ACCA20/06/2024

Khám Phá Bản Đồ Nghề Nghiệp Rộng Lớn Khi Sở Hữu Chứng Chỉ ACCA

Là chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, học ACCA mang lại cho học viên rất nhiều cơ hội việc làm chuyên nghiệp. Hãy cùng SAPP Academy điểm qua những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn tại thị trường Việt Nam khi sở hữu chứng chỉ này nhé!

1. Phân chia nghề nghiệp theo lĩnh vực chuyên môn

Dựa theo cách thức phân chia của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA, có thể phân chia nghề nghiệp của ứng viên khi sở hữu chứng chỉ này theo lĩnh vực chuyên môn thành 7 nhóm ngành chính, bao gồm:

  • Nhóm ngành Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (Audit & Assurance);
  • Nhóm ngành thuộc lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultancy);
  • Nhóm ngành Quản trị Tài chính (Financial Management);
  • Nhóm ngành Quản trị Hiệu suất (Performance Management);
  • Nhóm ngành Quản trị Rủi Ro (Risk Management);
  • Nhóm ngành Báo cáo tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting);
  • Nhóm ngành liên quan đến Thuế (Taxation).

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2. Những ngành nghề phổ biến sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA tại thị trường Việt Nam

2.1. Nhóm ngành Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (Audit & Assurance)

2.1.1. Kiểm toán độc lập (External Audit)

Khái niệm Kiểm toán độc lập:

Kiểm toán độc lập (External Audit) là tập hợp các công việc xem xét, đánh giá Báo cáo tài chính của của một doanh nghiệp xem có trung thực, hợp lý hay không. Khác với Internal audit (kiểm toán nội bộ) là tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp, External audit (kiểm toán độc lập) sẽ tập trung vào những khoản mục, Báo cáo tài chính hơn. 

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán độc lập:

  • Tham gia vào công đoạn thực hành Kiểm toán, thảo luận nhóm và Xử lý số liệu;
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tìm hiểu và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của họ;
  • Hỗ trợ việc soát xét các báo cáo tài chính do khách hàng chuẩn bị; 
  • Thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập;
  • Đào tạo và huấn luyện nhân viên, chịu trách nhiệm về sự phát triển nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm;
  • Tham gia vào các hoạt động phát triển kinh doanh, xác định cơ hội với các khách hàng mới và tiềm năng;
  • Trao đổi với bộ phận Kế toán, Tài chính bên phía công ty khách hàng để thu thập giấy tờ và số liệu như Bank Statement,…

Các cấp bậc thăng tiến trong nghề Kiểm toán độc lập tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant);
  • Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior);
  • Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager);
  • Giám Đốc Kiểm Toán (Director);
  • Chủ Phần Hùn Kiểm Toán (Partner).

2.1.2. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Khái niệm Kiểm toán nội bộ (Internal Audit):

Kiểm toán nội bộ  (Internal Audit) là các quy trình và thủ tục do một công ty thực hiện để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin tài chính và kế toán, thúc đẩy trách nhiệm giải trình và giúp ngăn ngừa gian lận. Ví dụ: kiểm toán nội bộ sẽ tách biệt các nhiệm vụ, ủy quyền, các yêu cầu về tài liệu và các quy trình và thủ tục bằng văn bản. Kiểm toán nội bộ tìm cách xác định bất kỳ thiếu sót nào trong việc kiểm soát nội bộ của công ty và đảm bảo mọi thứ đúng theo luật lệ và trình tự. 

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán nội bộ (Internal Audit):

  • Kiểm toán nội bộ xác định rủi ro và đưa ra góc nhìn, đề xuất độc lập về tác động của chúng dựa trên chiến lược kinh doanh của tổ chức;
  • Đưa ra những đánh giá dựa trên kế hoạch Kiểm toán, tần suất và phương pháp thực hiện chu trình đánh giá;
  • Báo cáo với hội đồng kiểm toán về những thay đổi trong Kế hoạch Kiểm toán Nội bộ.

Các cấp bậc thăng tiến trong nghề Kiểm toán nội bộ: 

  • Entry-level Internal Auditors: Vị trí xuất phát điểm của con đường sự nghiệp trong Nghề Kiểm toán Nội bộ;
  • Lead/Senior Internal Auditors: 3 – 5 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Supervisors/Managers: 5 – 8 năm kinh nghiệm trong nghề và các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Executives/Chief Audit Executive (CAE): Trên 8 năm kinh nghiệm quản lý đội nhóm và các kinh nghiệm liên quan.

