ACCA20/06/2024

Sự Khác Biệt Giữa Tài Chính Doanh Nghiệp Và Ngân Hàng Đầu Tư. Nên Chọn Lĩnh Vực Nào?

Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư là 2 lựa chọn nghề nghiệp trong ngành Tài chính. Ngân hàng đầu tư giúp phát triển một công ty, trong khi Tài chính doanh nghiệp giúp quản lý một công ty. Investment Banker huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường đại chúng, điều hành vốn cổ phần tư nhân và phát hành vốn nợ, đồng thời tiến hành các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A). Trong khi đó, chuyên gia Tài chính doanh nghiệp xử lý các hoạt động tài chính hàng ngày và xử lý các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

1. Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) là gì?

1.1. Khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống quản lý tài chính trong công ty, đảm bảo kiểm soát dòng tiền hợp lý và tối đa hóa lợi nhuận.

1.2. Phạm vi công việc 

Phạm vi công việc của Tài chính Doanh nghiệp bao gồm:

  • Lập ngân sách vốn: Phân tích‌ và đánh giá các cơ hội đầu tư để xác định​ dự án hoặc tài sản nào mà công ty nên theo đuổi.
  • Phân tích tài chính và Lập kế hoạch: ⁤Tạo ra các mô hình tài chính và ⁤dự báo, cung cấp cái nhìn sâu sắc về dòng tiền, khả năng sinh lời và‍ hiệu quả tài chính.
  • Mua bán và Sáp nhập: Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các mục tiêu mua bán sáp nhập tiềm năng, đàm phán các giao dịch và đánh giá tác động tài chính của chúng.
  • Quản lý rủi ro: ‍Xác định ⁣và giảm thiểu rủi ro tài chính ⁣thông qua các chiến lược như phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm và đa dạng hóa.
  • Quản lý ngân quỹ: Tài chính doanh nghiệp quản lý dòng tiền, tính thanh khoản và vốn lưu động của công ty để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động hàng ngày và ⁢tận dụng⁢ các cơ hội tăng trưởng.
  • Quan hệ nhà đầu tư: Họ giao tiếp với các nhà đầu tư, nhà phân tích và các bên liên quan về hiệu quả tài chính, chiến lược và triển vọng trong tương lai của công ty.

1.3. Mục tiêu 

Mục tiêu của Tài chính doanh nghiệp là:

  • Tối đa hóa sức khỏe tài chính dài hạn của doanh nghiệp
  • Tăng giá trị cổ đông
  • Mở rộng hoạt động kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng

1.4. Cơ hội việc làm

Người tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sẽ có cơ hội làm việc ở bộ phận Tài chính – Kế toán trong các doanh nghiệp, tại các vị trí như:

  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán
  • Chuyên gia Quản trị Tài chính
  • Chuyên gia Kiểm soát tài chính
  • Chuyên gia Quản lý nguồn vốn (Treasurer)

2. Ngân hàng đầu tư (Investment Banking) là gì?

2.1. Khái niệm

Investment Banking, hay còn được gọi là Ngân hàng đầu tư, là lĩnh vực tài chính chuyên về việc cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và hỗ trợ về giao dịch về tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn và nhà đầu tư cá nhân.

2.2. Phạm vi công việc

Phạm vi công việc của ngân hàng đầu tư bao gồm:

  • Huy động vốn: Ngân hàng đầu tư giúp các công ty huy động vốn thông qua các công cụ khác nhau, chẳng hạn như phát hành nợ hoặc chứng khoán vốn, bao gồm cả phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp: Họ hỗ trợ các công ty tối ưu hóa cơ cấu vốn và thay đổi chiến lược để cải thiện hiệu quả tài chính.
  • Mua bán và Sáp nhập: Ngân hàng đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán sáp nhập và thoái vốn, hướng dẫn khách hàng trong toàn bộ quá trình giao dịch, bao gồm khởi tạo giao dịch, định giá, đàm phán và thẩm định.
  • Bảo lãnh phát hành và phân phối chứng khoán: Họ bảo lãnh phát hành chứng khoán (ví dụ: cổ phiếu hoặc trái phiếu) và phân phối chúng cho các nhà đầu tư thông qua thị trường đại chúng.
  • Dịch vụ tư vấn tài chính: Các ngân hàng đầu tư cung cấp tư vấn chiến lược tài chính về nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như chiến lược công ty, định giá, quản lý rủi ro và phân bổ vốn.

