ACCA20/06/2024

Sinh Viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Nên Học ACCA Không?

Ngành Quản trị kinh doanh thường có chương trình học rộng, trang bị những kiến thức về kỹ năng quản trị, vận hành hay phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cảm thấy hoang mang khi ra trường, không biết nên bắt đầu từ đâu, cũng không thể bước ngay vào vị trí quản lý cấp cao khi chưa có nền tảng kinh nghiệm vững chắc. Nhận thức được điều này, một số sinh viên trong ngành đã lựa chọn con đường khác: Bắt đầu sự nghiệp từ vị trí Kế toán – Kiểm toán – Tài chính doanh nghiệp và theo đuổi chứng chỉ ACCA. Liệu đây có phải là hướng đi đúng đắn? Việc học ACCA có đồng nghĩa với “bẻ lái” khỏi ngành học hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành quản trị kinh doanh là gì – Xu hướng lựa chọn học ACCA của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

1.1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học có sức hút hàng đầu trong khối kinh tế, thu hút nhiều sinh viên theo đuổi do cơ hội việc làm đa dạng và tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Quản trị kinh doanh được ví như “bộ não” điều phối mọi hoạt động của một doanh nghiệp, từ việc hoạch định chiến lược, quản lý tài chính, nguồn nhân lực, marketing, sản xuất đến việc phân phối sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

1.2. Xu hướng lựa chọn học ACCA của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

Do chương trình học rộng và bao quát nhiều lĩnh vực, hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có tỷ lệ làm trái ngành khá cao. Các bạn thường có rất nhiều lựa chọn công việc khi mới ra trường như làm sale, marketing, kế toán, kiểm toán, hoặc thư ký,… 

Trong số vô vàn những lựa chọn, nhiều sinh viên đã chọn con đường Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, với khởi đầu là theo đuổi chứng chỉ ACCA. Kiến thức của ACCA trang bị cho người học những hiểu biết sâu sắc về tài chính, về đặc thù ngành hàng, tư duy quản lý, tư duy leadership,… Có thể nói, đây chính là bước đi chiến lược giúp sinh viên Quản trị kinh doanh tự tin bước vào các vị trí quản lý cấp cao trong tương lai.

Nhận tư vấn miễn phí chương trình học ACCA tại đây

2. Lợi ích của việc học ACCA đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

2.1. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Thay vì “bơi trong biển lớn” với vô vàn lựa chọn, việc học ACCA có thể định hướng cho sinh viên Quản trị kinh doanh con đường sự nghiệp rõ ràng ngay từ đầu. Các bạn có thể bắt đầu từ các công việc, vị trí cụ thể như kế toán hay kiểm toán. Lựa chọn này không chỉ giúp các bạn sinh viên có một bước khởi đầu vững chắc mà còn giải quyết nỗi lo về việc làm trái ngành. 

“Thực tế cho thấy, các công ty BIG4 kiểm toán luôn sẵn sàng chào đón những ứng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh đã học ACCA. Bởi chứng chỉ này chính là một bằng chứng rõ ràng về khả năng của các bạn. Với ACCA, sinh viên Quản trị kinh doanh có thể san bằng khoảng cách với các bạn học đúng chuyên ngành. Thậm chí, các bạn còn có lợi thế hơn nhờ vào “business sense” đã được tích lũy được trong quá trình học. Những hiểu biết về mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter, ma trận BCG để xác định tiềm năng thị trường hay các chiến lược định giá,… không chỉ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và chiến lược trong các vấn đề kinh doanh mà còn nghiệp vụ phân tích và tham vấn của các bạn cũng trở nên sắc sảo hơn.

Nhờ vậy, sinh viên Quản trị kinh doanh khi sở hữu ACCA thường được đánh giá cao hơn trong môi trường làm việc, có xu hướng thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp, nhất là trong các vai trò quản lý và lãnh đạo. 

2.2. Tăng cường kiến thức và phát triển tư duy chiến lược

Khi phát triển lên các cấp độ cao hơn trong sự nghiệp, việc nắm vững những kiến thức về Kế toán – Kiểm toán – Tài chính trở nên vô cùng cần thiết. Khả năng giải quyết các tình huống phức tạp, tối ưu hóa quy trình hoạt động, cải thiện hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên,… là những yêu cầu hàng đầu đối với những người lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời, những vị trí cấp cao cũng cần có cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của doanh nghiệp, như quản lý tài chính, chiến lược phát triển, quản lý nguồn nhân lực, tối ưu hóa quy trình sản xuất,… 

Khả năng lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận,… tất cả đều là những yếu tố quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, một CEO, COO, Director hay những Business owner có nền tảng ACCA, có lợi thế về các con số tài chính sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả và chính xác hơn. 

2.3. Rèn luyện khả năng thích ứng linh hoạt

Môi trường kinh doanh liên tục biến đổi, đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao từ các nhà quản trị tương lai. Việc học ACCA mang lại lợi ích to lớn trong việc rèn luyện khả năng thích ứng linh hoạt cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, giúp các bạn đối mặt với những thay đổi này một cách hiệu quả.

