CHUẨN MỰC IFRS 16 – LEASES (THUÊ TÀI SẢN) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý
Chuẩn mực IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) là gì mà các công ty có đi thuê tài sản cần hết sức lưu ý. Cùng SAPP Academy tìm hiểu nội dung và các lưu ý quan trọng trong bài viết này nhé!
1. Lịch sử ra đời IFRS 16 và các chuẩn mực thay thế
- Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 được ban hành vào tháng 01/2016 và có hiệu lực áp dụng đối với các năm tài chính bắt đầu và sau 01/01/2019;
- Chuẩn mực thay thế: IAS 17 – Thuê tài sản. IFRIC 4 – Xác định liệu một thỏa thuận có bao gồm thuê tài sản, SIC-15 – Thuê hoạt động – Các ưu đãi và SIC-27 – Đánh giá bản chất của giao dịch liên quan đến hình thức pháp lý của thuê tài sản;
- Nếu áp dụng tại Việt Nam, IFRS 16 thay thế chuẩn mực VAS 06 – Thuê tài sản.
2. Phạm vi áp dụng của IFRS 16
IFRS 16 áp dụng cho tất cả các giao dịch thuê tài sản, kể cả thuê quyền sử dụng trong cho thuê lại, ngoại trừ:
- Thuê tài sản để khai thác hoặc để sử dụng khoáng sản, dầu, khí thiên nhiên và nguồn lực không thể tái tạo tương tự;
- Thuê tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 – Nông nghiệp mà bên thuê nắm giữ;
- Thỏa thuận trao quyền dịch vụ trong phạm vi của IFRIC 12 – Thỏa thuận trao quyền dịch vụ;
- Giấy phép tài sản trí tuệ được bên cho thuê cấp trong phạm vi của IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng;
- Quyền được nắm giữa bởi bên thuê theo thỏa thuận cấp phép trong phạm vi của IAS 38 – Tài sản vô hình cho các mục như phim hình ảnh động, bản ghi hình, vở kịch, bản thảo, bằng sáng chế, và quyền tác giả.
Lưu ý: Bên thuê có thể, nhưng không bắt buộc, áp dụng Chuẩn mực này đối với thuê tài sản vô hình khác với loại tài sản vô hình như phim hình ảnh động, bản ghi hình, vở kịch, bản thảo, bằng sáng chế, và quyền tác giả.
3. Trường hợp miễn áp dụng
Các doanh nghiệp, đơn vị không thuộc trường hợp miễn trừ ở phía trên vẫn có thể miễn áp dụng IFRS 16 với các trường hợp như:
- Thuê tài sản có thời hạn ngắn hạn (dưới 12 tháng);
- Thuê tài sản có giá trị thấp (khoảng 5.000 USD).
4. IFRS 16 là gì? Các nội dung chính của IFRS 16
- Thay đổi định nghĩa về thuê tài sản;
- Đưa ra các yêu cầu về phương pháp kế toán tài sản và nghĩa vụ, bao gồm các hợp đồng phức hợp gồm các yếu tố phi thuê tài sản, thanh toán tiền thuê biến đổi và các giai đoạn thuê tùy chọn;
- Thay đổi về kế toán các thỏa thuận bán và thuê lại;
- Giữ lại phần lớn các nội dung kế toán đối với tổ chức là bên cho thuê theo IAS 17;
- Giới thiệu các yêu cầu về công bố thông tin mới.
5. Ảnh hưởng của IFRS 16
- Chuẩn mực mới sẽ tác động đến tất cả các ngành kinh tế và ảnh hưởng tới toàn bộ tổ chức của doanh nghiệp;
- Chuẩn mực mới đồng thời sẽ tác động mạnh tới bảng cân đối kế toán, lợi nhuận và đưa ra nhiều yêu cầu thuyết minh hơn;
- IFRS 16 thay đổi định nghĩa của các chỉ số tài chính và EBITDA, đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ số hiệu suất hoạt động;
- IFRS 16 cũng ảnh hưởng đến các mô hình kinh doanh của bên cho thuê và khi tham gia đàm phán các hợp đồng thuê tài sản;
- Yêu cầu cập nhật các chính sách, quy trình và hệ thống kế toán tài chính hiện hành;
- Ảnh hưởng đến việc ghi nhận về kiểm soát và hợp đồng;
- Yêu cầu bổ sung một số lượng lớn các thông tin công bố trên báo cáo tài chính và thông tin về các hoạt động quản lý thuê tài sản;
- Các đơn vị lập báo cáo tài chính theo IFRS cần cân nhắc các thay đổi do áp dụng IFRS 16 đối với:
- Chính sách kế toán và trình bày thông tin;
- Áp dụng xét đoán và ước tính;
- Cập nhật các kiểm soát nội bộ liên quan và phản ánh thay đổi đối với chính sách và quy trình kế toán;
- Cập nhật hệ thống để thu thập, xử lý và duy trì các thông tin thuê tài sản mới cho hoạt động duy trì hiện hành;
- Thuế;
- Tuân thủ với cam kết các khoản vay.
6. Sự khác biệt giữa IFRS 16 và IAS 17, VAS 06
Bảng 1: So sánh sự khác biệt giữa IFRS 16 và IAS 17, VAS 06
Tiêu chí | IFRS 16 | IAS 17 | VAS 06 |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng cho tất cả các giao dịch thuê tài sản, kể cả thuê quyền sử dụng trong cho thuê lại, ngoại trừ:
a) Thuê tài sản để khai thác hoặc để sử dụng khoáng sản, dầu, khí thiên nhiên và nguồn lực không thể tái tạo tương tự; b) Thuê tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 – Nông nghiệp mà bên thuê nắm giữ; c) Thỏa thuận trao quyền dịch vụ trong phạm vi của IFRIC 12 – Thỏa thuận trao quyền dịch vụ; d) Giấy phép tài sản trí tuệ được bên cho thuê cấp trong phạm vi của IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng; 4) Quyền được nắm giữa bởi bên thuê theo thỏa thuận cấp phép trong phạm vi của IAS 38 – Tài sản vô hình. |
Không được sử dụng làm cơ sở xác định cho các tài sản sau:
a) Tài sản do bên thuê nắm giữa được hạch toán là tài sản đầu tư (Xem IAS 40 Bất động sản đầu tư); b) Bất động sản đầu tư do bên cho thuê cung cấp theo hình thức thuê hoạt động (xem IAS 40); c) Tài sản sinh học do bên đi thuê năm giữ theo hình thức thuê tài chính (xem IAS 41 Nông nghiệp); hoặc d) Tài sản sinh học do bên cho thuê cung cấp theo hình thức thuê hoạt động (xem IAS 41) |
Không đề cập đến |
Phân loại các hợp đồng cho thuê | Đưa ra định nghĩa mới về cho thuê tài sản. Các hợp đồng được phân loại thành hợp đồng cho thuê và hợp đồng dịch vụ (hợp đồng không cho thuê). | Thuê hoạt động và thuê tài chính | Thuê hoạt động và thuê tài chính |
Cách hạch toán | Yêu cầu bên đi thuê phải ghi nhận hầu hết các hợp đồng thuê trên bảng cân đối kế tozn. | Bên đi thuê hạch toán các giao dịch cho thuê ngoài bảng cân đối kế toán đối với thuê hoạt động hoặc hạch toán trên bảng cân đối kế toán đối với thuê tài chính. | Tương tự như IAS, ngoại trừ các mục không yêu cầu trình bày:
– Đối chiếu giữa tổng của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại ngày lập báo cáo tài chính, và giá trị còn lại của các khoản đó; – Mô tả những thỏa thuận thuê chính của bên thuê. |
7. Tài liệu IFRS 16 tiếng Việt hiện nay
Hiện không có nhiều tài liệu IFRS 16 tiếng Việt để kế toán tham khảo. Do đó, để có thể cập nhật được kiến thức về chuẩn mực này, bạn có thể xem bản dịch tiếng Việt của các chuẩn mực IFRS do Bộ Tài chính biên soạn.
Tải ngay dự thảo bản dịch tiếng Việt của các chuẩn mực IFRS hiện nay!
Gồm: IFRS 16 tiếng Việt và nhiều chuẩn mực khác được trình bày bằng tiếng Việt.
Trên đây là một số lưu ý và nội dung quan trọng về IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) dành cho quý bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được IFRS 16 là gì và các lưu ý về chuẩn mực này. Hẹn gặp lại quý bạn đọc ở các bài viết khác.