2.3. Mục tiêu

Mục tiêu của ngân hàng đầu tư là:

  • Hỗ trợ thực hiện các giao dịch tài chính thành công, bao gồm sáp nhập, mua lại và IPO
  • Nhận diện trước rủi ro phù hợp với các giao dịch tài chính quy mô lớn
  • Đưa ra tư vấn khuyến nghị phù hợp với môi trường kinh tế hiện tại

Nhìn chung, các ngân hàng đầu tư đóng vai trò là chuyên gia tư vấn về đầu tư và có thể hướng dẫn các công ty thực hiện những thay đổi quan trọng về mặt tổ chức.

2.4. Cơ hội việc làm

Người tốt nghiệp các ngành Ngân hàng – Đầu tư sẽ có cơ hội làm việc ở các vị trí như:

  • Phân tích tài chính
  • Phân tích kinh doanh
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư
  • Chuyên gia tư vấn mua bán và sáp nhập

3. So sánh Tài chính Doanh nghiệp với Ngân hàng đầu tư

Tài chính Doanh nghiệp

Ngân hàng đầu tư

Điểm giống nhau

  • Đều đóng vai trò cung cấp nguồn tài chính cho các doanh nghiệp
  • Đều cam kết một lượng vốn đáng kể cho các doanh nghiệp, mỗi quy trình đều có điều khoản trả nợ riêng hoặc lợi tức đầu tư kỳ vọng
  • Để làm việc trong hai lĩnh vực đều cần có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm thực tế

Điểm khác biệt

Mục tiêu

Giúp doanh nghiệp quản lý tài sản của mình và huy động vốn cho các dự án kinh doanh, mở rộng và các nhu cầu khác

Giúp doanh nghiệp huy động vốn thông qua chứng khoán, mua bán và sáp nhập

Cơ hội việc làm

Thường làm việc tại bộ phận Tài chính – Kế toán của các doanh nghiệp. Vì là một ngành rộng hơn nên cơ hội việc làm cũng rộng hơn

Cơ hội việc làm tại các ngân hàng, các quỹ đầu tư

Tính chất và Phạm vi công việc

  • Back-office
  • Tài chính doanh nghiệp có phạm vi công việc rộng hơn, ví dụ như giúp doanh nghiệp tối đa hóa giá trị tài chính thông qua các hoạt động khác nhau bao gồm mở rộng kinh doanh, nghiên cứu sản phẩm mới, đảm bảo hạn mức tín dụng kinh doanh, v.v.
  • Cả front-office và back-office
  • Ngân hàng đầu tư có xu hướng cạnh tranh hơn và có phạm vi công việc hẹp hơn. Trọng tâm của Ngân hàng đầu tư sẽ liên quan đến việc giúp các tổ chức điều hướng các hoạt động sáp nhập, mua lại và IPO; bảo lãnh các khoản nợ và chứng khoán mới.

Khối lượng công việc

  • Công việc tài chính doanh nghiệp phong phú hơn và ít cạnh tranh hơn công việc ngân hàng đầu tư
  • Người theo ngành Tài chính doanh nghiệp thường không phải làm thêm giờ nhiều như ngành Ngân hàng

Thù lao của công việc ngân hàng đầu tư rất hấp dẫn đối với nhiều người, tuy nhiên đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh và khối lượng công việc lớn

Các tài liệu phụ trách

Tài chính doanh nghiệp chuẩn bị các báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng đầu tư chuẩn bị các biên bản ghi nhớ, sổ chào hàng (pitchbook) hoặc các tài liệu khác hỗ trợ các giao dịch tài chính có liên quan.

Chứng chỉ phù hợp

ACCA

CFA

>> Tìm hiểu lộ trình ACCA cho định hướng Tài chính doanh nghiệp: tại đây

4. Nên chọn Tài chính doanh nghiệp hay Ngân hàng đầu tư

Tài chính doanh nghiệp là một khái niệm rộng hơn, vậy nên, nếu bạn là người thích sự ổn định, sự đa dạng về kiến thức, bạn nên lựa chọn ngành Tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, nếu thích sự chuyên sâu, đam mê đầu tư, làm việc tốt dưới thử thách và áp lực cao, bạn có thể lựa chọn lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (thường sẽ tách thành 2 chuyên ngành: Ngân hàng và Đầu tư)

5. Cần chuẩn bị gì để chinh phục lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư?

Nhìn chung, cả 2 lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư đều đòi hỏi nhân sự chất lượng cao. Nhân sự nên tốt nghiệp từ các chuyên ngành như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Đầu tư, Phân tích tài chính hoặc các ngành có liên quan trong khối ngành Kinh tế. 