2.1.3. Kiểm toán nhà nước (Public Sector Auditor)

Khái niệm Kiểm toán nhà nước: 

Kiểm toán nhà nước (Public Sector Auditor) sẽ tiến hành kiểm toán độc lập theo nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán, nhằm giám sát và đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực công. Điều này có thể bao gồm kiểm toán tài chính, tuân thủ hoặc hiệu suất. 

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán nhà nước: 

  • Tham gia vào tất cả các khía cạnh của kiểm toán Nhà nước, bao gồm lập bản đồ và thử nghiệm các hệ thống và kiểm soát, thu thập bằng chứng, kết luận về từng lĩnh vực được kiểm toán, đặt câu hỏi,…
  • Xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; 
  • Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 

2.1.4. Kiến thức ACCA áp dụng vào các nghề nghiệp Kiểm toán như thế nào?

Chứng chỉ ACCA có thể áp dụng vào các vị trí thuộc lĩnh vực Kiểm toán & Đảm bảo thông qua các môn học như: 

  • Môn học AA/F8 (Audit and Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo;
  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học AAA/P7 (Advanced Audit & Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo nâng cao.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2.2. Nhóm ngành thuộc lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultant)

2.2.1. Tư vấn (Advisory & Consultant) là gì?

Vị trí chuyên gia Tư vấn sẽ đảm nhiệm vai trò sử dụng các số liệu, đọc báo cáo và sử dụng góc nhìn chuyên sâu của mình để tìm ra các rủi ro liên quan các lĩnh vực như hành chính, pháp lý, công nghệ thông tin, tài chính…  Họ cũng là những người đồng thời tham gia vào quá trình tư vấn, xây dựng nội bộ các quy trình, thủ tục để hạn chế nhất sai sót về mặt hệ thống, nhân sự. Từ đó, chuyên gia tư vấn này sẽ đề xuất những giải pháp tối ưu nhất, hướng đến “thay đổi để bứt phá”. 

Phạm vi công việc nghề Tư vấn bao gồm:

  • Cố vấn Phát triển kinh doanh (Business Development Advisory);
  • Tư vấn Chiến lược (Strategy consultant);
  • Tư vấn Quản trị (Management Consulting);
  • Tư vấn Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management Consulting);
  • Tư vấn Pháp lý và thủ tục hành chính (Legal Consulting)
  • Tư vấn Triển khai công nghệ thông tin (IT Advisory);
  • Tư vấn Các hoạt động mua bán & sáp nhập (Mergers & Acquisitions – M&A); 
  • Human Capital (Vốn con người).

Xuất phát điểm của nhân viên Tư vấn tại BIG4 thông thường cũng sẽ xuất phát vị trí thực tập và tích lũy kinh nghiệm để lên các vị trí cao hơn. Lộ trình thăng tiến điển hình như sau:

  • Thực tập sinh tư vấn (Consultant Assistant): Vị trí này không yêu cầu kinh nghiệm và thường được các bạn sinh viên, cử nhân vừa mới ra trường lựa chọn.
  • Nhân viên Tư vấn (Consultant): Từ 0 – 1 năm kinh nghiệm trở lên;
  • Chuyên viên Tư vấn (Senior Associate): Có từ 2 – 4 năm kinh nghiệm làm việc;
  • Trưởng nhóm Tư vấn (Project Leader) : Từ 2 – 5 năm kinh nghiệm;
  • Trợ lý giám đốc/Phó phòng (Assistant Manager): Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm làm việc cấp cao trong quản lý dự án;…
  • Giám đốc Tư vấn (Manager);
  • Partner/Director.

2.2.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào nghề Tư vấn (Advisory & Consultancy) như thế nào?

Các vị trí Tư Vấn thường đa dạng về phạm vi và kiến thức nên kiến thức càng sâu rộng thì càng lợi thế. Chứng chỉ ACCA có thể áp dụng vào quá trình làm việc trong lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultancy) thông qua các môn học như: 

  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học AFM/P4 ACCA (Advanced Financial Management): Quản trị Tài chính nâng cao;
  • Môn học APM/P5 ACCA Advanced Performance Management: Quản trị Hiệu suất nâng cao.

Ngoài ra, theo học ACCA sẽ cung cấp tới bạn nền tảng thông qua Module về Đạo đức và Kỹ năng Nghề nghiệp (Ethics and professional skills module – EPSM).

