Phương Pháp Học Phối Hợp Các Môn ACCA (Phần 2)
2. Thứ Tự Ưu Tiên Và Sự Kết Hợp Giữa Các Môn Học ACCA
Kinh nghiệm học ACCA của hầu hết mọi người đều đi theo cấp độ cơ bản đến nâng cao nhưng không cần thiết phải đi theo thứ tự các môn từ F1 đến F9 như tên gọi của các môn học này. Bạn hoàn toàn có thể học những môn bạn cảm thấy mình có thế mạnh nhất nhưng thường thì thứ tự các môn học ACCA sẽ như sau:
a. Phần kiến thức
- F3 thường được học viên chọn đầu tiên vì rõ ràng và dễ hiểu
- F2 dùng khá nhiều tư duy quản trị nên khó và trừu tượng hơn F3
- F1 là môn tổng hợp nên có nhiều kiến thức để nhớ, kiến thức của F1 cũng trừu tượng vì liên quan đến các vấn đề về kinh tế, nhân sự, kiểm toán
Bạn có thể học 2 môn, hoặc 3 môn liền trong phần này tùy theo thời gian và năng lực cá nhân.
b. Phần kỹ năng
Phần này thường được tự do lựa chọn và các trường hợp lựa chọn như thế nào cũng khá đa dạng.
- Nếu chọn 01 môn một kỳ thì chọn những môn đã có nền tảng học trước như F5 và F7 (do đã có nền tảng từ môn F2 và F3)
- Sau đó học sang các môn F4, F6, F9
- Môn F8 thường để cuối vì phải viết khá nhiều và lý thuyết F8 thường khó để tiếp thu khi chưa học qua các môn khác
- Nếu học viên chọn 02 môn một kỳ thì biểu đồ dưới đây sẽ nói cho bạn biết về tỷ lệ kết hợp giữa các môn với nhau (nguồn opentuition.com)
c. Phần bắt buộc và tự chọn
Lên đến level P bạn thường được khuyên rằng chỉ nên thi 01 môn một kỳ, đặc biệt là các học viên vừa học vừa làm vì lượng kiến thức của môn P khá nặng để tiếp thu và làm bài thi.
Môn dễ nhất cho học viên Việt Nam là môn P2 vì học viên có kiến thức nền tảng từ các môn trước khá chắc (F3 và F7 ). Tuy nhiên có một lượng học viên sẽ để môn P2 cuối cùng do muốn tận dụng kiến thức thi P7.
Môn P1 và P3 thì chọn môn nào trước cũng không có ảnh hưởng nhiều. Nếu chọn P3 trước, P1 sau thì bạn nên thi P4 vì có áp dụng được các phương pháp quản trị rủi ro trong doanh nghiệp còn nếu chọn P1 trước và P3 sau thì nên thi P5 vì P5 sử dụng khá nhiều kiến thức nền tảng của môn P3.
Xem thêm: