ACCA20/06/2024

Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp

Vài năm trở lại đây, Kế toán quản trị đang trở thành một trong những vị trí nghề nghiệp rất hot trong các doanh nghiệp. Hãy cùng SAPP Academy khám phá về công việc của một Kế toán quản trị nhé!

Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị (Management Accounting) là vị trí kế toán cung cấp những số liệu thực tế và tình hình tài chính của công ty giúp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định quản lý và điều hành một cách tối ưu nhất.

Những thông tin kế toán doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò quan trọng đặc biệt với việc vận hành kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp. Những thông tin doanh nghiệp cung cấp là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (được gọi là thông tin quản lý), những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đều được xác định rõ mục đích của thông tin đó.

Kế toán quản trị có thể làm việc tại công ty đại chúng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ. Những chuyên gia này cũng có thể được gọi là kế toán chi phí, kế toán quản lý, kế toán công nghiệp, kế toán tư nhân hoặc kế toán doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn thuộc khối BIG4 như KPMG, PwC, E&Y và Deloitte đều đã tuyển dụng vị trí này.

Nhiệm vụ chính của người làm Kế toán quản trị

Một là, tính toán và đưa ra mô hình tối ưu về nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một quyết định hay một mục tiêu cụ thể. Đây cũng chính là nội dung bạn sẽ gặp trong bộ môn MA/F2FA/F3 ACCA. MA/F2 ACCA cho bạn cái nhìn tổng quan về quản trị doanh nghiệp thông qua việc phân tích và kiểm soát tốt các chi phí vận hành doanh nghiệp. Với môn FA/F3 ACCA, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức nền tảng nhất về kế toán, nguyên lý hạch toán các giao dịch và làm quen với các loại báo cáo tài chính. Dựa vào việc đọc hiểu và phân tích các chỉ số trong báo cáo tài chính, những người làm kế toán quản trị có thể đưa ra quyết định có tối ưu nhất.

Để thực hiện một mục tiêu, các bộ phận phải tiến hành huy động các nguồn lực đầu vào, nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư về các loại vốn bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Về đầu tư dài hạn, bạn có thể tham khảo học môn FM/F9 ACCA, bởi môn học này đòi hỏi người học phải đưa ra các quyết định mang tính dài hạn. Như vậy, nhiệm vụ của kế toán quản trị trong khâu này, gồm:

(i) Nắm được tổ chức quản lý và quy trình của hoạt động;

(ii) Nhận diện các loại chi phí liên quan đến hoạt động hay quyết định, mục tiêu đó;

(iii) Tìm ra cách ứng xử đối với từng loại chi phí đã nhận diện;

(iv) Xây dựng các chi phí tiêu chuẩn, giá thành định mức nhằm mục tiêu kiểm soát các chi phí sẽ phát sinh liên quan đến hoạt động hay quyết định đó và nhằm đảm bảo tính kinh tế cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực;

(v) Tính toán các chi phí và đưa ra dự toán (Kế hoạch về vốn) tối ưu cho hoạt động hay quyết định đó;

(vi) Phải tư vấn các phương án để nhà quản trị lựa chọn mua sắm được các nguồn lực tốt nhất, đảm bảo tính kinh tế trong quá trình huy động các nguồn lực.

Hai là, đo lường và tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm hoặc một quyết định một mục tiêu cụ thể. Việc sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động tạo ra các chi phí của doanh nghiệp do đó kế toán quản trị có nhiệm vụ: Tính toán, đo lường, phân bổ chi phí và tính giá thành cho sản phẩm, hoạt động. Để bổ trợ cho công việc này, môn PM/F5 ACCA chính là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn thựchiện những nghiệp vụ trên.

Kế toán cần lựa chọn hệ thống các phương pháp tập hợp phân bổ chi phí, tính toán giá thành sao cho hợp lý, khách quan nhất để đảm bảo các nguồn lực được phản ánh trong chi phí giá thành là ở mức đúng với thực tế nhất, được sử dụng hiệu quả nhất.

Trong khâu này, kế toán quản trị còn có nhiệm vụ so sánh giữa kết quả thực hiện về chi phí, giá thành với dự toán (kế hoạch) đã xây dựng và với các chi phí tiêu chuẩn, giá thành định mức và đưa ra các kiến nghị điều chỉnh kịp thời. Mục đích nhằm kiểm soát các chi phí và giá thành sao cho đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng các nguồn lực cho từng hoạt động.