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2.3. Nhóm ngành Quản trị Tài chính (Financial Management)

2.3.1. Quản trị Tài chính (Financial Management) là gì?

Quản trị Tài chính (Financial Management) là các hoạt động lên kế hoạch, thực thi và quản lý các hoạt động Tài chính nhằm đảm bảo Doanh nghiệp vẫn tăng trưởng và lợi nhuận.

Phạm vi công việc của Quản trị Tài chính (Financial Management): 

Nhóm ngành liên quan đến Quản trị Tài chính (Financial Management) đa dạng các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chuyên gia Quản trị Tài chính là thực hiện các quyết định đầu tư và tài trợ hiệu quả trong môi trường kinh doanh nhờ hoạt động thẩm định đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp, quản lý rủi ro và thuế, ngân quỹ và quản lý vốn lưu động, để đảm bảo tạo ra giá trị.

2.3.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào Quản trị Tài chính (Financial Management) như thế nào?

Kiến thức về Quản trị Tài chính được bồi đắp thông qua quá trình học tập các môn học này:

  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học FM ACCA (Financial Management): Quản trị Tài chính;
  • Môn học AFM/P4 ACCA (Advanced Financial Management): Quản trị Tài chính nâng cao;

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2.4. Nhóm ngành Quản trị Hiệu suất (Performance Management)

2.4.1. Quản trị Hiệu suất (Performance Management) là gì?

Quản trị Hiệu suất (Performance Management) thực hiện vai trò giúp nhà quản lý giám sát và đánh giá công việc của nhân sự. Mục tiêu của quản lý hiệu suất là tạo ra một môi trường nơi mọi người có thể thực hiện hết khả năng của mình và tạo ra công việc có chất lượng cao nhất một cách hiệu quả và hiệu quả nhất.

Phạm vi công việc của Quản trị Hiệu suất (Performance Management):

  • Hỗ trợ phát triển và thường xuyên theo dõi hiệu suất của các dự án của doanh nghiệp;
  • Phân tích, so sánh kết quả hoạt động dự kiến ​​với kết quả thực tế và xác định khoảng cách biên;
  • Theo dõi, đánh giá tổng quan hiệu suất nhóm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để xác định các xu hướng tiềm năng trên toàn doanh nghiệp. Từ đó tổng kết các lĩnh vực cần cải thiện trong các bộ phận;
  • Liên lạc với các nhóm tài chính về cập nhật hiệu suất và sản xuất báo cáo hàng tháng;
  • Kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để trả lời các truy vấn từ quản lý cấp cao
  • Thiết lập tất cả các bảng biểu theo dõi, quản lý hiệu suất và báo cáo định kỳ; cung cấp phân tích và hiểu biết sâu sắc về hiệu suất, rủi ro và cơ hội;
  • Hỗ trợ hoạt động thiết lập các đánh giá ngân sách định kỳ và chuẩn bị các báo cáo ngân sách định kỳ cho quản lý cấp cao.

2.4.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào Quản trị Hiệu suất (Performance Management) như thế nào?

Làm việc trong những vị trí thuộc bộ phận Quản trị Hiệu suất (Performance Management) đòi hỏi nhân sự có nền tảng kiến thức chuyên môn và tư duy ở một cấp độ nhất định, tri thức được tích lũy trong quá trình học ACCA có thể vận dụng từ các môn học:

  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học APM/P5 ACCA Advanced Performance Management: Quản trị Hiệu suất nâng cao;
  • Môn học PM/F5 ACCA: Quản trị Hiệu quả Hoạt động.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2.5. Nhóm ngành Quản trị Rủi ro (Risk Management)

2.5.1. Quản trị Rủi ro (Risk Management) là gì?

Quản trị Rủi ro (Risk Management) đảm bảo quản trị hiệu quả và phù hợp, cho phép đánh giá, giám sát và thực hiện các quy trình xác định rủi ro phù hợp bằng cách thiết kế và triển khai các hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả.

Một số vị trí công việc trong nhóm ngành Quản trị Rủi ro tiêu biểu có thể kể đến như: Risk Advisory, Climate risk professional,…

Phạm vi công việc của Quản trị Rủi ro (Risk Management):

  • Hiểu và có khả năng áp dụng các chính sách, công nghệ và quy trình quản lý rủi ro;
  • Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan thông qua sự am hiểu về mục đích, vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, các ủy ban của hội đồng quản trị và các giám đốc;
  • Hỗ trợ hoạt động xác định và đánh giá các rủi ro Tài chính – Phi Tài chính, bao gồm cả những rủi ro mới xuất hiện đối với các tổ chức – ví dụ như rủi ro về môi trường và tính bền vững – hoặc trong thời kỳ biến động và không chắc chắn;
  • Phát hiện và lưu trữ các biện pháp kiểm soát hiệu quả và đảm bảo quá trình thực thi, đưa ra các đề xuất cải tiến;
  • Tìm ra các rủi ro và giám sát cũng như báo cáo về tác động của chúng;
  • Xác định, đo lường và báo cáo về các loại rủi ro khác nhau một cách kịp thời.

