ACCA05/11/2024

APM là gì? Những vị trí nào trong doanh nghiệp nên học môn này

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản trị hiệu suất doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong đảm bảo tính hiệu quả và khả năng phát triển bền vững. Môn Advanced Performance Management (APM) trong chương trình ACCA không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu về cách lập kế hoạch và kiểm soát hiệu suất mà còn trang bị cho học viên kỹ năng phân tích và tư duy chiến lược. Vậy APM là gì, và những vị trí công việc nào nên học môn này để phát triển nghề nghiệp hiệu quả hơn? Hãy cùng SAPP khám phá chi tiết nhé!

1. APM là gì

Advanced Performance Management (APM) là một trong bốn môn học tự chọn thuộc cấp độ chuyên nghiệp của chương trình ACCA – Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc. Đây là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về quản trị hiệu suất hoạt động trong doanh nghiệp, giúp học viên rèn luyện tư duy chiến lược cùng kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát hiệu quả tổ chức.

APM là môn học tiếp nối từ môn Quản trị hiệu quả hoạt động (PM/F5) ở cấp độ Applied Skills. Vì vậy, để chinh phục APM, học viên cần vững kiến thức nền tảng đã học từ PM. Đặc biệt, APM có sự liên hệ mật thiết với môn Quản trị chiến lược kinh doanh (SBL/P1&P3 cũ), cho phép học viên có thể học và thi song song hai môn này, giúp tối ưu hoá thời gian và nâng cao hiệu quả học tập.

 

Đăng ký tư vấn chi tiết về khóa học ACCA tại đây

2. 5 nội dung chính trong môn APM

Có 5 nội dung chính trong môn ACCA APM – Advanced Performance Management như sau:

2.1. Strategic Planning and Control: 

Bắt đầu hành trình APM, các bạn học viên sẽ được tìm hiểu về kế toán quản trị chiến lược và vai trò quan trọng của nó trong việc định hướng và đảm bảo sự thành công bền vững của tổ chức. Thông qua nội dung này, các bạn sẽ hiểu cách lập kế hoạch chiến lược gắn liền với kiểm soát ở các cấp độ khác nhau trong doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược.

Bên cạnh đó, chủ đề này cũng sẽ trang bị cho các bạn học viên cách phân tích các tác động của những cấu trúc kinh doanh khác nhau, xác định các yếu tố quan trọng từ môi trường bên ngoài, yếu tố xã hội và quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Qua đó, các bạn sẽ nắm bắt cách tối ưu hóa quy trình ra quyết định chiến lược dựa trên các yếu tố này.

Ngoài ra, các bạn sẽ được tiếp cận với các công cụ và mô hình quản trị hiệu suất như:

  • Planning and Controlling: Tìm hiểu cách mà việc lập kế hoạch gắn liền với kiểm soát ở các cấp độ trong tổ chức và các chiến lược quản lý hiệu quả xung đột giữa các mục tiêu dài hạn và hoạt động ngắn hạn.
  • Performance Measures: Khám phá các tiêu chí SMART, các yếu tố thành công cốt lõi (Critical Success Factors) và cách mà các chỉ số đo lường hiệu suất hiệu quả giúp đảm bảo các mục tiêu của tổ chức được thực hiện đúng hướng.
  • Performance Management Models: Đi sâu vào các công cụ như SWOT, PEST, Mô Hình Năm Lực Lượng của Porter, Ma Trận BCG và Chiến Lược Tổng Quát của Porter để xây dựng, theo dõi và nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp.
  • Benchmarking: Tìm hiểu về quy trình và các loại hình đối chiếu tham chiếu, cũng như cách áp dụng đối chiếu này để thiết lập các mục tiêu cạnh tranh dựa trên thực tiễn tốt nhất trong ngành.

2.4. Performance Measurement Information Systems and Developments in Technology: 

Học phần này sẽ cung cấp cho hoặc viên những kiến thức chuyên sâu về hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong việc nâng cao tính chính xác và hiệu quả của quá trình này. Các bạn sẽ khám phá các công cụ đo lường hiệu suất, hệ thống thông tin quản lý, và các phương pháp cải tiến, cũng như hiểu rõ cách công nghệ hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu suất một cách toàn diện.

Một vài hệ thống thông tin điển hình mà học viên tại SAPP sẽ được tìm hiểu như: 

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) 
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
  • Hệ thống quản trị tri thức (KMS)
  • Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 
  • Kho dữ liệu (Data warehouse) 

2.4. Strategic Performance Measurement: 

Trong phần nội dung này, học viên sẽ được trang bị các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và môi trường kinh doanh đầy biến động. Qua đó, học viên sẽ nắm vững kỹ năng đánh giá khả năng đạt được mục tiêu chiến lược, lựa chọn các phương pháp đo lường phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, theo dõi sát sao tiến trình phát triển và xác định những điểm cần cải thiện để tối ưu hóa hiệu suất. Những phương pháp này không chỉ giúp đo lường mức độ thành công hiện tại mà còn cung cấp nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

2.5. Performance Evaluation and Corporate Failure: 

Đây là phần nội dung cung cấp cho học viên cái nhìn sâu sắc về các nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn dẫn đến thất bại của doanh nghiệp, từ đó có thể nắm bắt được vai trò của việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. 

