ACCA20/06/2024

[Rủi Ro Kiểm Toán] – Tất Tần Tật Về 3 Loại Rủi Ro Kiểm Toán Hiện Nay

Cùng với sự hội nhập quốc tế, những doanh nghiệp và công ty kiểm toán không ngừng gia tăng số lượng và chất lượng nhân viên kiểm tra rủi ro kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với công việc này. Vậy thì rủi ro kiểm toán là gì và tại sao nhân sự làm về kiểm tra rủi ro kiểm toán lại đang được tìm kiếm nhiều đến vậy? Tất cả sẽ được cung cấp thông tin qua bài viết sau đây. 

1. Định nghĩa rủi ro kiểm toán 

Theo cách hiểu đơn giản nhất, rủi ro kiểm toán là sai sót trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Những rủi ro này đến từ những đánh giá sai lệch hoặc không phù hợp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi kiểm tra báo cáo tài chính ấy.

Ví dụ, trong quá trình đánh giá báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A, kiểm toán viên không phát hiện ra bất kỳ lỗi hay sai phạm nào của doanh nghiệp này và đánh giá báo cáo trung thực, hợp lý. Trên thực tế thì báo cáo đó lại có những lỗi và sai phạm ấy không được phát hiện ra. Đó chính là rủi ro kiểm toán.

2. Bản chất của rủi ro kiểm toán

Audit Risk (RRKT) được đánh giá trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, được tiến hành lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử. Những rủi ro trong kiểm toán thường xảy ra liên quan đến những giới hạn của quản lý và chi phí kiểm toán. Bên cạnh đó thì nguyên nhân của rủi ro kiểm toán còn dựa trên những yếu tố sau:

  • Độ rộng của phạm vi của đối tượng kiểm toán 

Trong quá trình chọn mẫu và đánh giá mẫu, do phạm vi đối tượng lớn nên xác suất đưa ra có thể sai lệch và việc đánh giá kết luận luôn có khả năng không đúng. 

  • Những yếu tố giới hạn 

Các giới hạn về nguồn lực, chi phí, thời gian quản lý và thậm chí là giới hạn của khách hàng có thể tạo ra rủi ro kiểm toán. Đối tượng của cuộc kiểm toán không thể được bao quát hết do đó khả năng xảy ra sai sót luôn có thể phát sinh .

  • Rủi ro trong kinh doanh

Đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán thích hợp và thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến ​​kiểm toán chính xác và đáng tin cậy.

 

3. Các loại rủi ro trong kiểm toán

3.1. Rủi ro tiềm tàng – IR

Rủi ro tiềm tàng là sự hiện diện của một sai sót trọng yếu trong các chức năng hoạt động và môi trường quản lý của công ty. Nó tồn tại độc lập dù cho việc thực hiện kiểm toán có diễn ra hay không. Nguyên nhân của rủi ro này thường là nguồn cung cấp, sự thay đổi công nghệ hoặc hoạt động cạnh tranh, điều kiện khuôn khổ xã hội, tình hình kinh tế có ổn định hay không, do điều kiện khuôn khổ chính trị và sự thay đổi của luật pháp.

3.2. Rủi ro kiểm soát – CR

Đó là một sự tồn tại quan trọng mà kiểm toán viên không nhận ra trong hệ thống kiểm soát nội bộ và ngăn chặn nguồn gốc của loại rủi ro này. Nguyên nhân do hoạt động của nhân viên quan trọng quá chậm, ít hoạt động hơn, hoặc do thay đổi kinh doanh hoạt động trong các nhiệm vụ chức năng, do các đại lý và sự phức tạp của hoạt động kinh tế.

3.3. Rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các thủ tục của kiểm toán viên không phát hiện ra sai sót trọng yếu. Ví dụ, kiểm toán viên cần thực hiện đếm thực tế hàng tồn kho và so sánh kết quả với hồ sơ kế toán. Công việc này được thực hiện để chứng minh sự tồn tại của hàng tồn kho. Nếu mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên về số lượng hàng tồn kho không đủ để ngoại suy cho toàn bộ hàng tồn kho, thì rủi ro phát hiện sẽ cao hơn.

4. Mô hình rủi ro kiểm toán

Giữa Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện có mối quan hệ với nhau và được thể hiện theo công thức dưới đây:

Tạm kết:

SAPP Academy đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về Audit Risk – Rủi ro kiểm toán và 3 loại rủi ro kiểm toán phổ biến nhất qua bài biết trên. Chúc các bạn thành công!

Kết nối với fanpagehttps://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Đề Thi F3 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Đề Thi F3 ACCA Kế Toán Tài Chính

Đề thi F3 ACCA – kế toán tài chính – được nhận xét rằng không...

SAPP Academy Chính Thức Trở Thành Đối Tác Chiến Lược Của Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Ngày 01/12/2023, Công ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP đã tiến hành ký kết thỏa...

ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?

ACCA là gì? ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là tên viết tắt của Hiệp...

Hóa Đơn Bán Hàng Là Gì? Các Mẫu Hóa Đơn Bán Hàng Phổ Biến

Tìm hiểu khái niệm hóa đơn bán hàng là gì và các mẫu hóa đơn...

[Case study] Job Costing – Tính Giá Theo Đơn Đặt Hàng

Trong môn F2 ACCA, chúng ta đã gặp ba phương pháp định giá phổ biến...

Kế – Kiểm – Tài Chính Làm Tại Doanh Nghiệp Nước Ngoài Có Thực Sự Cần Chứng Chỉ ACCA Không?

Để có thể “bước chân” vào môi trường doanh nghiệp FDI, nhân sự Kế -...

#Tổng Hợp Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Theo Quy Định

Tổng hợp những điều cần biết về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo...

Từ Kế Toán Viên Thành Chủ Doanh Nghiệp Với Chương Trình ACCA

Bạn đang phân vân có nên đi học chương trình ACCA hay không? Một chương...