Ba là, phân tích chi phí, giá thành của các hoạt động để tư vấn cho nhà quản trị tìm ra các giải pháp tác động nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra như: Thông qua các nghiệp vụ về tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng các nguồn lực, để hoạch định và kiểm soát chi phí, để quản lý toàn diện các hoạt động, để giảm các tổn thất và nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và cao hơn nữa là tạo ra những giá trị mới sáng tạo cho doanh nghiệp…

Bốn là, đánh giá hiệu năng quản lý thông qua hệ thống kế toán trách nhiệm. Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để có thể ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức. Trên cơ sở đó, những người làm công việc kế toán quản trị sẽ lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ. Để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến báo cáo tài chính, bạn nên học các môn FA/F3FR/F7 ACCA. Các môn này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ về lập và phân tích báo cáo tài chính.

Các kỹ năng cần có khi làm Kế toán quản trị

Để trở thành một Kế toán quản trị làm việc trong các doanh nghiệp, bên cạnh bằng cấp và trình độ chuyên môn, bạn cần đảm bảo thành thạo các kỹ năng sau:

Kỹ năng chuyên môn:

  • Khả năng phân tích báo cáo tài chính.

  • Biết lập kế hoạch, kiểm soát tài chính.

  • Kỹ năng kế toán, quản trị chi phí.

  • Kỹ năng lập và phân tích báo cáo quản trị.

  • Kỹ năng tài chính, quản trị nguồn ngân sách, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ.

  • Có các kỹ năng về thuế, hệ thống thông tin kế toán.

Kỹ năng con người:

  • Khả năng thương lượng, đàm phán.

  • Kỹ năng đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề nhanh chóng.

  • Kỹ năng thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ tốt.

  • Kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng kinh doanh:

  • Có khả năng lập kế hoạch chiến lược, kiểm soát quá trình thực hiện.

  • Phân tích, đánh giá môi trường vĩ mô, tác động của chúng lên doanh nghiệp.

  • Kỹ năng quản trị hệ thống và hoạt động.

  • Kỹ năng quản lý các mối quan hệ, quản lý dự án, hiểu môi trường luật pháp.

Học gì để bổ trợ cho công việc Kế toán quản trị?

Để thực hiện tốt các nghiệp vụ của vị trí Kế toán quản trị, bạn nên tham khảo môn MA/F2 (Kế toán quản trị) trong chương trình học ACCA. Môn học này sẽ trang bị kiến thức tổng quan giúp học viên nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp, qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Bên cạnh đó, bạn có thể học thêm các môn PM/F5 (Quản trị hiệu suất) và FM/F9 (Quản lý Tài chính) để phụ trợ cho các nghiệp vụ tính toán, đo lường và phân bổ chi phí trong dài hạn. Ngoài ra, các môn FA/F3 (Kế toán tài chính) và FR/F7 (Báo cáo tài chính) của ACCA sẽ giúp bạn đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm các kiến thức khác của ACCA ở nhiều mảng như Kế – Kiểm – Tài chính – Thuế. Những kiến thức này sẽ trở thành “bệ phóng” vững chắc để phục vụ cho công việc cũng như lộ trình thăng tiến của bạn sau này. Bạn có thể tham khảo trọn bộ kiến thức các môn học ACCA ở kho tài liệu của SAPP Academy tại đây.

Với bài viết trên, SAPP hy vọng đã giải đáp được phần nào những câu hỏi xoay quanh công việc Kế toán quản trị. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với SAPP để được tư vấn ngay nhé!

Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
03 Điểm Đặc Biệt Trong Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate Của Các BIG4

Mỗi năm BIG4 thường có 2 kỳ tuyển dụng chính là kỳ Graduate Recruitment Program...

Khám Phá Các Vòng Tuyển Dụng Của EY

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) là một thành viên của Ernst & Young...

#1 Công Việc Của Kế Toán Tiền Lương Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Kế toán tiền lương luôn là một phần hành quan trọng trong doanh nghiệp, giúp...

[Case study] Process Costing – Phương Pháp Giá Thành Theo Quy Trình

Trong quá trình học về Process Costing, ta đã biết tiêu hao là điều không...

Học Bổng ACCA Là Gì & Chia Sẻ Kinh Nghiệm 

Học bổng ACCA của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc sẽ giúp nhiều...

Vì Sao ACCA Online Là Trải Nghiệm Học Tập 3 Tối Ưu Cho Người Bận Rộn?

Lí do nên lựa chọn học ACCA Online với trải nghiệm học 3 Tối Ưu...

Phương Pháp Học Phối Hợp Các Môn ACCA (Phần 1)

ACCA là một trong những bằng cấp danh giá nhất trong giới hành nghề chuyên...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí & Doanh Thu Tài Chính

Doanh thu tài chính dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền,...