IFRS27/08/2024

Áp Dụng IFRS – Cách Doanh Nghiệp “Hút Vốn” Nước Ngoài

Áp dụng IFRS - Cách doanh nghiệp "hút vốn" nước ngoài
Áp dụng IFRS – Cách doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Để đón đầu xu hướng đầu tư trên thế giới và thu hút dòng vốn ngoại đầy tiềm năng, Bộ Tài chính đã có bước đi chiến lược khi ban hành Lộ trình áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam vào tháng 03/2020. Cùng SAPP tìm hiểu lý do doanh nghiệp cần áp dụng IFRS vào hệ thống Báo cáo tài chính để thu hút dòng vốn nước ngoài trong bài viết dưới đây. 

1. Lợi Thế Của Các Doanh Nghiệp Áp Dụng Chuẩn Mực IFRS 

Lợi thế của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực IFRS
Lợi thế của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực IFRS

1.1. Chìa khóa thu hút hàng triệu nhà đầu tư ở hơn 100 quốc gia 

IFRS (Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế) được ban hành bởi IASB (Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế) đã đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của thời đại mới. 

Sau nhiều năm liên tục được phát triển và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế doanh nghiệp, IFRS đã trở thành “ngôn ngữ kế toán chung” phổ biến nhất trên toàn cầu. Theo Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế, tính đến 2024 đã có hơn 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bắt buộc áp dụng IFRS, tương đương 87,5%. Nếu tính các nước đã tuyên bố cho phép áp dụng IFRS, tỉ lệ này lên đến khoảng 94%, tương đương với hơn 166 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Trong bối cảnh đó, sự kiện Bộ Tài chính công bố lộ trình áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển mình trong nền kinh tế nước nhà, là tín hiệu thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến mở rộng hợp tác với nước ngoài bằng “ngôn ngữ chung” IFRS. Các doanh nghiệp tận dụng được thời điểm chuyển giao này, kịp thời chuyển đổi từ VAS sang IFRS sẽ có thể thu hút nhiều dòng vốn ngoại tệ tiềm năng, nhất là khi Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ suất sinh lời cao và thị trường ổn định. 

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

1.2. Rút ngắn thời gian “dịch” Báo cáo tài chính của các nhà đầu tư 

Nếu doanh nghiệp vẫn sử dụng chuẩn mực VAS (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam), sẽ phát sinh thêm thời gian và chi phí để “chuyển đổi” báo cáo tài chính sang ngôn ngữ kế toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. 

Doanh nghiệp áp dụng VAS có thể gặp bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khó thu hút được dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ở một số trường hợp, một vài nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực VAS ghi nhận khác so với chuẩn mực IFRS quốc tế. Từ đó dẫn đến sự loay hoay và lúng túng của doanh nghiệp khi chuyển đổi VAS sang IFRS, kéo dài thời gian trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu trước khi đầu tư. Hậu quả là có thể đánh mất đi cơ hội hợp tác trong khi nguồn lực doanh nghiệp đủ để đáp ứng yêu cầu từ nhà đầu tư. Việc chuyển sang IFRS không chỉ nâng cao khả năng hội nhập mà còn giúp doanh nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

1.3. Giúp nhà đầu tư hiểu giá trị doanh nghiệp và tin tưởng đầu tư

Sau khi được công bố, IFRS liên tục phát triển trong khi VAS không được cập nhật kể từ lần ban hành đầu tiên. Nên khi so sánh với IFRS, VAS vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như việc VAS bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Lí do là vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và VAS có thể làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Ngoài ra, một trong những điều khiến nhiều nhà đầu tư ngoại chùn bước chính là sự không minh bạch, khó so sánh và không rõ giá trị doanh nghiệp trên BCTC do chuẩn mực kế toán khác biệt. Và nếu áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào hệ thống kế toán, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được khó khăn này.

Khi đã nắm chắc trong tay bản BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp sẽ trình bày được các lợi thế sáng giá về sức khỏe doanh nghiệp hay tiềm lực phát triển,… Đó cũng là những thông tin nhà đầu tư ngoại cần nắm rõ để ra quyết định có nên đầu tư hay không. Đồng thời, về dài hạn, BCTC chuẩn IFRS sẽ tạo thuận lợi để quản lý và sáp nhập các công ty sau này cho doanh nghiệp.

Vì thế, trong các trường hợp doanh nghiệp cần huy động vốn từ nhà đầu tư thông qua hình thức niêm yết cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài hoặc trực tiếp từ các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), việc có sẵn trong tay bản BCTC theo chuẩn IFRS sẽ đưa doanh nghiệp Việt tiến gần hơn với những cơ hội đầu tư này. 

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

2. Khi Nào Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng Chuẩn Mực BCTC Quốc Tế IFRS?

Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS
Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS

Theo Quyết định số 345/QĐ-BTC về phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam” bởi Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nên lưu ý lộ trình áp dụng IFRS với 3 mốc thời gian chính:

  • Giai đoạn 2020 – 2022: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực và cải thiện hệ thống kế toán theo hướng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.
  • Giai đoạn 2022 – 2025: Doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.
  • Giai đoạn từ sau 2025: Một số loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ được bắt buộc áp dụng. Trong đó đối với doanh nghiệp 100% FDI hoặc có công ty mẹ tại nước ngoài sẽ cần phải sử dụng BCTC riêng theo chuẩn IFRS. 

Bên cạnh đó ở giai đoạn sau 2025, đối với doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ cần áp dụng bộ chuẩn mực VFRS thay thế cho VAS hiện tại. Đây là bộ chuẩn mực do Bộ Tài chính xây dựng theo định hướng chuẩn mực IFRS quốc tế. Doanh nghiệp siêu nhỏ chưa đủ điều kiện và khả năng xây dựng công tác kế toán thì có thể áp dụng theo chuẩn mực VFRS.

Như vậy, thời điểm vàng của doanh nghiệp nên áp dụng IFRS chính là từ năm 2022 – 2025 vì được nhận hỗ trợ từ Chính phủ cũng như tạo điều kiện tốt nhất để áp dụng IFRS hiệu quả. Đặc biệt, nếu áp dụng ở thời gian này, đến thời điểm bắt buộc doanh nghiệp đã có quy trình rõ ràng, nhân sự thành thạo với nhiều kinh nghiệm, sẽ không gặp khó khăn, hay bất cập khi áp dụng nữa.

Ngoài ra, thời điểm năm 2020 – 2025, số lượng doanh nghiệp áp dụng chưa nhiều vì chưa phải giai đoạn bắt buộc. Vô hình chung, điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng chuẩn mực IFRS trong giai đoạn 2020 – 2025. Các doanh nghiệp này sẽ trở nên minh bạch, dễ dàng hiểu được giá trị khi các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu rót vốn thay vì bị nhà đầu tư loại thẳng tay do BCTC chưa rõ ràng, kém minh bạch.

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

3. Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Để Cập Nhật Kịp Thời Chuẩn Mực IFRS?

Chuyển đổi sang IFRS là một quá trình dài hạn, nên doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình, kế hoạch chuyển đổi từ sớm để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế. Các đầu mục công việc lớn mà doanh nghiệp cần xác định rõ bao gồm:  

  • Xác định quy mô và mức độ phức tạp của quá trình chuyển đổi sang IFRS, xây dựng kế hoạch chuyển đổi dài hạn với thời hạn công việc và phân công trách nhiệm.
  • Xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo cho việc lưu trữ thông tin kế toán, tài chính đầy đủ và chi tiết.
  • Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ việc đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng theo chuẩn BCTC quốc tế.
  • Hệ thống kế toán, quy trình kinh doanh cần được giám sát chặt chẽ để thu thập và lưu trữ các thông tin cần thiết cho hạch toán kế toán và thuyết minh thông tin.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho việc lập BCTC theo IFRS, đảm bảo nhân sự có đủ các kỹ năng để thực hiện các báo cáo chuyển đổi một cách đúng thời hạn và không có sai sót. Doanh nghiệp có thể cử người đi học để về đào tạo cho nhân viên khác, mời chuyên gia về giảng dạy hay liên hệ hợp tác với các trung tâm đào tạo uy tín để đào tạo nhân sự kiến thức về các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Doanh nghiệp có thể tham khảo lộ trình học IFRS tại SAPP Academy với 2 mức độ:
    • Mức độ cơ bản: Chứng chỉ CertIFR (Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS) với hơn 40 giờ học. 
    • Mức độ nâng cao: Chứng chỉ DipIFR (Chứng chỉ Chuyên sâu về lập Báo cáo tài chính Quốc tế)

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

4. Lộ Trình Học IFRS Tại SAPP Academy – Giải Pháp Đào Tạo IFRS Toàn Diện 

Tự hào là Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA, SAPP Academy là đơn vị đồng thời được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ CertIFR và DipIFR. Lộ trình đào tạo IFRS tại SAPP là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp mong muốn có nguồn nhân sự chất lượng cao, thông thạo về IFRS, sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS và ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, điều hướng doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn ngoại tệ tiềm năng trên thế giới. 

Khi đăng ký học lộ trình IFRS tại SAPP, nhân sự có thể nhận được đặc quyền học viên bao gồm: 

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • Khóa học đề cao tính thực tế: Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để nhân sự trong doanh nghiệp áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian.
    • Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS.
    • Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập LMS hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…giúp nâng tầm trải nghiệm học tập online của học viên.
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,…giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước

Cập nhật và áp dụng các chuẩn mực IFRS kịp thời sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cơ hội tiếp cận tới thị trường đầu tư quốc tế khi có được “tiếng nói chung” là IFRS với nhà đầu tư. Khi nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đón đầu và thu hút nhiều dòng vốn ngoại, việc chuyển mình đón đầu xu thế IFRS sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn.

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP 

>> Học thử MIỄN PHÍ khóa học CertIFR và DipIFR thuộc lộ trình IFRS tại SAPP 

Đăng ký ngay lộ trình học IFRS tại SAPP để hưởng ưu đãi giới hạn bao gồm:

🔖 Ưu đãi đến 30% khi đăng ký lộ trình IFRS cá nhân hoá (bao gồm chứng chỉ CertIFR và DipIFR)

🔖 VOUCHER trị giá 500.000 VNĐ dành cho 05 người đăng ký khóa học DipIFR Online sớm nhất

🔖 VOUCHER ĐÓNG NHÓM từ 2 học viên trở lên trị giá: 300.000 VNĐ/học viên, 500.000 VNĐ/học viên và 700.000 VNĐ/học viên

QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT (*):

🎁 Khóa học Minicourse Tiếng Anh chuyên ngành trị giá 1.500.000 VNĐ;

🎁 Khóa học thực hành Hướng dẫn chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS

>> Xem thêm: 

FREE DOWNLOAD | TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS CHO NHÂN SỰ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Từ điển 300 thuật ngữ tiếng Anh trong IFRS
Từ điển 300 thuật ngữ tiếng Anh trong IFRS

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Có nên tự học CertIFR? Tài liệu học gồm những gì?

Có nhiều phương pháp để học CertIFR. Vậy nên hay không nên tự học CertIFR?...

Hybrid Learning Là Gì? Khám Phá Hình Thức Học Tập Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Ôn Luyện CertIFR Và DipIFR

1. Phương pháp Hybrid Learning là gì? Hybrid Learning (học tập kết hợp) là mô...

IFRS là gì? Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

  IFRS là gì? IFRS nghĩa là gì? Tại sao dân trong ngành Kế toán...

Trước 2025, Nhân Sự Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp FDI Cần Chuẩn Bị Gì Để “Đón Sóng” Chuyển Đổi Sang IFRS?

Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo...

Chứng chỉ CertIFR – Bệ phóng nghề nghiệp Kế toán

Bên cạnh mục đích học để cập nhật kiến thức về IFRS thì việc học...

CHỨNG CHỈ IFRS LÀ GÌ? NÊN HỌC CHỨNG CHỈ CERTIFR HAY DIPIFR

Chứng chỉ IFRS là gì? Nên học chứng chỉ CertIFR hay DipIFR? Đây chắc hẳn...

Những Vị Trí Công Việc Nào Nên Sở Hữu Chứng Chỉ IFRS?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi báo...

Nhảy Việc Khi Đã Trang Bị IFRS, Kế Toán Viên Có Lợi Thế Gì?

Mặc dù chuyển công việc mới có thể gặp nhiều rủi ro, nhưng nhảy việc...