IFRS20/06/2024

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) Và Quốc Tế (IAS/IFRS) Phần 1

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS/IFRS) theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Chính vì vậy, về cơ bản, các chuẩn mực VAS đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong quá trình lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IAS/IFRS) vẫn còn nhiều điểm khác nhau về các cấu phần trong BCTC, quy định về hệ thống tài khoản cùng cách ghi nhận. Cùng SAPP khám phá sự khác biệt giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IAS/IFRS) trong bài viết dưới đây.

1. Tìm Hiểu Chung Về Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế

IAS (International Accounting Standard)/ IFRS (International Financial Reporting Standard) đều được soạn thảo bởi IASB (International Accounting Standard Board). Trước năm 2003, các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được công bố với tên gọi IAS. Sau năm 2003, các Chuẩn mực mới ra đời đều được đổi tên thành IFRS. Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã có tổng cộng 41 IAS và 19 IFRS được ban hành

Quy trình soạn thảo và công bố của IAS/ IFRS được diễn ra vô cùng chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và mang tính thực hành cao. Rất nhiều Quốc gia và vùng lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia như các nước châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc,… Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đang trong quá trình điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS hoặc xác định lộ trình chuyển đổi từ chuẩn mực Kế toán địa phương sang chuẩn mực Kế toán quốc tế.

Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó khi ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính (IFRS) tại Việt Nam. 

2. Sự Khác Biệt Giữa VAS Và IAS/IFRS

su-khac-biet-giua-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te (2)
Sự khác biệt giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam và quốc tế

Bảng dưới đây liệt kê sự khác biệt tổng quan giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS/IFRS):

VAS IAS/IFRS
Các cấu phần của báo cáo tài chính VAS chỉ yêu cầu 4 cấu phần:

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Thuyết minh báo cáo tài chính (bao gồm thuyết

minh thay đổi vốn chủ sở hữu)

IAS/IFRS yêu cầu 5 cấu phần:

– Báo cáo tình hình tài chính (hoặc gọi là

Bảng cân đối kế toán)

– Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (SOCE)

– Thuyết minh Báo cáo tài chính

Niên độ báo cáo tài chính VAS cho phép đơn vị trình bày báo cáo tài chính cho kỳ báo cáo tối đa là 15 tháng cho năm tài chính đầu tiên. IAS/IFRS yêu cầu đơn vị trình bày báo cáo tài chính ít nhất hàng năm. Báo cáo tài chính có kỳ báo cáo dài hơn hoặc ngắn hơn 1 năm chỉ được cho phép nếu đơn vị thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán (Ví dụ: thay đổi kỳ kế toán năm).
Hệ thống tài khoản (Chart of Account) – VAS yêu cầu đơn vị áp dụng hệ thống tài khoản (COA) đã được quy định sẵn để ghi nhận các giao dịch. Tất cả bổ sung, sửa đổi đối với tài khoản cấp 1 và cấp 2 quy định trong COA phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính (MoF).

– Đơn vị phải sử dụng mẫu báo cáo tài chính chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Các bổ sung về các khoản mục hoặc sửa đổi về hình thức, diễn giải và nội dung thuyết minh báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

IAS/IFRS không bị áp đặt về hình thức (như hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Các doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp.
Đồng tiền kế toán và đồng tiền chức năng VAS chưa áp dụng hoàn toàn khái niệm về đồng tiền chức năng:

– “Đồng tiền kế toán” mặc định là Việt Nam Đồng (VND).

– Đơn vị được sử dụng ngoại tệ để hạch toán và trình bày báo cáo tài chính khi ngoại tệ đó đáp ứng các điều kiện quy định tương tự như khái niệm đồng tiền chức năng theo IFRS và phải chuyển đổi báo cáo tài chính sang VND để nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

IAS/IFRS yêu cầu:

– Một đơn vị báo cáo ghi nhận các giao dịch kế toán của mình bằng đồng tiền chức năng (tức là đồng tiền của môi trường kinh tế chính mà đơn vị hoạt động).

– Nếu đơn vị báo cáo muốn trình bày báo cáo tài chính của mình bằng một đồng tiền khác với đồng tiền chức năng, đơn vị áp dụng phương pháp chuyển đổi trong IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

Nguồn: KPMG 

Việc VAS bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay vì bắt buộc như hiện tại.

