CFA01/03/2025

CFA có mấy level? So sánh A – Z các cấp độ kỳ thi CFA

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) từ lâu đã được xem là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Tài chính – Đầu tư. Với uy tín toàn cầu và chương trình đào tạo chuyên sâu, CFA mở ra cánh cửa sự nghiệp rộng lớn cho những ai đam mê lĩnh vực này.

Tuy nhiên, con đường để tới chứng chỉ này không hề dễ dàng, mà phải đi qua nhiều cấp độ, với hơn 10 môn học khác nhau liên quan tới chuyên ngành Tài chính. Vậy, CFA có mấy level và mỗi level có gì khác biệt? Hãy cùng SAPP tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. CFA có mấy Level?

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) gồm 3 Level (Level 1, Level 2, Level 3), mỗi level kiểm tra kiến thức và kỹ năng tài chính theo Level tăng tiến. Nếu Level 1 tập trung vào nền tảng, Level 2 đi sâu vào phân tích, thì Level 3 yêu cầu khả năng ứng dụng thực tiễn và tư duy chiến lược và quản lý đầu tư. Hãy cùng SAPP tìm hiểu thông tin chi tiết về từng Level. 

3 Level của kỳ thi CFA

2. CFA Level 1

2.1. Kiến thức trọng tâm

Kỳ thi CFA Level 1 tập trung vào việc xây dựng nền tảng về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực phân tích tài chính. Chương trình giảng dạy chủ yếu giới thiệu các định nghĩa quan trọng, phương pháp phân tích tài chính và các công thức cốt lõi. Ngoài ra, Level 1 còn giúp thí sinh nắm vững tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp, cũng như hiểu rõ về các công cụ đầu tư khác nhau.

Năm 2025, CFA Institute đánh dấu bước ngoặt lớn trong chương trình CFA với những thay đổi tương đối lớn. Mặc dù CFA Curriculum Level 1 không có những thay đổi lớn về mặt nội dung cốt lõi, tuy nhiên Viện CFA đã thực hiện một số tinh chỉnh quan trọng nhằm cải thiện trải nghiệm học tập của thí sinh, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả và trực quan hơn:

Viện CFA bổ sung thêm hình ảnh cho Level 1

  • Cập nhật Readings cho Ethics: Các phần Readings mới được cập nhật đồng bộ cho cả 3 level trong chương trình học CFA. Thể hiện sự nhất quán và tầm quan trọng của các chuẩn mực đạo đức trong toàn bộ chương trình. 
  • Tăng cường minh họa và ví dụ thực tế: Viện CFA bổ sung thêm hình ảnh và các case study thực tế vào giáo trình. Đây là một cải tiến đáng kể, giúp thí sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn và thấy được sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Việc học tập trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, thí sinh hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế trong ngành tài chính.
  • Phân tách Learning Modules (LMs): Những kiến thức cốt lõi được chia nhỏ thành các LMs độc lập.  Việc học tập của học viên trở nên có hệ thống hơn, dễ dàng theo dõi tiến trình học và xác định được những phần kiến thức cần tập trung. 

Cụ thể về sự thay đổi trong học phần CFA Ethics ở Level 1 như sau: 

 

LMs Nội dung  Thay đổi

Ethics

89 Ethics and Trust in the Investment Profession
90 Code of Ethics and Standards of Professional Conduct Bản sửa đổi nhỏ bao gồm: 1 tiêu chuẩn mới và điều chỉnh 2 tiêu chuẩn hiện có.
91 Guidance for Standards I-VII Bản sửa đổi nhỏ bao gồm: 1 tiêu chuẩn mới và điều chỉnh 2 tiêu chuẩn hiện có.
92 Introduction to the Global Investment Performance Standards (GIPS) Đã cập nhật theo tiêu chuẩn sửa đổi mới nhất.
93 Ethics Application Bài đọc mới 

Với những thay đổi mới như vậy và theo như bản cập nhật mới nhất từ Viện CFA, tỷ trọng câu hỏi của các môn học trong Level 1 đã có sự thay đổi (Tháng 2/2025), cụ thể như sau:

Tỷ trọng môn học CFA Level 1

Lưu ý, các môn học chiếm tỷ trọng cao trong CFA Level 1 sẽ tập trung vào các công cụ phân tích và đạo đức, cũng như các công cụ đầu tư. Cụ thể, môn Financial Statement Analysis về công cụ phân tích chiếm 11 – 14%, Ethical and Professional Standards cho Đạo đức nghề nghiệp là 15 – 20%, nhóm môn công cụ đầu tư Equity Investments và Fixed Income đều chiếm 11 – 14% tỷ trọng bài thi CFA Level 1. 

Đối với những ai đang chuẩn bị, hoặc mới bắt đầu hành trình học CFA, hãy đặc biệt lưu ý tới 2 nhóm môn này để nắm vững các kiến thức cốt lõi và đạt kết quả cao nhất.

2.2. Cơ cấu bài thi CFA Level 1

Cấu trúc bài thi CFA Level 1 có tổng cộng 180 câu hỏi, chia làm 2 phần. Mỗi phần gồm 90 câu hỏi. Tất cả câu hỏi đều ở dạng trắc nghiệm, không có phần tự luận. Thời gian làm bài kéo dài 4 giờ 30 phút, thí sinh có 135 phút (2 giờ 15 phút) để hoàn thành mỗi phần. Giữa 2 phần thi sẽ có khoảng nghỉ giữa giờ trước khi bắt đầu phần tiếp theo.

Format câu hỏi

Kỳ thi CFA Level I sử dụng định dạng câu hỏi trắc nghiệm, do đó trong mỗi câu hỏi sẽ bao gồm hai phần chính: đề bài và các lựa chọn trả lời. Đề bài có thể là một câu hỏi, một mệnh đề hoặc một bảng biểu, đóng vai trò là cơ sở để thí sinh đưa ra câu trả lời. Mỗi câu hỏi sẽ đi kèm với ba lựa chọn trả lời được ký hiệu là A, B và C.