Cả 2 lĩnh vực này đều đòi hỏi nhân sự am hiểu về Kế toán và Đọc hiểu báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần trang bị những kỹ năng khác như:

  • Lập ngân sách và dự báo
  • Tư duy phân tích
  • Giải quyết vấn đề
  • Phân tích rủi ro
  • Quản lý dòng tiền
  • Giao tiếp và thuyết phục (đối với Ngân hàng đầu tư)
  • Sự chú ý đến chi tiết (đối với Tài chính doanh nghiệp)

Vì đều là ngành có tính cạnh tranh cao, việc trau dồi chuyên môn thông qua một chương trình đào tạo/ bằng cấp/ chứng chỉ khác bên cạnh bằng đại học là cần thiết. Đối với nhân sự ngành Tài chính doanh nghiệp, mong muốn làm việc trong bộ phận Tài chính – Kế toán của các doanh nghiệp, ACCA là một lựa chọn tuyệt vời. Đối với nhân sự mong muốn làm việc tại các Ngân hàng, Quỹ tài chính, các nghiệp vụ liên quan tới phân tích tài chính và đầu tư có thể tham khảo chứng chỉ CFA.

6. Vì sao nhân sự ngành Tài chính doanh nghiệp nên học ACCA?

ACCA, viết tắt của từ The Association of Chartered Certified Accountants, là một loại chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA. Đây là một tổ chức ra đời năm 1904 có lịch sử phát triển hàng trăm năm và sự uy tín trên toàn cầu.

Chứng chỉ ACCA cung cấp kho kiến thức chuyên môn đồ sộ trong những lĩnh vực: quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản trị chiến lược, rủi ro, thuế, báo cáo tài chính, luật kinh doanh,… Đặc biệt, quá trình học ACCA giúp học viên rèn luyện 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success mà bất kỳ một “công dân toàn cầu” nào làm việc trong lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính cũng cần có.

Với chứng chỉ ACCA, bạn đã lĩnh hội đủ kiến thức phục vụ cho các vị trí trong ngành Kế – Kiểm – Tài chính từ cấp độ Associate cho tới Director.

  • Kiến thức về Quản trị kinh doanh qua các môn BT/F1, SBL: Nếu mục tiêu của bạn là vị trí cấp cao thì quản trị kinh doanh là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Nhiệm vụ của một nhà quản lý là phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xác định rõ tầm nhìn tương lai, từ đó đưa ra các chiến lược cho hiện tại và kiểm soát hiệu quả thực thi của chiến lược đã chọn. Để thăng tiến lên vị trí quản lý, yêu cầu đặt ra với nhân sự là phải am hiểu về cách tổ chức hoạt động cùng tư duy chiến lược và kỹ năng quản lý thành thạo. Trong chương trình ACCA, BT và SBL là hai môn học cung cấp kiến thức nền tảng và phát triển tư duy tầm chiến lược liên quan đến quản trị kinh doanh.
  • Kiến thức về Báo cáo tài chính qua các môn FA/F3, FR/F7, SBR: Báo cáo tài chính nói lên khả năng sinh lời cũng như thực trạng của doanh nghiệp. Do vậy, việc am hiểu về báo cáo tài chính sẽ là một trong những kỹ năng rất cần thiết nếu bạn mong muốn theo đuổi lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp. Chương trình ACCA được xây dựng giúp người học có thể hình thành được tư duy từ cấp độ thực thi đến chiến lược. Đối với những kiến thức liên quan tới báo cáo tài chính, người học sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao với ba môn học FA – FR – SBR.
  • Kiến thức về Pháp luật qua môn LW/F4: Bất cứ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến luật pháp. Nắm rõ quy định, chính sách không chỉ đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý mà còn là lợi thế trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ, hiểu biết về luật kinh doanh quốc tế sẽ là điểm cộng cho các nhân sự muốn làm việc trong các công ty nước ngoài.
  • Kiến thức về Quản trị hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp qua các môn MA/F2, PM/F5, APM: Đối với các hoạt động trong doanh nghiệp, việc đặt ra mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả hoạt động đó là hai nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Đây cũng là yêu cầu thường thấy trong khung năng lực đối với các vị trí quản lý như trưởng bộ phận hay giám đốc. Quản trị hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp trong ACCA được xây dựng trong các môn MA, PM, APM. Mục tiêu của mảng kiến thức này là giúp học viên lập kế hoạch chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn, kiểm soát ngân sách chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động công bằng.
  • Kiến thức về Thuế qua môn TX/F6, ATX: Đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp. Do vậy những cá nhân hành nghề thuế cần nắm vững kiến thức và kỹ năng liên quan tới nghiệp vụ để đảm bảo doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật. 
  • Kiến thức về Kiểm toán qua các môn AA/F8 AAA: Kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Người làm Tài chính cũng cần có nền tảng vững chắc về quy trình, thủ tục kiểm toán, rủi ro có thể xảy ra..để phối hợp cùng Kiểm toán viên trong quy trình kiểm toán.
  • Kiến thức về Quản trị tài chính qua các môn FM/F9 AFM: Để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận, quản trị tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không thông thạo kỹ năng xử lý và quản trị dòng tiền, nhân sự sẽ khó có thể tiến xa trong mảng kế toán, tài chính. 