Tương tự như các vai trò khác, hầu hết các ứng viên cần phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan như Tài chính, Quản lý kinh doanh hoặc Kế toán. Hoàn thành kỳ thực tập là khởi đầu chốt cho các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhân sự trong lĩnh vực này có thể trải qua một số vị trí điển hình: 

  • Nhà Phân tích Rủi ro (Risk Analyst);
  • Nhà Quản lý rủi ro (Risk Manager);
  • Chuyên viên Quản lý rủi ro cao cấp (Senior Risk Manager);
  • Giám đốc Quản trị Rủi ro (Chief Risk Officer – CRO).

2.5.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào Quản trị Rủi ro như thế nào?

Các môn học giúp nhân sự làm việc trong các hoạt động Quản trị Rủi ro (Risk Management) là:

  • Môn học LW/F4 ACCA – Corporate and Business Law (LW);
  • Môn học PM/F5 ACCA: Quản trị Hiệu quả Hoạt động;
  • Môn học AA/F8 (Audit and Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo;
  • Môn học  FM/F9 ACCA (Financial Management): Quản trị Tài chính;
  • Môn học AFM/P4 ACCA (Advanced Financial Management): Quản trị Tài chính nâng cao;
  • Môn học AAA/P7 (Advanced Audit & Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo nâng cao;
  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

2.6. Nhóm ngành Báo cáo Tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting)

2.6.1. Báo cáo Tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting)

Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực chuyên môn Báo cáo Tài chính & Kinh doanh (Financial & Business Reporting) giữ vai trò chuẩn bị và truyền đạt các Báo cáo Kinh doanh chuyên sâu với mục tiêu các bên liên quan (stakeholder) có thể hiểu và đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác nhất.

Phạm vi công việc của Báo cáo Tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting):

  • Hiểu biết và luôn cập nhật các đổi mới về tiêu chuẩn, quy định và khuôn khổ lập Báo cáo Tài chính Quốc gia và Quốc tế;
  • Hiểu và có khả năng áp dụng các chuẩn mực và khuôn khổ về Báo cáo Tài chính theo quy định của quốc gia và quốc tế;
  • Cập nhật tình hình báo cáo hiện tại của công ty, ví dụ như tài sản vô hình và sự phát triển trong các tiêu chuẩn và quy định này;
  • Có khả năng vận dụng các tiêu chuẩn Báo cáo và Kế toán có liên quan và nhằm giải thích sự phù hợp của chúng đối với doanh nghiệp;
  • Nhận biết, ghi chép và xử lý dữ liệu kế toán, cập nhật tình hình hàng tháng, chuẩn bị ước tính và điều chỉnh, đồng thời thực hiện đối chiếu số liệu;
  • Sử dụng phương pháp Kế toán phù hợp với các giao dịch, bao gồm các giao dịch không thường xuyên và các khoản dự phòng trong tương lai;
  • Chuẩn bị Báo cáo Tài chính và bất kỳ báo cáo bổ sung nào, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định;
  • Hỗ trợ quá trình thực hiện các sáng kiến, chính sách và quy trình báo cáo của công ty trong tổ chức;
  • Hỗ trợ chuẩn bị và giải thích các Báo cáo Phi tài chính, ví dụ: Báo cáo hiệu suất, tính bền vững hoặc báo cáo tích hợp.

Với nhóm ngành chuyên môn về Báo cáo Tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting), bạn có thể làm việc tại các vị trí: Kế toán Báo Cáo Tài chính Doanh nghiệp (Corporate Reporting Accountant); Chuyên gia Tài chính (Finance Officer); Kế toán Báo cáo Tài chính Khu vực Công (Financial Reporting Accountant – Public Sector);…

2.6.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào Báo cáo Tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting) như thế nào?