Có hai định dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong kỳ thi CFA Level I.

  • Dạng hoàn thành câu, trong đó đề bài đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh và thí sinh cần chọn một trong ba lựa chọn để hoàn thành câu đó một cách chính xác.

Ví dụ 1: Hoàn thành câu sau

A basic assumption of technical analysis is that:

A. security prices move in patterns that persist for long periods,
B. a stock’s market price will approach its intrinsic value over time,
C. financial statements provide information crucial to valuing a stock.

  • Dạng câu hỏi tìm đáp án cho đề bài, trong đó, bạn sẽ được nhận một câu hỏi đầy đủ và cần chọn một trong ba lựa chọn để hoàn thành câu.

Ví dụ 2: Chọn đáp án đúng

Which of the following is most likely included in the calculation of gross domestic product?

A. Retailers’ mark-up of wholesale prices
B. Value added by government employees
C. Individual investors’ accrued capital gains

Cấu trúc câu hỏi

Mỗi câu hỏi chỉ được thiết kế để kiểm tra một khía cạnh cụ thể và chỉ có một câu trả lời duy nhất. Các câu hỏi trong bài thi CFA Level 1 không sử dụng các từ như “ngoại trừ” (except), “đúng” (true) hoặc “sai” (false) và hạn chế tối đa việc sử dụng từ “không” (not). Thay vào đó, tùy theo ngữ cảnh, câu hỏi sẽ được bổ sung các từ định tính như:

  • “nhiều khả năng nhất” (most likely)
  • “ít khả năng nhất” (least likely)
  • “mô tả đúng nhất” (best described)
  • “phù hợp nhất” (most appropriate)
  • “chính xác nhất” (most accurate)
  • “ít phù hợp nhất” (least appropriate)
  • “ít chính xác nhất” (least accurate)

Lựa chọn câu trả lời

Bạn sẽ không gặp các dạng câu trả lời như: “tất cả các đáp án trên – all of the above”, “không có đáp án nào đúng – none of the above”, “chỉ A và B – A and B only”, “chỉ B và C – B and C only”, “chỉ A và C”, “không thể xác định – cannot determine”, “không thể tính toán – cannot calculate” hoặc “không đủ thông tin để xác định – not enough information to determine”.

Các lựa chọn trả lời bằng chữ hoặc câu thường được sắp xếp theo độ dài từ ngắn đến dài. Đối với các câu trả lời bằng số, chúng sẽ được sắp xếp từ bé đến lớn. Câu hỏi và các lựa chọn trả lời sẽ thống nhất về mặt ngữ pháp. Những từ ngữ chung cho tất cả các lựa chọn sẽ được đưa vào phần câu hỏi chính để tránh lặp lại.

Lưu ý, tất cả các câu hỏi trong kỳ thi CFA Level I đều có điểm như nhau. Bạn sẽ không bị trừ điểm nếu trả lời sai. Câu trả lời không chính xác chỉ đơn thuần không được tính điểm. 

2.3. Yêu cầu đầu vào CFA Level 1

Để đăng ký dự thi CFA Level 1, bạn cần đáp ứng một trong 3 điều kiện sau đây về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc:

  • Bằng cử nhân: Bạn đã hoàn thành chương trình cử nhân hoặc chương trình tương đương. 
  • Sinh viên Đại học: Nếu là sinh viên, bạn có thể đăng ký thi CFA Level 1 trước ít nhất 23 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 3 đại học)
  • Kinh nghiệm làm việc kết hợp trình độ học vấn: Có sự kết hợp của 4000 giờ kinh nghiệm làm việc và/hoặc trình độ học vấn cao hơn đã đạt được trong tối thiểu 3 năm liên tiếp. Kinh nghiệm này có thể không nhất thiết phải trong lĩnh vực tài chính.

Cần đáp ứng các yêu cầu về học thuật để đăng ký thi CFA Level 1

Lưu ý rằng kinh nghiệm làm việc và thời gian học không được trùng lặp.

Ngoài các điều kiện về học vấn và kinh nghiệm, bạn cần sở hữu hộ chiếu còn thời hạn/ Viện CFA có những quy trình rất rõ ràng về vấn đề này:

  • Hộ chiếu Quốc tế còn thời hạn: hộ chiếu của  bạn phải còn hiệu lực ít nhất là đến ngày bạn tham gia kỳ thi CFA. Nếu hộ chiếu hết hạn, bạn cần làm thủ tục gia hạn trước khi kỳ thi diễn ra.
  • Thông tin khớp nhau: Những thông tin như họ và tên, ngày sinh, số hộ chiếu,… phải hoàn toàn trùng khớp với thông tin mà bạn đã đăng ký trong tài khoản CFA. Bất kỳ sai lệch nào, dù là nhỏ nhất, cũng có thể khiến bạn không được phép vào phòng thi và phí đăng ký của bạn sẽ không được hoàn lại. 

2.4. Tỷ lệ đỗ

Tỷ lệ đỗ kỳ thi CFA Level 1 đã trải qua nhiều biến động trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là đại dịch COVID-19.

Pass rate CFA Level 1

Năm 2024, pass rate CFA Level 1 tiếp tục duy trì ở mức ổn định so với các năm gần đây, với tỷ lệ trung bình là 43%. Cụ thể:

  • Tháng 2/2024: 44%
  • Tháng 5/2024: 46%
  • Tháng 8/2024: 44%
  • Tháng 11/2024: 43%

Nhìn chung, pass rate của kỳ thi CFA Level 1 đã trải qua một giai đoạn biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ năm 2022 trở đi, tỷ lệ này đã dần phục hồi và ổn định trở lại ở mức khoảng 40%, tương đương với tỷ lệ đỗ trung bình trong nhiều năm qua. Mặc dù có một số biến động nhỏ giữa các kỳ thi khác nhau, xu hướng chung cho thấy sự ổn định của tỷ lệ đỗ CFA Level 1 trong những năm gần đây.