3. Các Chuẩn Mực IAS/IFRS Chưa Có Chuẩn Mực VAS Tương Đương

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS19 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có các chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS sau:

  • IAS 19: Quy định phương pháp hạch toán và trình bày các khoản phúc lợi cho người lao động bao gồm các khoản phúc lợi ngắn hạn, dài hạn, trợ cấp thôi việc;
  • IAS 20: Quy định việc hạch toán và trình bày các khoản  trợ cấp và hình thức tài trợ khác của Chính phủ;
  • IAS 32: Trình bày về công cụ tài chính (Thông tư số 210/2009/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng các quy định của IAS 32 và IFRS 7 về trình bày và công bố các công cụ tài chính từ năm 2011);
  • IAS 39: Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, dừng ghi nhận và xác định giá trị tài sản tài chính và nợ tài chính (được thay thế bởi IFRS 9, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 09: Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 14: Các khoản hoãn lại theo luật định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016).
  • IAS 26, 41, 06: Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.
  • IAS 29, 36, 15: Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.
  • IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý.
  • IAS 27: Phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết trên BCTC riêng;
  • IFRS 12: Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị (việc trình bày lợi ích trong công ty con, công ty liên doanh và liên kết chịu sự điều chỉnh của VAS 25, 08 và 07).
  • IFRS 19: Các công ty con không có trách nhiệm công khai. 

Nguồn: Expertis và Deloitte 

4. Kết Luận

Hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế khá đầy đủ, có tính hệ thống và nhiều điểm tương đồng. Song qua đối chiếu, có thể nhận thấy hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam và hệ thống BCTC theo quy định của quốc tế có sự khác biệt rõ ràng. 

Nhận thấy những lợi ích mà BCTC theo IAS/IFRS mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, ngày 21/12/2016, Bộ Tài chính, Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) đã phối hợp tổ chức Hội thảo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) và xác định lộ trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị đội ngũ nhân sự có hiểu biết về IFRS, sở hữu các chứng chỉ IFRS uy tín và được công nhận như CertIFR, DipIFR để sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi sang IFRS sắp tới. 

>> Tìm hiểu thêm về lộ trình học IFRS tại SAPP: https://hubs.ly/Q02RYZFm0 

>> Xem thêm:

TỰ TIN BỨT PHÁ MỨC LƯƠNG 2.100$ VỚI CHỨNG CHỈ IFRS TẠI SAPP ACADEMY 

Tại sao nên cập nhật IFRS trước 2025?
Tại sao nên cập nhật IFRS trước 2025?

Vì Sao Bạn Nên Lựa Chọn Lộ Trình Học IFRS Tại SAPP Academy?

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • Khóa học đề cao tính thực tế: Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để Kế toán, Kiểm toán viên áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian.
    • Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS
    • Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,…giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước

ĐĂNG KÝ LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC:
🎁 Ưu đãi khóa học lên tới 30%

🎁 Khóa học “Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS” hoàn toàn MIỄN PHÍ

🎁 Khóa học Mini-course tiếng Anh chuyên ngành giúp bổ trợ kiến thức cho học viên có nền tảng tiếng Anh yếu trước khi chính thức vào học

>> Đăng ký ngay tại đây

>> Đăng ký học thử miễn phí khóa học CertIFR tại SAPP

FREE DOWNLOAD | TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS DÀNH RIÊNG CHO KẾ TOÁN

300 Thuật ngữ Tiếng Anh trong IFRS - SAPP Academy
300 Thuật ngữ Tiếng Anh trong IFRS – SAPP Academy
Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Các loại hình doanh nghiệp nào sẽ bắt buộc phải chuyển đổi IFRS từ năm 2025?

Tính đến này, Việt Nam là có phần “chậm chân” trong việc áp dụng IFRS...

[HOT] 10 Tài Liệu Học IFRS Miễn Phí Cho Dân Kế Toán – Tài chính

  Áp dụng IFRS tại Việt Nam đang cận kề. Để bắt kịp được xu...

DANH SÁCH CÁC CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ IFRS

Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS sẽ được áp dụng tại...

IFRS – Hành trang không thể thiếu của kế toán doanh nghiệp FDI

IFRS là những chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được ra đời nhằm...

Thi đỗ chứng chỉ CertIFR về IFRS với lần thi duy nhất, trưởng nhóm kế toán Nguyễn Thị Thuý Dung đã làm như thế nào?

  Hiện nay việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS đã và đang ảnh hưởng...

Cập Nhật Thay Đổi Mới Nhất Của Chứng Chỉ DipIFR Từ Kỳ Thi Tháng 12/2024

Hiệp hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc (ACCA) vừa công bố bản cập nhật...

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và chính...

Khóa Học CertIFR Premium Online Của SAPP Academy Có Gì Khác Biệt?

Khóa học CertIFR Premium Online của SAPP Academy có gì khác biệt mà lại được...