Kế toán viên cần hiểu biết về các giao dịch kinh tế, hiểu biết về sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính thì nên học các môn:

  • Môn học FA/F3 ACCA: Kế toán Tài chính;
  • Môn học FR/F7 ACCA: Báo cáo Tài chính;
  • Môn học SBR ACCA: Báo cáo Doanh nghiệp cấp chiến lược;
  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học APM/P5 ACCA Advanced Performance Management: Quản trị Hiệu suất nâng cao.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây

2.7. Nhóm ngành liên quan đến Thuế (Taxation)

2.7.1. Lĩnh vực Thuế (Taxation) là gì?

Các nhóm nghề nghiệp liên quan đến Thuế là các vị trí đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về thuế, đồng thời liên lạc với các bên liên quan để thiết lập và quản lý một cách có đạo đức các nghĩa vụ thuế đối với các cá nhân và công ty, sử dụng các kỹ thuật lập kế hoạch và tính toán thuế phù hợp.

Phạm vi công việc của nhóm ngành liên quan đến Thuế (Taxation):

  • Tuân thủ và củng cố chiến lược thuế cơ bản của doanh nghiệp của mình;
  • Hoàn thành và xem xét các tính toán về số tiền chịu thuế và nghĩa vụ thuế theo yêu cầu pháp lý, bao gồm trích xuất và phân tích dữ liệu từ hồ sơ tài chính;
  • Đảm bảo rằng nhân sự chịu thuế và doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ thuế (trực tiếp và gián tiếp) của họ – đúng hạn, theo tinh thần và nội dung của luật pháp;
  • Thực hiện các yêu cầu thông thường và phản hồi một cách có đạo đức đối với các yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan thuế;
  • Sử dụng các ứng dụng công nghệ có liên quan khi chúng áp dụng cho việc đánh thuế;
  • Giải thích hoạt động và phạm vi của hệ thống thuế, nghĩa vụ của người nộp thuế và tác động của việc không tuân thủ đối với các bên liên quan;
  • Tư vấn chân thật các vấn đề thuế và giảm thiểu và/hoặc hoãn thuế thông qua lập kế hoạch tiêu chuẩn;
  • Báo cáo các tác động về thuế đối với các giao dịch của một tổ chức theo các tiêu chuẩn kế toán thuế doanh nghiệp và quốc tế.

Một số vị trí điển hình trong các ngành nghề thuộc chuyên môn Thuế là:

  • Kế toán Thuế Doanh nghiệp (Corporate Tax Accountant);
  • Kế toán Thuế Gián thu (Indirect tax accountant);
  • Chuyên viên Phân tích hoạt động Thuế (Tax Compliance Analyst);
  • Chuyên gia Thuế Quốc tế (International tax specialist);
  • Chuyển giá chuyên nghiệp (Transfer pricing professional).

2.7.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào lĩnh vực Thuế (Taxation) như thế nào?

Hai môn học ACCA bổ trợ cho quá trình làm việc cho các vị trí chuyên môn liên quan đến Thuế bao gồm:

  • Môn học Thuế TX/F6 ACCA;
  • Môn học Advanced Taxation ATX/P6: Thuế nâng cao.

3. Lời kết

Trên đây là tổng hợp những ngành nghề phổ biến nhất sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA tại Việt Nam. Với sự công nhận toàn cầu, ACCA không chỉ là một bước đệm quan trọng mà còn là một yếu tố quyết định cho sự thành công của cá nhân trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính.

>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

# Điều Kiện Học ACCA Và Miễn Giảm Môn Học Bạn Cần Biết

Khám phá điều kiện để học ACCA và quy trình miễn giảm môn học để...

Các Kỳ Tuyển Dụng BIG4 (Deloitte, KPMG, EY & PwC)

Nếu bạn đang tìm hiểu về các kỳ tuyển dụng Internship hoặc Fresh Graduate của...

Bằng ACCA Có Giá Trị Bao Lâu & Các Câu Hỏi Thường Gặp

Thi lấy chứng chỉ ACCA thì thời hạn của chứng chỉ cũng là điều mà...

3 Lý Do Bạn Nên Tham Gia Một Khóa Học Tiếng Anh Chuyên Ngành Kiểm Toán

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, cơ hội việc làm cho...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Và Quốc Tế – Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

[Hướng Dẫn] Hạch Toán Hóa Đơn Về Trước Hàng Về Sau

Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau thường xảy ra...

Kinh Nghiệm Học & Thi F8 ACCA Từ Giảng Viên SAPP

Với vai trò là giảng viên tại SAPP Academy, chị Đồng Thị Thủy đã dành...

Lộ Trình Luyện Thi Vào Big4

Big4 là tên gọi rất quen thuộc của 4 công ty kiểm toán hàng đầu...