2.5. Một số tips học tập hiệu quả

2.5.1. Duy trì động lực học

Chương trình CFA Level 1 bao gồm 10 môn học với khối lượng kiến thức khổng lồ, đòi hỏi bạn phải ghi nhớ nhiều công thức và khái niệm, trong đó có nhiều nội dung lần đầu tiếp xúc. Việc phải tiếp thu lượng kiến thức này trong thời gian ngắn (khoảng 6-9 tháng) có thể gây cảm giác choáng ngợp, dễ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau” và mất động lực.

Hãy chú trọng lên kế hoạch học tập từ sớm

Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hợp lý. Hãy lập kế hoạch ôn tập từ sớm và phân chia nội dung học thành các phần nhỏ theo từng buổi. Việc này giúp tránh tình trạng quá tải, tạo điều kiện tiếp thu hiệu quả hơn và duy trì động lực học tập trong suốt quá trình chuẩn bị. 

Để làm điều này, học viên nên chuyển đổi tỷ lệ phần trăm cho từng môn học và tính toán chi tiết số giờ mình cần dành cho từng môn. Hãy sắp xếp thật hợp lý từng hoạt động cần làm cho mỗi buổi học của mình.

Ví dụ, bạn đặt mục tiêu 300 giờ học cho Level 1 và đang bắt đầu với môn Fixed Income chiếm 11-14% tỷ trọng bài thi, vậy thời gian để học và ôn cho môn này sẽ là 300x 11% = 33 giờ.

2.5.2. Học tập chủ động

Việc chủ động trong quá trình học sẽ giúp bạn hiểu sâu, nhớ lâu hơn. Hãy dành ra khoảng 1 – 2 tiếng chuẩn bị trước mỗi buổi học, ghi chú các điểm cần làm rõ với giảng viên và chủ động ghi chú, đặt câu hỏi và tham gia nhóm học tập. Thay vì học thuộc máy móc, việc chủ động học cũng sẽ giúp bạn hiểu bản chất kiến thức và tối ưu quá trình ghi nhớ và tiếp thu.

Bởi khối lượng kiến thức tương đối lớn, nên bạn cần tạo thói quen tổng hợp kiến thức song song trong quá trình học (Mindmap hoặc hệ thống ghi chú) để tối ưu quá trình tiếp thu kiến thức, tránh tình trạng học trước quên sau và tiết kiệm thời gian ôn tập về sau.

Kỹ thuật tự học CFA Level 1

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng Kỹ thuật tự học ôn tập chủ động gợi nhớ kiến thức (active recall) và ôn tập giãn cách (spaced repetition). Đây là hình thức tự ôn tập bằng cách tự trả lời các câu hỏi mà không nhìn vào tài liệu; chủ động củng cố các khái niệm theo thời gian, thường xuyên xem lại các nội dung tổng hợp kiến thức để tránh rơi rụng kiến thức gần ngày thi.

Mỗi cá nhân có thể sẽ phù hợp với các phương pháp học tập khác nhau, vì vậy hãy linh động thay đổi nếu cần để đảm bảo tối ưu hiệu quả và duy trì động lực học. Có thể kết hợp tự học, học nhóm, hoặc giảng lại kiến thức cho người khác để hiểu sâu hơn.

2.5.3. Quản lý thời gian học tập

Khi có quá nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành, bạn có thể cảm thấy quá tải, mất động lực hoặc trì hoãn việc học. Thiếu một kế hoạch học tập rõ ràng có thể dẫn đến việc học không hiệu quả, chắp vá và không có sự nhất quán.

Ngược lại, việc dành quá nhiều thời gian học cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, gây căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Có thể gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội do thời gian học chiếm phần lớn lịch trình cá nhân.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chọn các khung giờ học cố định, tận dụng thời gian mà bạn tập trung tốt nhất (sáng sớm hoặc tối muộn), tránh học vào lúc mệt mỏi để đảm bảo hiệu suất cao nhất. Hãy lựa chọn nơi yên tĩnh, có ánh sáng tốt, hạn chế tối đa yếu tố gây xao nhãng.

Ứng dụng phương pháp Pomodoro khi học CFA Level 1

Ngoài ra, hãy học theo phiên ngắn, chia nhỏ thời gian học thành các phiên 1–2 giờ, kết hợp với các khoảng nghỉ ngắn 5–10 phút để giữ sự tập trung. Ứng dụng phương pháp Pomodoro, học trong 25–50 phút, sau đó nghỉ 5–10 phút để não bộ kịp xử lý và lưu trữ thông tin.

Quan trọng nhất, bạn phải xác định cho mình mục tiêu rõ ràng theo tuần và tháng, chẳng hạn như hoàn thành một môn, làm một số lượng bài tập nhất định hoặc luyện đề mock exam. Theo dõi tiến độ liên tục, ghi chép lại những nội dung đã học, kiểm tra xem có đang đi đúng lộ trình hay không, điều chỉnh nếu cần. 

Mock exam bám sát đề thi Level 1 của SAPP

2.5.4. Chuẩn bị kiến thức ngoại ngữ vững chắc

Tài liệu CFA Level 1 được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh học thuật chuyên ngành, với nhiều thuật ngữ tài chính phức tạp. Câu hỏi trong đề thi được viết dưới dạng tình huống, yêu cầu người học hiểu sâu sắc cả câu hỏi lẫn câu trả lời. Việc không quen với cách viết hoặc diễn đạt trong tiếng Anh có thể dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa của câu hỏi và câu trả lời.