Bên cạnh việc hiểu rõ các khía cạnh định tính và định lượng trong đánh giá hiệu quả hoạt động, học viên còn được cung cấp kiến thức về cách ứng dụng thông tin từ các đánh giá này để cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. 

Khóa học APM Online trên nền tảng LMS Pro của SAPP

 

Đăng ký tư vấn chi tiết về khóa học ACCA tại đây

3. Một số vị trí trong doanh nghiệp nên học môn này

Ở cấp độ quản lý như Manager và Director, APM thường được đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn bởi nó cung cấp những kiến thức chuyên sâu và toàn diện về quản trị hiệu suất, giúp các nhà quản lý có được những công cụ và phương pháp cần thiết để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định chiến lược hiệu quả.

3.1. Performance Manager

Đây là vị trí kết hợp giữa chức năng của FP&A (Financial Planning and Analysis) và Financial Controller, với nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, quản lý dòng tiền và duy trì ổn định tài chính để tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, Performance Manager cần sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích tài chính nhằm theo dõi, đánh giá và cải thiện hiệu suất của các hoạt động kinh doanh, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 

Môn APM không chỉ giúp nâng cao kỹ năng phân tích tài chính mà còn trang bị các phương pháp và công cụ cần thiết để theo dõi và đánh giá hiệu suất một cách hiệu quả. Thông qua APM, Performance Manager có thể phát triển khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu để đưa ra những lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, APM giúp họ hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, cho phép tìm ra cách tối ưu hóa quy trình và chi phí. Không chỉ truyền đạt các lý thuyết đơn thuần, APM còn cung cấp các case study và thực tiễn tốt nhất trong ngành, giúp Performance Manager áp dụng kiến thức vào công việc thực tế.

3.2. Finance Manager

Finance Manager không chỉ tập trung vào tối ưu hóa chi phí và quản lý dòng tiền mà còn chịu trách nhiệm về các chiến lược đầu tư của tổ chức. Nhiệm vụ chính của vị trí này bao gồm đánh giá, phân tích và triển khai các cơ hội đầu tư, giúp tăng cường nguồn lực tài chính và tạo ra giá trị dài hạn cho doanh nghiệp. Để thực hiện tốt vai trò này, Finance Manager cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác, đảm bảo rằng các quyết định đầu tư không chỉ phù hợp với mục tiêu tài chính mà còn hỗ trợ hiệu quả hoạt động của tổ chức.
APM sẽ giúp Finance Manager hiểu rõ cách theo dõi và đánh giá hiệu suất tài chính của các dự án đầu tư, đảm bảo rằng các quyết định không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học này phát triển khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích, giúp Finance Manager đưa ra các lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu tài chính của tổ chức. 

3.3. CFO

Giám đốc Tài chính (CFO) là vị trí quản lý tài chính cao nhất trong một doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định trong việc định hình chiến lược phát triển và hoạt động của tổ chức. CFO chịu trách nhiệm giám sát và quản lý toàn bộ bộ phận tài chính và kế toán, đảm bảo rằng mọi quy trình và thủ tục tài chính đều được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp lý. Trong môi trường kinh doanh phức tạp của các tập đoàn và công ty đa quốc gia, CFO không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động tài chính, đảm bảo sự ổn định của dòng tiền và hệ thống tài chính. Họ cũng phải quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và sản xuất, từ đó duy trì sự liên tục và phát triển bền vững của tổ chức. Nói cách khác, họ là “đầu tàu” giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh nhờ vào công cụ tài chính. 

APM cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách đánh giá và cải thiện hiệu suất toàn bộ tổ chức thông qua việc thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả (KPIs) và phương pháp phân tích hiệu suất đa chiều. Chính vì vậy, các CFO không chỉ giám sát tình hình tài chính mà còn có thể phân tích các khía cạnh khác của hoạt động doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp. Hơn nữa, trong vai trò lãnh đạo, CFO thường xuyên phải trình bày các thông tin tài chính và phân tích cho ban giám đốc và các bên liên quan. APM trang bị cho họ những kỹ năng giao tiếp và báo cáo tài chính hiệu quả, giúp truyền đạt các thông tin phức tạp một cách rõ ràng và thuyết phục. 