Trong quá trình theo đuổi ACCA, các bạn sinh viên sẽ được trang bị 7 năng lực toàn diện theo mô hình ACCA Capabilities For Success, gồm: Collaboration (hợp tác), Expertise (chuyên môn), Digital (kỹ thuật số), Ethics (đạo đức), Sustainability (bền vững), Insight (hiểu biết sâu sắc), và Drive (động lực).

Việc hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế, các quy định tài chính toàn cầu,… cũng giúp sinh viên tăng khả năng làm việc ở nhiều quốc gia và trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường và hợp tác với đối tác nước ngoài.

2.4. Nâng cao giá trị bản thân

Việc sở hữu chứng chỉ ACCA là một minh chứng rõ ràng cho sự cam kết và nỗ lực của sinh viên Quản trị kinh doanh trong việc mở rộng và nâng cao trình độ chuyên môn. Chứng chỉ ACCA chính là một bảo chứng giúp các bạn sinh viên khẳng định rằng bản thân có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế, từ đó dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

Đồng thời, cộng đồng ACCA toàn cầu với hơn 526.000 học viên cùng với 247.000 hội viên có mặt tại hơn 180 quốc gia là cơ hội tuyệt vời để sinh viên Quản trị kinh doanh kết nối, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Nhận tư vấn miễn phí chương trình học ACCA tại đây

3. Những lầm tưởng thường gặp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh về ACCA

3.1. ACCA chỉ dành cho dân Kế – Kiểm – Tài chính

Đây là một trong những lầm tưởng lớn nhất về ACCA. Chương trình ACCA được thiết kế toàn diện với 15 môn học, cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu và toàn diện về Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược, luật kinh doanh,… Hoàn thành ACCA sẽ đem đến cho người học cơ hội nghề nghiệp rộng mở ở nhiều lĩnh vực, có thể hướng đến các vị trí quản lý cấp cao như: Kế toán trưởng, Giám đốc Điều hành (CEO), Giám đốc Tài chính (CFO),… Chính vì thế, sinh viên Quản trị kinh doanh cũng phù hợp với chứng chỉ này.

Nhận tư vấn miễn phí chương trình học ACCA tại đây

3.2. Kiến thức từ ACCA không thực sự hữu ích đối với lĩnh vực quản trị kinh doanh

Trên thực tế, chương trình ACCA không chỉ tập trung vào các môn học liên quan đến kế toán và kiểm toán, mà còn bao gồm nhiều môn học quan trọng và có tính ứng dụng cao trong quản trị kinh doanh như Quản trị tài chính (Financial Management), Quản trị hiệu quả hoạt động (Performance Management), Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (Strategic Business Leader),… 

Ví dụ, môn Quản trị tài chính (Financial Management) sẽ giúp các bạn nắm vững các nguyên tắc quản lý tài chính, từ việc lập kế hoạch ngân sách, quản lý vốn lưu động đến đánh giá hiệu quả đầu tư và phân tích rủi ro tài chính. Những kiến thức này không chỉ hữu ích cho các chuyên gia tài chính mà còn cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả.

Ngoài ra, việc hiểu biết sâu rộng về tài chính và kế toán giúp các “nhà quản trị tương lai” có cái nhìn toàn diện và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Tóm lại, kiến thức từ ACCA sẽ cung cấp nền tảng vững chắc cho sinh viên Quản trị kinh doanh, giúp các bạn có thêm những hiểu biết sâu sắc và vận hành hiệu quả các doanh nghiệp.

3.3. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh không có đủ nền tảng kiến thức để theo đuổi ACCA

Các kiến thức trong ACCA và kiến thức được dạy trên trường theo một số giáo trình tiếng Việt luôn có những sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, không chỉ đối với sinh viên trái ngành như Quản trị kinh doanh, kể cả những sinh viên Kế – Kiểm – Tài chính cũng cần review lại các kiến thức kinh tế và tích lũy vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành trước khi bắt đầu theo đuổi lộ trình ACCA.

Bên cạnh đó, chương trình ACCA được thiết kế để phù hợp với nhiều đối tượng học viên, kể cả những người không có nền tảng kế toán. Lộ trình học ACCA thông thường sẽ bắt đầu từ các môn ở cấp độ Cơ bản và dần dần đi vào chinh phục các môn ở cấp độ Kỹ năng ứng dụng, Chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nếu lo lắng về thiếu hụt nền tảng, bạn cũng có thể lựa chọn việc học một khóa nền tảng để bổ sung kiến thức về kế toán. Thông thường, mọi người thường chọn:

  • Chứng chỉ CAT (tên đầy đủ là The Certified Accounting Technician, do ACCA cấp)
  • Chương trình FIA nhận chứng chỉ kế toán sơ cấp (tên tiếng Anh là Diploma in Financial and Management Accounting, do ACCA cấp)

Nhận tư vấn miễn phí chương trình học ACCA tại đây

3.4. ACCA đòi hỏi quá nhiều thời gian và tiền bạc

Thực tế, đúng là việc học ACCA sẽ yêu cầu học viên cần có sự kiên trì và bền bỉ rất lớn. Để hoàn thành tổng cộng 13 môn học của ACCA, người học sẽ mất nhanh nhất khoảng 1,5 – 2 năm để học và thêm 3 năm kinh nghiệm để trở thành ACCA member. Trung bình một môn học ở các cấp độ cơ bản của ACCA cần khoảng từ 2 – 3 tháng để hoàn thành. Đối với các môn ở cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp, thời gian học và thi sẽ vào khoảng 4 – 4,5 tháng. 

Ngoài ra, dù chi phí học ACCA đòi hỏi nguồn lực tài chính khá lớn, nhưng đây chính là một khoản đầu tư mang lại lợi ích bền vững. Trung bình, chi phí để học và thi ACCA chỉ khoảng một nửa so với số tiền bạn đầu tư cho việc sở hữu bằng thạc sĩ tại Việt Nam. Nếu tính toán cụ thể, bạn sẽ cần từ 300 – 400 triệu đồng và khoảng thời gian tối thiểu 6 năm để hoàn thành chương trình đại học và thạc sĩ tại Việt Nam. Trong khi đó, tổng chi phí học và thi ACCA để trở thành ACCA Member chỉ bằng một nửa, và thời gian hoàn thành cũng nhanh hơn rất nhiều. Đặc biệt, chứng chỉ ACCA được công nhận trên toàn cầu, giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Tóm lại, mặc dù việc theo đuổi chứng chỉ ACCA đòi hỏi sự cam kết về thời gian và nguồn lực tài chính, nhưng những giá trị và lợi ích mà nó mang lại chính là một khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng cho bản thân.  

Nhận tư vấn miễn phí chương trình học ACCA tại đây

4. Phạm Thị Thu Trang – từ sinh viên trái ngành đến xuất sắc nhận offer từ cả PwC&Deloitte

Phạm Thị Thu Trang, cựu sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Ngoại thương và cũng là học viên tại SAPP Academy, là một minh chứng điển hình, vượt qua những rào cản của sinh viên trái ngành và thành công nhận được offer từ cả hai công ty hàng đầu PwC và Deloitte. 

Trang chia sẻ rằng, bạn bắt đầu học ACCA khá muộn, chỉ gần 6 tháng trước khi apply vào BIG4. Đây là một khoảng thời gian khá ngắn để chuẩn bị cho các kỳ thi và tích lũy kiến thức, tuy nhiên với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, cô bạn đã vượt qua khó khăn, đồng thời còn sở hữu một “background” sáng giá trong CV của mình.

Dù bắt đầu muộn, nhưng với sự quyết tâm của Trang và cũng như những hỗ trợ trong quá trình học ACCA tại SAPP, cô bạn đã chứng minh rằng không có giới hạn nào trong việc đạt được mục tiêu nếu bạn thực sự cố gắng.

>>> Tìm hiểu thêm về câu chuyện của Trang tại đây

Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP tại đây

Kết

Có thể nói, việc theo đuổi chứng chỉ ACCA không chỉ là một lựa chọn mà là một bước đi mạnh mẽ để sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nắm bắt cơ hội trong thị trường lao động ngày càng phức tạp và cạnh tranh. Đăng ký để nhận tư vấn miễn phí về lộ trình học ACCA dành cho sinh viên Quản trị kinh doanh ngay hôm nay.  

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Thủ Tục Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Trả Trước – Những Mùa Tết Hối Hả

“Tôi still young, tôi want party”! Kiểm toán có hai mùa, không phải “bận” và...

Tổng Hợp Tài Liệu Luyện Thi BIG4 Về Thuế

Trong các năm trở lại đây, bên cạnh kiến thức kiểm toán, đề test kiến...

#Nên Học FIA Hay ACCA? So Sánh Chứng Chỉ FIA Và ACCA Hiện Nay

Nên học FIA hay ACCA? là câu hỏi được nhiều học viên đưa ra và...

Khóa học Financial Accounting (FA/F3) ACCA– Kế toán tài chính

Khóa học ACCA FA/F3 – Kế toán tài chính được mệnh danh là môn học...

Cash Flow Là Gì? – 5 Bước Lên Kế Hoạch Cash Flow Chuyên Nghiệp

Đối với những người đang tìm hiểu hay làm việc trong ngành tài chính doanh...

#7+ Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Nhưng Quan Trọng Bạn Phải Biết

Dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng luôn có những quy định,...

Học F2 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Cost Behavior

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thường tiến hành phân loại chi phí theo...

Hướng Dẫn Hạch Toán Lãi Tiền Gửi Ngân Hàng Theo TT200

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng là việc kế toán hạch toán bút toán...