Để khắc phục tình trạng này và chuẩn bị cho bản thân một nền tảng ngoại ngữ vững chắc, bạn có thể làm theo những phương pháp sau:

  • Làm quen với thuật ngữ chuyên ngành: Lập một bảng từ vựng tài chính song ngữ Anh – Việt để ghi nhớ các thuật ngữ quan trọng, tham khảo từ các trang web Tài chính nổi tiếng như Investopedia, hoặc sách từ vựng chuyên ngành.
  • Thực hành đọc tài liệu tài chính bằng tiếng Anh: Đọc báo cáo tài chính, tin tức tài chính quốc tế từ các trang như Bloomberg, Financial Times, hoặc Wall Street Journal.
  • Luyện kỹ năng đọc hiểu: Làm quen với dạng câu hỏi trắc nghiệm của CFA bằng cách đọc và phân tích câu hỏi, chủ động ghi chú lại từ vựng và thường xuyên ôn tập lại

Thực hành đọc các tài liệu tài chính bằng tiếng Anh để bổ sung vốn từ vựng

2.5.5. Củng cố kiến thức tài chính nền tảng

CFA Level 1 bao gồm 10 môn học, đòi hỏi hiểu biết rộng về tài chính, kinh tế, định lượng, và phân tích báo cáo tài chính. Những học viên trái ngành (không có nền tảng về ngành tài chính, kế toán, hoặc kinh tế) có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm cơ bản. Thiếu kinh nghiệm thực tiễn có thể làm giảm khả năng hiểu bối cảnh và áp dụng lý thuyết.

Nếu là một người học trái ngành, bạn có thể bắt đầu bằng việc bổ sung các khái niệm Tài chính – Kinh tế cơ bản. Hãy tham khảo các tài liệu cơ bản trước khi vào chương trình CFA (Ví dụ như Prerequisite reading của Viện CFA, khóa Foundation của SAPP). 

Có thể bạn quan tâm: Review lộ trình tự học CFA Level 1 cùng học viên top 10% tại SAPP

3. CFA Level 2

3.1. Kiến thức trọng tâm

Các kiến thức trọng tâm trong CFA Level 2

Kỳ thi CFA Level II tập trung vào việc ứng dụng và phân tích, sử dụng các khái niệm đã học từ Level I, đặc biệt trong các lĩnh vực định giá tài sản (asset valuation), vốn chủ sở hữu và thu nhập cố định (equity and fixed income). Thay vì chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết, kỳ thi yêu cầu thí sinh vận dụng hiểu biết của mình vào các tình huống thực tế.

Ngoài ra, kỳ thi cũng kiểm tra sâu về tài chính doanh nghiệp (corporate finance), một lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết với báo cáo tài chính. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, thí sinh cần nắm vững cả hai lĩnh vực này, đồng thời tập trung vào các chủ đề chuyên biệt về tài chính doanh nghiệp để đạt kết quả tốt nhất.

Theo CFA Curriculum 2025, chương trình CFA Level 2 có một số cập nhật đáng chú ý. Cụ thể, hai Learning Modules sau đã bị loại bỏ hoàn toàn so với chương trình năm 2024:

  • Economics of Regulations
  • Financial Statement Modeling

Ngoài ra, môn Ethics trong CFA Level 2 cũng được điều chỉnh bổ sung thêm tiêu chuẩn I(E).

  • Code of Ethics and Standards of Professional Conduct
  • Guidance for Standards I-VII
  • Application of the Code and Standards: Level 2

Trong học phần Alternative Investments của CFA Level 2, một bài đọc mới có tên “Overview of Types of Real Estate Investment” đã được bổ sung để thay thế nội dung cũ về bất động sản. Bài đọc này cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về các phương pháp định giá và đặc điểm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.

Nội dung mới được xây dựng dựa trên nền tảng Alternative Investments đã giới thiệu ở Level 1 (2024), giúp ứng viên củng cố kiến thức nền tảng khi bước vào Level 2. Đồng thời, bài đọc này cũng tạo sự liên kết chặt chẽ với chương trình Private Markets tại Level 3, hỗ trợ ứng viên hiểu rõ hơn về cấu trúc và chiến lược đầu tư trong thị trường bất động sản.

Cụ thể về những thay đổi mới trong nội dung CFA của Level 2 năm 2025 đó là:

Tên môn học LMs Tên bài học Thay đổi
Alternative Investments 33 Introduction to Commodities & Commodity Derivatives
34 Overview of Types of Real Estate Investment Bản cập nhật lớn: Thêm 4 LO
35 Investments in Real Estate Through Publicly Traded Securities
36 Hedge Fund Strategies 
Ethics 43 Code of Ethics and Standards of Professional Conduct Bản sửa đổi nhỏ: Thêm 1 tiêu chuẩn mới, sửa đổi 2 tiêu chuẩn cũ
44 Guidance for Standards I-VII 
45 Application of the Code and Standards: Level 2 

Với những cập nhật mới trong chương trình CFA Level 2 ở trên, tỷ trọng các môn học trong kỳ thi cũng đã có sự điều chỉnh.

Topic Exam weight
Quantitative Methods 5–10%
Economics 5–10%
Financial Statement and Analysis 10–15%
Corporate Issuers 5–10%
Equity Investments 10–15%
Fixed Income 10–15%
Derivatives 5–10%
Alternative Investments 5–10%
Portfolio Management 10–15%
Ethical and Professional Standards 10–15%

3.2. Cơ cấu bài thi

Cấu trúc bài thi CFA Level 2 gồm 22 bộ câu hỏi, mỗi bộ chứa một đoạn tình huống kèm theo 4 câu hỏi trắc nghiệm (Multiple Choice Questions). Tổng bài thi sẽ có 88 câu MCQs nhằm kiểm tra khả năng xử lý tình huống và bối cảnh thực tế.

Tổng thời gian thi là 4 giờ 24 phút, chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phiên kéo dài 2 giờ 12 phút. Thí sinh có thể nghỉ giữa hai phần, tùy theo nhu cầu cá nhân.