3.4. Business Leader

APM không chỉ dành cho các lãnh đạo cấp cao hay những người đang làm trong các lĩnh vực như quản trị tài chính, mà bất kỳ ai mong muốn trở thành một Business Leader cũng nên học môn này. Không chỉ điều hành công việc hàng ngày, Business Leader còn tham gia vào việc xây dựng chiến lược, đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng, cũng như phát triển đội ngũ để đảm bảo rằng công ty hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Đó là lý do vì sao để trở thành một Business Leader, điều quan trọng là cần có tư duy sắc bén về tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện hiệu quả trong mọi khía cạnh của công việc. 

APM mang đến chính tư duy đó, giúp người học hình thành một mindset chiến lược và linh hoạt, biết cách làm cho mọi thứ trở nên thông minh và hiệu quả hơn, hỗ trợ sự phát triển và đóng góp có giá trị cho tổ chức. Môn học này sẽ giúp các Business Leader tương lai mài giũa khả năng đánh giá hiệu suất, hiểu rõ chiến lược kinh doanh và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, mang đến lợi thế cạnh tranh trong bất kỳ vai trò nào. Học viên sẽ nắm được các khung phân tích để giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp và khám phá những ứng dụng thực tiễn giúp nâng cao tư duy phản biện và khả năng thích ứng – những kỹ năng mang lại lợi ích cho cả sự nghiệp và sự phát triển cá nhân. 

 

Đăng ký tư vấn chi tiết về khóa học ACCA tại đây

4. Khi nào nên học và thi môn APM

Trong lộ trình học ACCA, APM thường được sắp xếp sau khi học viên hoàn thành môn Performance Management (PM/F5) ở cấp độ Applied Skills. APM không chỉ kế thừa các kiến thức nền tảng từ PM mà còn giúp học viên phát triển sâu hơn về kỹ năng quản trị hiệu suất, lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát hiệu quả tổ chức.

Đặc biệt, APM còn có sự liên hệ mật thiết với môn Strategic Business Leader (SBL), cũng thuộc cấp độ chuyên nghiệp của ACCA. Do đó, nhiều học viên có thể lựa chọn học song song hai môn này để tiết kiệm thời gian, đồng thời củng cố kiến thức và tư duy chiến lược một cách toàn diện. Tuy nhiên, do đây là môn học có độ khó cao, học viên nên cân nhắc thi môn SBL trước, sau đó thi APM để có thể giảm bớt áp lực thi cử cũng như tận dụng tối đa mối liên kết chặt chẽ giữa cả hai môn.

Kết

Sau khi học các môn P, nhiều học viên tại SAPP đánh giá dù APM là môn “khó nhằn” nhưng lại là môn học hấp dẫn nhất, bởi vì nó trang bị cho họ những kiến thức quan trọng về quản trị doanh nghiệp. Đối với những ai đang ở vị trí quản lý hoặc cao hơn trong công ty, những kỹ năng quản trị hiệu quả này trở nên vô cùng thiết yếu. 

Hiểu rõ những thử thách khi học APM, SAPP đã thiết kế nền tảng LMS Pro nhằm tối ưu hiệu quả quá trình học ACCA của học viên với hàng loạt tính năng vượt trội như: đa dạng hình thức video bài giảng, chức năng khảo thí giống 90% giao diện thi thật, dashboard phân tích kết quả chi tiết,… 

Để trải nghiệm khóa học APM tại SAPP cũng như hàng loạt những tính năng tối ưu nhất, hãy đăng ký khóa học thử HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ trên nền tảng LMS Pro của SAPP ngay hôm nay!

 

Đăng ký tư vấn chi tiết về khóa học ACCA tại đây

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức và ý nghĩa

Hệ số vòng quay khoản phải trả là một số liệu quan trọng cần theo...

# Tìm Hiểu Về Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ Kế Toán

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng sổ đăng ký chứng từ...

Review Kinh Nghiệm Thi Tuyển Crowe Horwath Kỳ Fresh 2017

Cũng như các công ty kiểm toán khác, 1 năm Crowe Horwath có 1 đợt...

# Hình Thức Kế Toán Nhật Ký Chung Và Cách Ghi Sổ Chuẩn Nhất

Khám phá hình thức kế toán Nhật ký chung và cách ghi sổ chuẩn trong...

Lệ Phí, Học Phí ACCA Kỳ Tháng 03/2019 Và Tháng 06/2019

Lệ phí, học phí ACCA chắc chắn là một trong điểm cần phải quan tâm...

AFM/P4 ACCA Là Môn Học Gì? Vì Sao Nên Lựa Chọn Môn Học Này Để Hoàn Thiện Cấp Độ P Trong ACCA

AFM/P4 ACCA hay Quản trị Tài chính nâng cao (Advanced Financial Management) là môn học...

F8 ACCA Là Gì? Lợi Ích Khi Học Môn F8 ACCA

Ngày nay, khi các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng tầm ảnh...

Cash Ratio là gì? Công thức tính tỷ lệ thanh toán tiền mặt

Cash Ratio là một trong ba phương pháp phổ biến để đánh giá tính thanh...