Trên đây đều là những mảng kiến thức không thể thiếu đối với một nhân sự làm việc trong lĩnh vực Kinh tế – Tài chính. Nắm vững các kiến thức này sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bản thân và thăng tiến nhanh chóng, dễ dàng hơn.

>> Tìm hiểu lộ trình ACCA cho định hướng Tài chính doanh nghiệp: tại đây

7. Kết luận

Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư là hai mảng có liên hệ lẫn nhau trong ngành Tài chính. Ví dụ, một ngân hàng đầu tư có thể có bộ phận tài chính doanh nghiệp hoặc trong doanh nghiệp có thể có ban đầu tư. Cả hai nghề nghiệp đều có thể giải quyết các vấn đề về đầu tư và mua bán và sáp nhập, tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp. Những người tốt nghiệp ngành Tài chính doanh nghiệp vẫn có thể công tác tại các ngân hàng đầu tư hoặc ngược lại, do 80% chương trình đào tạo của hai ngành là giống nhau, đều nằm trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Điều quan trọng hơn là bạn cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết và không ngừng trau dồi chuyên môn. Như vậy, bạn có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp tới bất cứ vị trí nào trong lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư.

(Nguồn tài liệu tham khảo: Indeed Career Guide, Investopedia, Fundwise)

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Case study] Process Costing – Phương Pháp Giá Thành Theo Quy Trình

Trong quá trình học về Process Costing, ta đã biết tiêu hao là điều không...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Tài Chính Và Doanh Thu Tài Chính

Trên thực tế, khi kiểm soát báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, phần...

#Kế Toán Tiền Lương Là Gì? Làm Những Việc Nào?

Kế toán lương là quá trình tính toán, quản lý các khoản lương và phụ...

Cùng Kế Toán Trưởng Đạt 78/100 Điểm Môn MA Chia Sẻ Về Ứng Dụng Của ACCA Trong Lĩnh Vực SaaS

Anh Nguyễn Văn Ngọc, Học viên SAPP, Kế toán trưởng tại LittleLives Việt Nam đã...

Active Learning Là Gì? Khám Phá Cách SAPP Áp Dụng Phương Pháp Này Trong Khóa Học ACCA

Không còn chỉ là “thầy giảng - trò nghe”, phương pháp giáo dục Active Learning...

Nhìn lại kỳ tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2021 và sẵn sàng ứng tuyển BIG4 năm 2022

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2022 đã được khởi động, hàng ngàn ứng viên...

5 Cách Chinh Phục Giáo Trình ACCA Dày Hơn 500 Trang!!!

Khi nói đến học ACCA thì ai nấy đều rất khí thế kiểu: “Khó khăn...

Sự Giống Và Khác Giữa Kế Toán Công Và Kế Toán Doanh Nghiệp

Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì? Bài...