Cấu trúc bài thi CFA Level 2

Với mỗi phần thi gồm 11 bộ câu hỏi, tổng cộng 22 bộ trong cả bài thi. Trong đó, chỉ có 20 bộ được tính điểm vào kết quả cuối cùng. Hai bộ còn lại được sử dụng để thử nghiệm các câu hỏi mới, và do đó, sẽ không ảnh hưởng đến điểm số của bạn.

Tuy nhiên, Viện CFA sẽ không tiết lộ bộ nào là bộ thử nghiệm, vì vậy bạn vẫn phải hoàn thành tất cả 22 bộ câu hỏi trong bài thi.

Các câu hỏi trắc nghiệm trong từng bộ dựa trên tình huống ngắn (vignette), không độc lập như ở Level I.

Một tips làm bài được các Giảng viên CFA tại SAPP gợi ý cho học sinh khi thi CFA Level 2, đó chính là đọc lượt qua câu hỏi trước để xác định những thông tin đề bài yêu cầu, sau đó quay về vignette để tìm những nội dung đó. 

Các lĩnh vực chủ đề của chương trình CFA cho Level 2 sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên trong bài thi. Tất cả các chủ đề có thể được đề cập trong phần thi thứ nhất hoặc phần thi thứ hai, hoặc có thể cả hai phần. Trước mỗi bộ câu hỏi tình huống, bạn sẽ thấy thông báo về chủ đề của bộ câu hỏi và số điểm tối đa cho bộ câu hỏi đó. 

Format bài thi CFA Level 2

3.3. Yêu cầu đầu vào của ứng viên

Để đủ điều kiện tham gia bài thi CFA Level 2, ứng viên cần đáp ứng hai yêu cầu chính:

  1. Đã vượt qua kỳ thi CFA Level 1: Đây là điều kiện tiên quyết. Ứng viên phải chứng minh khả năng nắm vững kiến thức nền tảng của chương trình CFA thông qua việc vượt qua kỳ thi Level 1.
  2. Đáp ứng những yêu cầu chung đầu vào của Viện CFA: 
    • Hoàn thành bằng cử nhân
    • Cam kết tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức và Tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp (Code of Ethics & Standards of Professional Conduct) xuyên suốt quá trình học, thi, cho tới khi đăng ký làm CFA member / CFA Charterholder. 
    • Sở hữu hộ chiếu hợp lệ để đăng ký thi
    • Có ít nhất 4.000 giờ làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư, tài chính hoặc các ngành liên quan.
    • Hiện đang sinh sống tại các quốc gia là thành viên của CFA. Hiện nay viện CFA không thể cung cấp chương trình thi cho công dân của một số quốc gia và khu vực bị hạn chế bao gồm Ukraine (khu vực Crimea), Triều Tiên, Cuba, và Syria. 

Thí sinh cần đáp ứng 4000 giờ làm việc tiêu chuẩn

3.4. CFA Level 2 pass rate

Cũng như CFA Level 1, kỳ thi Level 2 cũng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ 2022 đến 2024, tỷ lệ đỗ CFA đã phục hồi và ổn định trở lại, dao động trong khoảng 40% – 48%, cho thấy cả thí sinh và Viện CFA đã thích nghi tốt hơn với những điều kiện mới trong học tập và thi cử.

Cụ thể, tỷ lệ đỗ CFA Level 2 trong các kỳ thi gần đây theo công bố của Viện CFA như sau:

  • Tháng 5/2024: 59% (mức cao nhất trong giai đoạn này)
  • Tháng 8/2024: 47%
  • Tháng 11/2024: 39%

Nhìn chung, tỷ lệ đỗ CFA Level 2 luôn duy trì quanh mức 45% trong nhiều năm qua, phản ánh tính ổn định của kỳ thi và sự chuẩn bị ngày càng tốt hơn của thí sinh.

3.5. Một số tips học tập CFA Level 2 hiệu quả

3.5.1. Phương pháp học

Trước tiên, bạn cần chủ động rà soát mảng kiến thức còn yếu. Trong quá trình học hoặc sau khi đi qua toàn bộ 10 môn, học viên có thể chủ động note lại những chủ đề mình cảm thấy khó để ưu tiên review đầu tiên và phân bổ nhiều thời gian hơn trong giai đoạn ôn tập.

Hãy chủ động rà soát mảng kiến thức yếu

Sau đó, hãy xác định các chủ đề trùng lặp để giảm tải khối lượng học. Một số kiến thức có thể xuất hiện ở môn này và được nhắc lại hoặc mở rộng ở môn khác. Việc ghi chú các nội dung trùng lặp giúp học viên có cái nhìn tổng thể, tăng tính kết nối giữa các môn và hiểu sâu hơn về chương trình học.

Cuối cùng, học viên có thể củng cố kiến thức bằng cách áp dụng phương pháp Feynman. Tức là nghiên cứu và giải thích lại một khái niệm hoặc nội dung cụ thể cho một người hoàn toàn không có kiến thức về chủ đề này, hoặc tự trình bày trên giấy.

Việc diễn đạt bằng lời giúp kiểm tra mức độ hiểu và phát hiện lỗ hổng kiến thức. Nếu gặp khó khăn, học viên nên xem lại tài liệu và tìm cách diễn giải theo cách hiểu của mình. Học nhóm cũng là một phương pháp hiệu quả để áp dụng cách học này.

3.5.2. Hiểu công thức

Đặc điểm nổi bật của chương trình CFA Level 2 so với các level khác là số lượng công thức nhiều hơn đáng kể. Lựa chọn cố gắng học thuộc lòng tất cả các công thức là rất rủi ro, không hiệu quả và dễ gây nhầm lẫn. Thay vào đó, cần tiếp cận theo hướng hiểu sâu sắc ý nghĩa và nguyên lý của từng công thức.

