Phân Biệt Lãi Suất Danh Nghĩa Và Lãi Suất Thực
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có gì khác biệt? Các nhà đầu tư và khách hàng vay vốn nên lưu ý điều gì khi sử dụng hai loại lãi suất này để “có lợi” về lâu dài? Cùng SAPP tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
1. Lãi suất danh nghĩa là gì?
Lãi suất danh nghĩa là thuật ngữ tài chính và kinh tế được sử dụng để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản đầu tư hoặc vay vốn. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của việc tính lãi kép.
Ví dụ trong trường hợp khi bạn vay tiền trả góp tại ngân hàng, mức lãi suất áp dụng cho khoản vay của bạn là 10%/năm, thì điều đó có nghĩa lãi suất danh nghĩa cho khoản vay của bạn là 10%.
2. Lãi suất thực là gì?
Lãi suất thực hay còn sở hữu tên gọi khác là lãi suất hiệu quả. Đây chính là lãi suất thực sự mà bạn thu được từ khoản đầu tư hay phải trả cho một khoản vay khi tính đến các tác động của lãi suất ghép.
Bởi nền kinh tế luôn có sự lạm phát, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lãi suất. Lãi suất sau cùng sau khi sử dụng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát thì đó là lãi suất thực tế.
Về cơ bản, lãi suất danh nghĩa sẽ tính toán đến sự giảm giá trị của đồng tiền. Vì vậy, sự khác biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa là lãi suất thực sẽ tính đến cả tỷ lệ lạm phát. Từ đó hướng đến các phản ánh hiệu quả hơn đối với giá trị nhận về và hướng đến các giá trị cân đối với phần lợi ích mong muốn thuộc về tính chất của nền kinh tế.
3. Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
3.1. Khác nhau về bản chất
Lãi suất thực tế là lãi suất được tính sau khi được trừ đi tỷ lệ lạm phát. Ngược lại thì lãi suất danh nghĩa sẽ không đề cập đến vấn đề lạm phát
3.2. Khác nhau về đặc điểm
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính chất tham khảo nhiều hơn khi so với lãi suất thực. Lãi suất thực tế được áp dụng trong đo lường sức mua của biên lai tiền lãi.
3.3. Khác nhau về cách tính
Cách để tính được lãi suất danh nghĩa không có gì khó khăn. Đó là mức lãi suất được ngân hàng đưa ra trên giấy tờ. Giả sử, khi bạn vay tín chấp với mức lãi suất 15% / năm thì lãi suất danh nghĩa cũng là mức 15% này.
Ngược lại, lãi suất thực tế là phần còn lại sau khi dùng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực tế được tính theo công thức:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R)
Trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.
4. Công thức tính Lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực
4.1. Công thức tính lãi suất danh nghĩa
Có thể hiểu lãi suất danh nghĩa chính là mức lãi suất đơn vị tính dụng đưa ra cho bạn trong quá trình giao dịch. Ví dụ bạn vay 100.000 USD từ ngân hàng với mức lãi suất là 5% thì lãi suất danh nghĩa là 5%.
Việc tính toán này chưa xác định đối với tình hình và yếu tố lạm phát. Nếu hoạt động vay được thực hiện trong khoảng thời gian dài. Các giá trị lãi suất thu về không phản ánh hiệu quả với nhu cầu tìm kiếm lợi ích. Khi đó, nó không mang đến các hiệu quả đối với lợi nhuận mong muốn nhận được ở các khoản tiền đã cho vay ban đầu.
4.2. Công thức tính lãi suất thực
Lãi suất thực tế được tính xấp xỉ bằng kết quả lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Phản ánh được mức độ chân thực hơn trong giá trị phản ánh trên thị trường. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đồng thời hướng đến tiếp cận hiệu quả với các nhu cầu sử dụng hay đầu tư khác nhau.
Đây không phải là những con số đơn thuần, vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau. Và giá trị nhận được thực tế bảo đảm cho các mong muốn nhận được của họ. Chứ không phải đơn thuần là tìm kiếm được lợi nhuận. Nếu một nhà đầu tư nhận được 5% lãi trong năm tới và dự đoán rằng lạm phát là 2% thì ông ta hy vọng nhận được lãi thực là 3%. Từ đó sẽ có được những cân nhắc cho thực hiện nhu cầu hiệu quả. Tìm kiếm được các giá trị trong thực tế nhu cầu sử dụng và phản ánh được giá trị của nó.
Công thức tính lãi suất thực tế được tính:
Lãi suất thực tế = [(1+ lãi suất danh nghĩa)/ (1+tỷ lệ lạm phát)]-1
Trong đó:
- i = lãi suất danh nghĩa
- r = lãi suất thực
- E(I) = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
Hy vọng với những thông tin cơ bản trên khi vay vốn hay đầu tư, khách hàng có thể dễ dàng biết được lãi suất thu về hay nghĩa vụ phải trả mang lại lợi ích thực tế như thế nào, tránh nhầm lẫn giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức liên quan đến Phân Tích – Tài Chính – Đầu Tư, bạn có thể tham khảo chương trình CFA thông qua khóa học CFA Online tại SAPP. Với mong muốn mang đến giải pháp đào tạo CFA toàn diện, SAPP thiết kế khóa học Online “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa” giúp người học được tiếp cận kiến thức chủ động, linh hoạt thời gian và vẫn tối ưu hiệu quả theo năng lực cá nhân.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!