ACCA20/06/2024

“Bí Kíp” Ôn Thi Đạt 84/100 Điểm Môn FR/F7 Từ Core Assurance Intern Tại EY – Hoàng Thanh Nhi

Là một sinh viên song ngành Kiểm toán – Luật Kinh doanh, Hoàng Thanh Nhi đã quyết định theo đuổi thêm chứng chỉ ACCA để hỗ trợ những kiến thức trên trường cũng như phục vụ cho công việc sau này. Trong kỳ tháng 03/2024, cô bạn này đã xuất sắc đạt 84/100 điểm môn FR/F7. Hãy cùng SAPP tìm hiểu “bí kíp” ôn tập môn FR/F7 ACCA của Nhi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Từ cô sinh viên học song ngành đến quyết định theo đuổi chứng chỉ ACCA

Vì sao Thanh Nhi lựa chọn học song ngành cũng như theo đuổi thêm chứng chỉ ACCA?

Mình hiện tại đang theo học song song 2 chuyên ngành Kiểm toán và Luật kinh doanh tại trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (UEH). Khi học ngành Kiểm toán, mình quyết định theo đuổi thêm ngành Luật vì điều cần thiết của một kiểm toán viên là phải hiểu rõ về luật để xử lý các hợp đồng và số liệu liên quan.

Chương trình học trên trường cũng có một số môn theo ACCA nên mình đã biết đến chứng chỉ này từ khá sớm. Tuy nhiên, trên trường chỉ mới học theo định hướng, tức là lồng ghép kiến thức ACCA và không đi vào chuyên sâu. Nhận thấy đây là một chứng chỉ vừa có thể củng cố kiến thức trên trường, vừa có thể giúp ích cho công việc sau này nên mình quyết định học thêm chứng chỉ ACCA tại SAPP Academy. Ngoài ra, mục tiêu trong thời gian gần của mình là thi tuyển vào BIG4 nên việc có chứng chỉ ACCA sẽ dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng cũng như có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. 

Mình bắt đầu học ACCA ngay từ năm 2 đại học. Mặc dù khi theo học chuyên ngành Kiểm toán, mình đã được miễn các môn ở cấp độ nền tảng của ACCA như BT/F1, MA/F2, FA/F3 nhưng mình vẫn quyết định học lại từ đầu để củng cố sâu hơn kiến thức về Kế toán, Kiểm toán, Tài chính mà chưa được học hết ở trường. Đến nay, mình đã hoàn thành được 5/13 môn (BT/F1, MA/F2, FA/F3, LW/F4 và FR/F7).

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

Theo đuổi rất nhiều mục tiêu cùng một lúc như vậy, Nhi đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học môn FR/F7?

Khó khăn lớn nhất với mình là việc quản lý thời gian. Mình không thể dành toàn bộ thời gian cho việc học ACCA vì còn phải hoàn thành các môn trên trường. Ngay cả trước kỳ thi, mình cũng chỉ có 15 ngày cuối để tập trung hoàn toàn vào việc ôn tập môn FR/F7. Với mình, chứng chỉ ACCA như là điều kiện cần để bổ trợ cho kiến thức trên trường nên mình thường sẽ có động lực học tập hơn. 

Mình lập To do list hàng ngày và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng nhất sẽ làm trước rồi sau đó đến những việc tiếp theo. Điều tiên quyết là phải hình thành cho bản thân sự kỷ luật, luôn cố gắng hoàn thành các đầu việc mỗi ngày. 

Khó khăn thứ hai mình gặp phải đó là kiến thức chuyên môn. Đối với môn FR/F7, việc tổng hợp thông tin, phân tích thông tin sẽ ảnh hưởng thế nào đến báo cáo tài chính và trình bày nó ra sao là một điều không hề dễ dàng. Bởi, trên trường ít khi được thầy cô yêu cầu lập một báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, may mắn mình đã học qua môn FA/F3 nên sẽ biết được cách trình bày thông tin lên báo cáo, cách hạch toán trên giao dịch, cách phân loại các công cụ trên khoản mục,… nên chỉ bị “ngợp” khi mới nhập môn còn dần dần mình quen khá nhanh.

2. “Bứt tốc” ôn tập môn FR/F7 chỉ trong 15 ngày

Đạt số điểm ấn tượng 84/100 môn FR/F7 chỉ trong 15 ngày ôn tập là một điều không hề dễ dàng, Nhi có thể chia sẻ về “bí kíp” ôn tập của mình không? 

Đối với môn học Financial Reporting, mình nghĩ bí quyết thành công đơn giản chỉ là Practice, Practice và Practice. FR/F7 là môn học có rất nhiều bài tập, đặc biệt là bài tập tính toán. Tuy nhiên để có thể tính đúng thì phải hiểu chuẩn mực, xem trong từng tình huống thì một vấn đề phát sinh sẽ giải quyết ra sao. Việc practice liên tục giúp mình nhớ hơn các cách giải quyết này. 

Trong quá trình ôn tập, tài liệu mình ưu tiên nhất là BPP Textbook của SAPP. Khi làm BPP, mình sẽ tập trung ôn cho section A và B trong đề rồi mới ôn đến phần C. Đặc thù đề thi môn FR/F7 là section A và B sẽ chiếm 60% số điểm và 40% cho section C. Vì vậy, mình cố gắng lấy trọn điểm cho 2 phần chiếm tỷ trọng cao trong đề sau đó cố gắng một chút cho section C là tỷ lệ pass sẽ rất cao.

Ngoài ra, mình cố gắng trao đổi với bạn học rất nhiều, đồng thời cũng “chăm” hỏi giảng viên là anh Lý Huy Hoàng cũng như SAPP Customer Support. Mình trân trọng các anh chị của SAPP vì công việc tuy bận rộn nhưng vẫn sắp xếp để trả lời thắc mắc của học viên nhanh chóng. Mình nhớ có một ngày mình nhắn hỏi bài tới SAPP Customer Support vào 12 giờ đêm mà anh chị vẫn cố gắng giải đáp cho mình mặc dù đã quá giờ hành chính. Nhiều lúc mình ngại vì sợ hỏi nhiều quá, tuy nhiên anh Hoàng vẫn luôn ủng hộ học viên, khuyến khích các bạn hỏi liên tục để hiểu vấn đề một cách chính xác.

Trong giai đoạn bứt tốc, mình còn được tham gia khóa Revision mà SAPP cung cấp. Trong đó, anh Phạm Cao Kỳ đã hệ thống hoá lại từ những kiến thức cơ bản nhất như các lý thuyết về chuẩn mực đến những phần phức tạp như lập và phân tích báo cáo tài chính. Nhờ ôn theo kiến thức tổng hợp của anh Kỳ mà mình đã rút ngắn được thời gian ôn tập cũng như hiểu tổng quan và biết cách làm những phần nâng cao trong đề thi. 

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

Để có thể đạt điểm cao môn FR/F7, Nhi có “chiến lược” làm bài thi cho môn học này như thế nào?

Chiến lược làm bài của mình chỉ đơn giản là biết cách quản lý thời gian và làm hết từ đầu đến cuối, không bỏ phần nào, mặc dù không biết làm cũng phải “chém” trong đó.

Cấu trúc đề thi FR/F7 kỳ tháng 03/2024 vừa rồi vẫn tương tự so với các kỳ trước: 

  • Phần A: 30 điểm, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (Muiltiple choices questions) sẽ hỏi bạn những kiến thức về chuẩn mực kế toán quốc tế IAS.
  • Phần B: 30 điểm, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (Scenario questions) tương ứng với 3 case study được đưa ra.
  • Phần C: 40 điểm, bao gồm 2 câu hỏi lớn, gồm Lập báo cáo tài chính riêng lẻ và Phân tích báo cáo hợp nhất khi mua thêm 1 công ty.

Đặc biệt, section B hỏi mình rất nhiều về phần revenue và mình đã gặp khoảng 2 câu trong khi làm BPP. Vì vậy, mình khuyên các bạn nên làm cuốn BPP 1 lần và nếu có thời gian thì làm 2 lần cho nhớ vì có khả năng sẽ gặp lại trong đề thi thật. 

Để có thể hoàn thành hết đề thi môn FR/F7, mình đã có phân bổ thời gian cụ thể như sau:

  • Phần A + Phần B: 15 phút đầu đọc đề, sau đó mình sẽ dành 1 tiếng để hoàn thành các câu trắc nghiệm ở 2 phần này.
  • Phần C: 1 tiếng 45 phút làm phần C. Trong đó, mình sẽ chia nhỏ 1 tiếng đầu cho việc lập báo cáo tài chính và 45 phút sau để phân tích các chỉ số.

3. Xuất sắc nhận offer vị trí Core Assurance Intern tại EY nhờ có ACCA

Được biết Thanh Nhi đã có thời gian thực tập tại 1 trong 4 BIG4 với vị trí Core Assurance Intern. Nhi có thể chia sẻ về quá trình làm việc tại đó và ACCA đã hỗ trợ bạn trong quá trình này như thế nào?

Mình may mắn khi có cơ hội được làm việc tại EY 2 lần. Một lần qua chương trình Summer Intern của Workplace Experience 2023 và một lần nữa nhờ đạt giải nhì cuộc thi tiếng anh chuyên ngành AKKOLOGY 2024. Trong cả 2 cơ hội, ACCA đều giúp mình rất nhiều. 

Mình thực tập lần đầu tiên tại EY với vị trí Core Assurance Intern vào năm 2023. Mình nghĩ ACCA sẽ là một điểm cộng trong hồ sơ khi ứng tuyển vào BIG4 . Khi ứng tuyển vào EY, mình mới chỉ là cô sinh viên năm 2, nhưng với background chuyên ngành Kiểm toán, cộng thêm việc đã hoàn thành một số môn ACCA ở cấp độ nền tảng nên đã có cơ hội được vào vòng phỏng vấn. 

Trong quá trình đảm nhiệm vị trí Core Assurance Intern tại EY, mình đã được tham gia vào một số công việc để hỗ trợ các anh chị Staff trong line Kiểm, ví dụ như ghi hợp đồng, xem lại phần báo cáo tài chính… May mắn mình đã học qua môn FA/F3  nên trong quá trình làm việc, mình làm quen khá nhanh với các số liệu thông qua việc đọc hiểu báo cáo tài chính và biết cách xem có điểm gì bất thường ở các khoản mục.

Cơ duyên thứ hai đưa mình tới EY là cuộc thi AKKOLOGY 2024. May mắn khi mình vừa hoàn thành môn FR/F7 nên có thể áp dụng luôn những kiến thức về Kế toán, Tài chính, phân tích các chỉ số vào trong cuộc thi này. Giải thưởng quý giá này đã giúp mình nhận được offer cho vị trí Core Assurance Intern từ EY một lần nữa.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

4. Lời khuyên dành cho các bạn đang theo đuổi chứng chỉ ACCA

Cuối cùng, Nhi có lời khuyên nào dành cho các bạn đang trên hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA không?

Sau quá trình chinh phục 5 môn của ACCA và sắp hoàn thành xong môn thứ 6, mình muốn gửi 2 lời khuyên tới các bạn. Đầu tiên là về mặt tư tưởng, ACCA là một chặng đường dài, cộng thêm phần kiến thức khá nặng, nên có thể khiến cho mọi người rất dễ nản. Tuy nhiên, hãy nghĩ về mục tiêu ban đầu, xem lý do các bạn học ACCA là gì. Hãy học vì mục đích có kiến thức và phục vụ công việc sau này thay vì chỉ “thi cho qua môn”.

Tiếp theo, các bạn không nên ôn gấp và hãy dành ra khoảng 1 tháng cuối tập trung bứt tốc. Trong quá trình học trên lớp thì nên hệ thống hoá kiến thức trước, đọc tài liệu Revision của giảng viên đưa ra. Sau đó đến giai đoạn nước rút chỉ cần làm BPP, làm Past exam và tham gia khóa Revision.

Thanh Nhi đã theo học ACCA tại SAPP từ năm 2. Một số thành tích xuất sắc mà Nhi đã đạt được bao gồm: Giải nhì cuộc thi tiếng Anh chuyên ngành AKKOLOGY 2024, Giải nhất cuộc thi viết luận về pháp luật trong kinh doanh YOU IN LAW 2023, Mentee của EY trong chương trình EY Ripples 2022, Summer Intern trong chương trình Workplace Experience 2023,… Với mục tiêu tiến xa hơn trong lĩnh vực Kiểm toán, Thanh Nhi sẽ tiếp tục hoàn thành các môn của ACCA. 

Bạn hãy theo dõi các blog của SAPP Academy để nghe những chia sẻ siêu thú vị về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính nhé!

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

Xem thêm: 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt Nam...

Thuế Đổi Thay, Nắm Trong Tay Cơ Hội Nghề Nghiệp – Nghe Chia Sẻ Từ Giám Đốc Dịch Vụ Tư Vấn Thuế Tại KPMG

Để các bạn có góc nhìn chi tiết hơn về line Thuế trong mùa Internship...

Cần Học Những Gì Để Đạt 86/100 Điểm Môn FR/F7 Ngay Từ Năm 2?

Phạm Phúc An - cô sinh viên chuyên ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh...

06 Lời Khuyên Khi Học & Thi F6 ACCA – Thuế

Trải qua kỳ thi F6 ACCA quả là 1 điều không hề dễ dàng với...

ACCA PM Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay 

ACCA PM được xếp vào cấp độ kỹ năng ứng dụng trong chương trình ACCA,...

#Kế Toán Tiền Lương Là Gì? Làm Những Việc Nào?

Kế toán lương là quá trình tính toán, quản lý các khoản lương và phụ...

#Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Hiện Nay

Thuế giá trị gia tăng là gì? cách tính thuế giá trị gia tăng và...

#Tìm Hiểu Nhân Viên Kế Toán Nội Bộ Là Gì?

Tìm hiểu về công việc và tầm quan trọng của nhân viên kế toán nội...