Ghi chép và luyện tập công thức

Các công thức trong CFA Level 2 thường có mối liên hệ mật thiết, có thể là biến thể của nhau. Do đó, việc nắm vững nguyên lý hoạt động của từng thành phần trong công thức gốc là chìa khóa để suy ra các công thức khác. Ví dụ, trong môn Derivatives, việc hiểu rõ cách định giá swaps sẽ giúp dễ dàng tiếp cận và giải quyết các bài toán liên quan.

Ngoài việc ghi chú các kiến thức lý thuyết, việc ghi chép lại các công thức trong quá trình học là rất quan trọng. Nên tổng hợp chúng thành một bảng riêng biệt, chỉ chứa các công thức. Bảng này sẽ trở thành tài liệu tham khảo quý giá, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả ôn tập, đặc biệt là trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi.

3.5.3. Phương pháp thi

Thay vì học thuộc lòng các câu hỏi trong mock test, hãy sử dụng chúng để rà soát lại kiến thức đã ôn tập. Điều này đặc biệt quan trọng ở Level 2, nơi kiến thức được đánh giá ở Level vận dụng và tính toán. Việc lặp lại một câu hỏi lý thuyết như Level 1 là rất khó xảy ra.

Hãy sử dụng Mock test xuyên suốt quá trình học kiểm tra mức độ hiểu biết và làm quen với áp lực thời gian trong phòng thi. Sau khi hoàn thành môn nào, học viên nên làm mock test của môn đó để đánh giá kiến thức.

Chiến lược gắn flag cũng rất hữu ích trong quá trình làm bài. Hãy đọc câu hỏi, tìm kiếm thông tin và nếu hết thời gian tối thiểu cho phép của câu hỏi đó hoặc cảm thấy không làm được, hãy gắn flag và chuyển sang câu hỏi khác.

Đặt mục tiêu cho chiến lược gắn flag

Mục tiêu của chiến lược này là giải quyết được khoảng 50-60% số câu hỏi trong lượt làm bài đầu tiên. Sau đó, bạn có thể quay lại lượt hai và dành nhiều thời gian hơn cho các câu hỏi đã gắn flag. Cuối cùng, hãy dành thời gian cho lượt ba để kiểm tra lại toàn bộ bài thi.

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ kinh nghiệm tự học CFA level 2 từ học viên SAPP!

4. CFA Level 3

4.1. Kiến thức trọng tâm

Chương trình Level 3 tập trung sâu vào quản lý danh mục đầu tư (portfolio management) hoạch định tài sản (wealth planning).

  • Bạn sẽ được học cách áp dụng, phân tích, và trình bày chiến lược đầu tư, qua các chủ đề như quản lý rủi ro (risk management), và quản lý tài sản cho cả cá nhân và tổ chức (individual and institutional wealth).
  • Kinh tế học (Economics), vốn đã được đề cập trong Level 1 và 2, tiếp tục được tích hợp vào quản lý danh mục đầu tư ở Level này. Các khái niệm quan trọng khác bao gồm phân bổ tài sản (asset allocation), ứng dụng quản lý rủi ro (risk management application)và đánh giá hiệu suất danh mục đầu tư (evaluating portfolio performance).

Các nội dung trọng tâm trong CFA Level 3

So với hai Level đầu tiên, chương trình CFA Level 3 có sự thay đổi đáng kể khi giảm bớt lượng kiến thức từ ba môn học: Quantitative Methods (Phương pháp Định lượng), Financial Reporting and Analysis (Báo cáo và Phân tích Tài chính) và Corporate Issuers (Phát hành Doanh nghiệp/Tài chính Doanh nghiệp).

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là kiến thức từ các môn học này hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, chúng được tái cấu trúc và phân bổ vào năm môn học mới. Mỗi môn học mới này có thể bao gồm kiến thức từ một hoặc nhiều môn học cũ, được sắp xếp theo một cách tiếp cận tích hợp và chuyên sâu hơn.

Năm môn học mới này sẽ trở thành nền tảng kiến thức cốt lõi cho tất cả các lộ trình (pathways) trong chương trình CFA Level 2. Điều này đảm bảo rằng tất cả các ứng viên, bất kể chuyên ngành nào họ theo đuổi, đều có một nền tảng kiến thức vững chắc và toàn diện về các lĩnh vực quan trọng của tài chính.

Như vậy với sự thay đổi mới từ CFA, trong năm 2025 CFA Curriculum Level 3  sẽ được chia thành 2 phần chính như sau: 

CFA level 3 curriculum

Chi tiết từng chủ đề trong CFA Curriculum Level 3 năm 2025 sẽ có những thay đổi như sau:

Core Topics Bài đọc số Tên bài đọc  Thay đổi
Asset Allocation 1 Capital Market Expectations, Part 1: Framework and Macro Considerations
2 Capital Market Expectations, Part 2: Forecasting Asset Class Returns
3 Currency Management: An Introduction Chuyển tới Derivatives & Risk Management
3 Overview of Asset Allocation Chuyển từ Portfolio Management
4 Principles of Asset Allocation Chuyển từ Portfolio Management
5 Asset Allocation with Real-World Constraints Chuyển từ Portfolio Management
Portfolio Construction 4 Overview of Asset Allocation Chuyển tới Asset Allocation
5 Principles of Asset Allocation Chuyển tới Asset Allocation
6 Asset Allocation with Real-World Constraints Chuyển tới Asset Allocation
6 Overview of Equity Portfolio Management Cập nhật lớn: Thêm 1 LO, cập nhật 1 LO cũ. Chuyển từ Equity
7 Overview of Fixed Income Portfolio Management Cập nhật lớn: Thêm 3 LO, chuyển từ Fixed Incomes
8 Asset Allocation to Alternative Investments Chuyển từ Alternative Investments
9 An Overview of Private Wealth Management
10 Portfolio Management for Institutional Investors
11 Trading Costs and Electronic Markets
12 Case Study in Portfolio Management: Institutional (SWF)
11 Trade Strategy and Execution Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
12 Portfolio Performance Evaluation Chuyển tới Performance Measurement
13 Investment Manager Selection Chuyển tới Performance Measurement
14 Case Study in Portfolio Management: Institutional Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
Performance Measurement 13 Portfolio Performance Evaluation Chuyển từ Portfolio Management
14 Investment Manager Selection Cập nhật lớn: Thêm 1 LO. Chuyển từ Portfolio Management.
15 Overview of the Global Investment Performance Standards Sửa đổi nhỏ: Thêm 1 LO. Chuyển từ Ethics
Derivatives and Risk Management 16 Option Strategies
17 Swaps, Forwards, and Futures Strategies
18 Currency Management: An Introduction Sửa đổi nhỏ: Bỏ 2 LO. Chuyển từ Econ
Fixed Income 19 Overview of Fixed Income Portfolio Management Chuyển tới Portfolio Construction
20 Liability-Driven and Index-Based Strategies Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
21 Yield Curve Strategies Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
22 Fixed Income Active Management: Credit Strategies Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
Equity 23 Overview of Equity Portfolio Management Chuyển tới Portfolio Construction
25 Active Equity Investing: Strategies Chuyển tới Port. Mgmt Pathway
26 Active Equity Investing: Portfolio Construction Chuyển tới Port. Mgmt Pathway

