếp tục với các môn P, đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình học ACCA.
  • Đối với những người đã đi làm, thứ tự học các môn có thể linh hoạt phù hợp với kinh nghiệm làm việc và nhu cầu cá nhân.

Giai đoạn 3: Ôn thi

Trước kỳ thi chính thức, học viên sẽ tham gia các hoạt động như ôn lại kiến thức với giảng viên, giải các dạng bài tập với tutor theo chiến lược thi hiệu quả. Đồng thời tham gia bài thi thử mô phỏng kỳ thi thực tế. Sau đó, học viên sẽ được nhận phản hồi và các tư vấn giải pháp để thi đạt kết quả cao.

TÌM HIỂU KHÓA HỌC ACCA TẠI SAPP

4. Kết luận

Kết luận, việc lựa chọn ACCA là một quyết định thông minh và phù hợp cho sinh viên quan tâm đến sự nghiệp kiểm toán. Với việc trang bị các tố chất theo ACCA Capabilities for Success, ACCA không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu mà còn phát triển kỹ năng quản lý, giao tiếp và phân tích. Điều này giúp tạo ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, với mức lương cao và các cơ hội việc làm tốt. Để khám phá thêm về chứng chỉ ACCA, hãy đăng ký tư vấn tại SAPP ngay hôm nay.

 

Đọc thêm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY