Khám phá các loại rủi ro trong đầu tư tài chính PHỔ BIẾN
Trong đầu tư, rủi ro tài chính là điều mà những doanh nghiệp luôn cố gắng né tránh. Hiểu biết về nó, từ đó có thể đưa ra được cách phòng ngừa cũng như xử lý chính là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại. Vậy các loại rủi ro trong đầu tư tài chính bao gồm những gì?
Thông thường các nhà đầu tư chia ra rủi ro thành hai loại: Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
1. Rủi ro hệ thống
Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính thường gặp nhất của toàn bộ thị trường chứng khoán có thể kể đến:
1.1. Rủi ro giá hàng hóa
Khi nhà đầu tư bỏ tiền cho một doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư bỏ tiền vào chính hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Điều này nói lên rằng giá hàng hóa ảnh hưởng rất lớn với lợi nhuận của nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Đặc biệt, với những sản phẩm như xăng dầu, điện,… ảnh hưởng của giá hàng hóa sẽ mạnh mẽ hơn bởi những ngành hàng đó tác động trực tiếp tới kinh tế nhà nước. Đi cùng với những thay đổi của giá hàng hóa chính là sự không ổn định của thị trường chứng khoán.
1.2. Rủi ro mô hình
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều có những mô hình khác nhau để phù hợp với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình dù lớn hay nhỏ cũng đều phải chịu ảnh hưởng của các loại rủi ro trong đầu tư tài chính.
Với sự biến động khó lường của thị trường, những doanh nghiệp cần đề phòng vào đưa ra những giải pháp cho rủi ro mô hình. Giải pháp tốt nhất để nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro này chính là kết hợp hoạt động nhiều mô hình.
1.3. Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản là khi nhà đầu tư chuyển đổi qua lại giữa tiền và chứng khoán. Khi môi trường giao dịch chứng khoán thay đổi, thanh khoản cũng thay đổi theo. Hệ quả của sự thay đổi này là các loại rủi ro trong đầu tư tài chính không thể kiểm soát được.
Vì vậy, để phòng tránh, nhà đầu tư cần có những biện pháp phòng ngừa tối đa. Có một số dấu hiệu để nhận biết khi nào thị trường xuất hiện rủi ro thanh khoản như:
- Trường hợp 1 – Thanh khoản ở mức cao: Một lượng giao dịch lớn được tạo ra, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu.
- Trường hợp 2 – Thanh khoản ở mức thấp: Thị trường có ít hoặc không có giao dịch, nhà đầu tư khó trao đổi cổ phiếu.
1.4. Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất chính là sự biến động của lãi suất trái phiếu do chính phủ phát hành. Lãi suất thị trường và giá chứng khoán hoạt động theo quy luật trái ngược nhau. Điều này sinh ra những rủi ro lãi suất cho thị trường chứng khoán.
Thêm vào đó, lạm phát làm đồng tiền mất đi giá trị, khiến sức mua của tiền tệ không còn được như trước. Điều này dẫn tới lợi nhuận của nhà đầu tư biến động theo.
2. Rủi ro phi hệ thống
2.1. Rủi ro xếp hạng
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều được đánh giá, xếp hạng với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành, hoặc cả toàn thị trường. Khi xếp hạng mới của doanh nghiệp thấp hơn hạng năm trước, giá trị của họ có thể bị sụt giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc giá của cổ phiếu sẽ không còn được cao như trước.
Tuy nhiên, việc xếp hạng luôn luôn mang ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong thị trường. Từ đó, nhờ cạnh tranh và thị trường tài chính phát triển.
2.2. Rủi ro lỗi thời
Sự lỗi thời không bao giờ bỏ quên doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng cần phải đổi mới theo để không bị tụt lại đằng sau.
Sản phẩm lỗi thời, lợi nhuận trì trệ,… chính là những nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không đổi mới sẽ có thể dẫn tới hậu quả bị sụt giảm giá trị cổ phiếu.
2.3. Rủi ro kiểm toán
Một trong các loại rủi ro trong đầu tư tài chính phổ biến mà nhà đầu tư hay gặp phải nhất đó chính là rủi ro kiểm toán. Sự yếu kém trong việc kiểm kê nguồn vốn, chi phí sẽ dẫn tới rủi ro về kiểm toán cho các doanh nghiệp.
Điều này dẫn tới giá trị là uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút, dẫn tới giá cổ phiếu cũng giảm theo. Khi đánh giá nội bộ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần trang bị những kiếm thức về kiểm toán để có thể tránh được rủi ro này.
2.4. Rủi ro truyền thông
Rủi ro truyền thông chính là rủi ro nguy hiểm nhất trong các loại rủi ro trong đầu tư tài chính. Rủi ro xuất hiện khi doanh nghiệp dính phải những tin đồn hay những sự kiện xấu ảnh hưởng tới bộ mặt thương hiệu. Điều này khiến cổ phiếu của doanh nghiệp mất giá rất nhanh.
2.5. Rủi ro pháp lý
Đây là một trong các loại rủi ro trong đầu tư tài chính phổ biến nhất với tất cả các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Để tránh được rủi ro này, trang bị kiến thức cơ bản về luật chính là bước đầu tiên để nhận định đúng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, đối với doanh nghiệp rủi ro pháp lý gặp phải thường do sự thay đổi của luật pháp. Đôi khi luật mới về thuế hay quy định vốn sẽ tác động tới giá cổ phiếu theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Tạm kết
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tìm hiểu các loại rủi ro trong đầu tư tài chính giúp các nhà đầu tư cũng như nhà quản trị có thể hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp. Tra cứu thêm những kiến thức khác về tài chính tại website hoặc fanpage của SAPP Academy để trang bị thêm những kỹ năng giải quyết rủi ro cho doanh nghiệp!