4.2. Cơ cấu bài thi

Bài thi CFA Level 3 bao gồm các item set (dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm) và constructed response set (dạng câu hỏi tự luận/essay). Phần essay sẽ không được tách riêng, mà nằm trong một vignette giống với bộ câu hỏi trắc nghiệm. 

Tất cả các câu hỏi đều phải được trả lời dựa trên thông tin được cung cấp trong vignette như một bài đọc hiểu. 

Tương tự như Level 2, bài thi CFA Level 3 được tổ chức trong vòng 4 tiếng 24 phút, chia đều thành hai phần, mỗi phần sẽ diễn ra trong 2 tiếng 12 phút. Giữa hai phần thi, thí sinh có thể lựa chọn nghỉ giải lao.

Trong mỗi vignette sẽ có 6 item set và 5 essay set, hoặc 5 item set và 6 essay set. Sự phân bố hỗn hợp các loại câu hỏi này trong hai buổi thi giúp cân bằng việc trình bày các câu hỏi trong suốt kỳ thi. Câu hỏi tự luận trong CFA Level 3 sẽ có dạng như sau: 

Câu hỏi tự luận  Câu trả lời dạng tính toán trong câu hỏi tự luận  
Trong đề bài, các động từ mệnh lệnh – command words sẽ được in đậm. Thí sinh sẽ trả lời trong một khung văn bản được cung cấp.

Nếu câu hỏi yêu cầu nhiều hơn một câu trả lời, bạn sẽ cần giải thích trong nhiều đoạn văn riêng biệt.

Ví dụ: Câu hỏi có yêu cầu “Explain, with two reasons…”, sẽ đi kèm với ghi chú: “Note: Each explanation should be in a separate paragraph.” 

Lưu ý quan trọng

  • Khi được yêu cầu đưa ra nhiều hơn một câu trả lời, câu trả lời sẽ được chấm điểm dựa trên số lượng được yêu cầu và theo thứ tự thí sinh trình bày. Bất kỳ câu trả lời nào vượt quá số lượng yêu cầu sẽ không được chấm điểm.
  • Bạn có thể trình bày theo dạng đoạn văn hoặc gạch đầu dòng (bullet point).
Khung essay chấp nhận cả chữ và số. Một giá trị số chính xác được gõ trong khung essay sẽ được tính điểm tối đa – không cần công thức hay giải thích.

Tuy nhiên, nếu thí sinh muốn mô tả các bước tính toán hoặc hiển thị giá trị bằng trình soạn thảo toán học hoặc gõ các biến trong phương trình, thí sinh có thể được chấm điểm một phần.

4.3. Yêu cầu đầu vào của ứng viên

Tương tự như Level 2, ngoài các yêu cầu chung từ viện CFA, việc vượt qua các Level trước là điều kiện bắt buộc để được dự thi Level tiếp theo.

Thí sinh cần đạt một trong ba tiêu chí sau để đủ điều kiện thi CFA Level 3.

  • Bằng cử nhân: Hoàn thành chương trình cử nhân hoặc chương trình tương đương và đã nhận được bằng cao đẳng/đại học.
  • Kinh nghiệm làm việc: Tích lũy 4000 giờ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.
  • Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp kết hợp trình độ học vấn: Có sự kết hợp của 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc và/hoặc trình độ học vấn cao hơn đã đạt được trong tối thiểu ba năm liên tiếp. Lưu ý ngày học và kinh nghiệm làm việc chuyên môn không thể trùng lặp.

4.4. Tỷ lệ đỗ

Tỷ lệ đỗ CFA Level 3 tăng vọt lên 59% vào tháng 5, đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Cụ thể, CFA Level 3 pass rate của từng kỳ thi trong năm 2024 lần lượt là 49% cho tháng 2, và 48% cho kỳ tháng 8.

Tỷ lệ đỗ CFA Level 3

Nhìn chung, tỷ lệ đỗ của CFA Level 3 đã trải qua nhiều biến động trong những năm gần đây. Mặc dù có sự sụt giảm trong giai đoạn đại dịch, tỷ lệ đỗ đang dần hồi phục và cho thấy những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn cần thời gian để tỷ lệ đỗ có thể trở lại mức ổn định như trước đây.

Tuy nhiên, pass rate cao hơn 2 level còn lại không đồng nghĩa với việc CFA level 3 không có độ khó cao. Trên thực tế, những người thi được tới Level cuối đã dành tới hơn 1000 giờ để học và luyện, chưa kể tới việc họ đã quen thuộc với format bài thi CFA sau 2 level đầu tiên.

Thêm vào đó, những thí sinh này cũng có quyết tâm và sự kiên trì học tập cao hơn. Điều này lý giải cho pass rate cao của CFA Level 3.

