ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tài Sản Cố Định

Tài sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các thủ tục sẽ khá “gọn gàng” với phần hành này nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu có sự xuất hiện thêm các đầu khoản mục liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang hoặc vốn hóa chi phí.

1. Để kiểm soát phần hành tài sản cố định, kiểm toán viên cần được cung cấp những tài liệu gì?

  • Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan tài sản cố định; Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh;
  • Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;
  • Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ;
  • Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ.

2. Kiểm soát phần hành tài sản cố định cần trải qua những thủ tục nào?

Bước 1: Rà soát, đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết tài sản cố định (Reconciliation of subledgers with general ledger)

Đối chiếu các số liệu trên Báo cáo tài chính với các số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ cân đối số phát sinh, bảng tính khấu hao theo từng phân mục tài sản như:

  • Nhà cửa, vật kiến trúc;
  • Máy móc, thiết bị;
  • Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn;
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý;
  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc;
  • Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng;
  • Các tài sản cố định khác.

Bạn cần đối chiếu toàn bộ các số đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số cuối kỳ của từng khoản mục để đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sổ sách chứng từ. Đây là thủ tục đơn giản nhưng khá quan trọng do nếu không cân và sai số ngay từ đầu thì bạn có làm thủ tục gì cũng không thể đảm bảo số dư của tài sản là đúng.

Bước 2: Rà soát tăng, giảm tài sản trong kỳ (Test additions and disposals)

Cho tất cả những lần mua thêm và thanh lý tài sản trọng yếu, bạn đều cần kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng / giảm đúng trên sổ sách.

Với tăng tài sản cố định do mua mới, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn;
  • Biên bản bàn giao tài sản;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.

Với giảm tài sản cố định, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

  • Quyết định thanh lý tài sản cố định;
  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn;
  • Biên bản bàn giao tài sản;
  • Các chứng từ liên quan khác để đảm bảo giá trị bán, lỗ lãi trong quá trình thanh lý tài sản;

Với tăng tài sản từ xây dựng và vốn hóa: Bạn vẫn cần xem các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn nhưng cần xem thêm các chi phí nhân công và chi phí khác được vốn hóa vào trong tài sản cố định.

Bước 3: Chi phí thuê, sửa chữa và bảo dưỡng (Review repair and maintainance fee)

Với các chi phí liên quan đến thuê hoạt động, sửa chữa và bảo dưỡng. Rủi ro vốn hóa chi phí có thể gặp phải là chi phí bị ghi tăng dẫn tới lợi nhuận giảm khi chi phí này không được vốn hóa.

Rà soát lại các khoản chi phí thuê dưới hợp đồng thuê hoạt động, các khoản chi phí sửa chữa và bảo dưỡng lớn để xác định liệu rằng các chi phí này có nên được vốn hóa vào tài sản hay không

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cố định và làm tăng khả năng sinh lời của tài sản so với trạng thái ban đầu đều đủ điều kiện ghi nhận tăng vào giá trị tài sản.

Bước 4: Khấu hao (Depreciation and amortization)

Rà soát tính hợp lý của các chi phí khấu hao bằng cách rà soát các chính sách kế toán khách hàng đang sử dụng (khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh), thời gian khấu hao theo thông tư 45 quy định.

Thông qua việc rà soát các phương pháp kế toán mà khấu hao đang sử dụng (như khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh…), thời gian khấu hao theo thông tư 45 để xác định tính hợp lý của các chi phí khấu hao.

Bước 5: Rà soát các tài sản bị giảm giá trị (Impairment review)

Sử dụng các thông tin thu thập trong suốt quá trình kiểm toán để xác định xem ban quản trị có nhận diện được các dấu hiệu của việc giảm giá trị tài sản hay không.

3. Kết

Như đã nói, tài sản cố định chiếm giá trị lớn trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, với từng đặc điểm của doanh nghiệp mà mức độ rủi ro của mà phần hành sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi các kiểm toán viên cần linh hoạt trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phù hợp với tính chất của doanh nghiệp đó.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chiết Khấu

Ngày nay, trong quan hệ thương mại giữa các công ty, để duy trì mối...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt Nam...

Học F6 ACCA Các Thông Tư, Quyết Định Thuế Cần Biết – Phần 2

Bài viết này tổng hợp 36 thông tư, quyết định, luật đang hiện hành về...

F7 ACCA Là Gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F7 ACCA

Môn F7 ACCA – Financial Reporting là môn học không thể thiếu trên con đường...

Tại sao dù được miễn, bạn vẫn nên học FA/F3 ACCA?

Có nên học FA/F3 ACCA khi được miễn môn học này không? Liệu có nên...

Kinh Nghiệm Học Và Thi F3 Từ Giảng Viên SAPP

F3 – Kế Toán Tài Chính – là môn học nền tảng nhất trong 14 môn...

# Mẹo Xử Lý Hóa Đơn Điện Tử Viết Sai Chi Tiết Theo Quy Định

Khám phá những mẹo quan trọng để xử lý hóa đơn điện tử viết sai...

Chinh Phục Các Vòng Tuyển Dụng Của PwC

PwC Việt Nam là thành viên mạng lưới các công ty PwC tại 157 quốc...