4.5. Một số tips học tập hiệu quả

4.5.1. Câu hỏi tự luận (essay question/structured response question)

Vì giới hạn thời gian, thí sinh không cần thiết phải viết dài dòng, văn hoa. Câu văn cần ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt trực tiếp vào vấn đề. Không cần quá chú trọng ngữ pháp, quan trọng là truyền tải đúng và đủ ý.

Bên cạnh đó, hãy nắm vững các “command word”, và trả lời rõ theo yêu cầu của từng từ như: calculation (tính toán), justify (biện minh), discussion (thảo luận), explain (giải thích), determine (xác định)… 

Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý trả lời đúng số lượng yêu cầu, đề bài yêu cầu bao nhiêu ý, trả lời đúng bấy nhiêu ý. Không nên trả lời thừa, vì những ý thừa sẽ không được chấm điểm. Cùng SAPP tới với một ví dụ sau để hiểu rõ hơn các tips làm bài tự luận.

Ví dụ: Determine which bond best meets the advisor’s objective.

(Bond X, Bond Y, Bond Z)

Justify your response.

For this question, a candidate is expected to type two answers in the response box: the name of the bond that best meets the objective, and a reason why it best meets the objective.

Đối với câu hỏi này, bạn sẽ xác định được 2 command words in đậm là Determine (xác định)Justify (biện minh). Bởi vậy, nhiệm vụ của bạn sẽ là xác định câu trả lời trong đoạn văn, và trả lời tự luận để giải thích tại sao mình lại chọn đáp án này.

Ngoài ra, trong ví dụ trên, thí sinh còn được yêu cầu là “a candidate is expected to type two answers”. Do đó, bạn sẽ cần chuẩn bị 2 câu trả lời cho câu hỏi trên. Mỗi câu hỏi nên được đánh số để phân biệt.

Câu trả lời mẫu chia thành các đoạn cho câu hỏi tự luận của CFA Level 3
Câu trả lời mẫu chia thành các đoạn cho câu hỏi tự luận của CFA Level 3

4.5.2. Phương pháp học

Tương tự như Level 2, việc xác định và tập trung vào các chủ đề khó ngay từ đầu giúp tối ưu hóa thời gian ôn tập. CFA Level 3 đòi hỏi sự vận dụng cao, đặc biệt là trong phần thi luận. Hãy bắt đầu với những chủ đề khó nhất, đòi hỏi nhiều thời gian để nắm bắt và hiểu sâu.

Bởi vậy, bạn nên học nghiêm túc ngay từ đầu, không dồn vào những tháng cuối. Hãy ưu tiên việc luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận, bởi đây là một nội dung ôn tập khó và chỉ xuất hiện trong CFA Level 3.

Chẳng hạn, bạn nên ưu tiên việc học các môn Pathways có tỷ trọng cao 30-35% để việc học tiếp những môn học sau sẽ trở nên nhẹ nhàng và tối ưu thời gian hơn. 

Ngoài ra, CFA Level 3 vẫn yêu cầu sử dụng nhiều công thức nên việc ghi chú lại các công thức và key concepts quan trọng, kèm theo thực hành và áp dụng thực tế sẽ giúp tiết kiệm thời gian khi ôn tập và làm bài thi.

Học nhóm để duy trì động lực

Cuối cùng, bạn có thể cân nhắc học nhóm để tạo động lực. Khi học theo nhóm, bạn có thể thực hành trả lời các câu hỏi essay và đưa ra để tranh luận, nhận phản hồi trực tiếp từ bạn bè. Thêm vào đó, việc cùng học sẽ tạo cho bạn động lực nhiều hơn và giảm tình trạng xao nhãng, mất tập trung khi tự học. 

4.5.3. Quản lý thời gian

Ngoài câu hỏi trắc nghiệm, CFA Level 3 còn bao gồm phần tự luận (essay questions), đòi hỏi thí sinh phải diễn đạt ý rõ ràng và súc tích.

Nếu không quen với cách làm bài luận trong thời gian giới hạn, thí sinh có thể mất nhiều thời gian cho một câu hỏi, dẫn đến việc không đủ thời gian hoàn thành toàn bộ bài thi.

Bởi vậy, hãy luôn luyện tập giải đề dưới áp lực thời gian để làm quen với tốc độ làm bài và tránh bị “ngợp” trong phòng thi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phần thi tự luận, nơi bạn cần có kỹ năng viết nhanh và tư duy logic.

Học cách quản lý thời gian khi làm phần tự luận

Bạn có thể học cách phân bổ thời gian làm bài như sau:

  • Phần essay: Trung bình mỗi câu hỏi có từ 10-20 phút để trả lời. Thí sinh nên luyện tập cách viết ngắn gọn, trực tiếp thay vì giải thích dài dòng, tránh mất thời gian mà không ghi điểm tối đa. Bởi vì CFA không chấm điểm dựa trên độ dài câu trả lời, mà dựa trên tính logic và trọng tâm của nội dung.
  • Phần trắc nghiệm (Item Set): Cần rèn luyện kỹ năng đọc vignette nhanh chóng, xác định dữ kiện quan trọng và tránh sa đà vào các chi tiết không cần thiết.
  • Trong bài thi, nếu gặp câu hỏi khó hoặc mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ, hãy đánh dấu (flag) và chuyển sang câu tiếp theo. Quay lại giải quyết các câu đã bỏ qua khi còn thời gian, thay vì mắc kẹt vào một câu hỏi và ảnh hưởng đến toàn bộ bài thi.

Có thể bạn quan tâm: Chiến lược học CFA Level 3 từ giảng viên chuyên gia tại SAPP

5. Tạm kết

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “CFA có mấy level?” 3 Level CFA là một quá trình tăng tiến, bạn cần vượt qua Level thấp hơn để tiến tới Level tiếp theo. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và có một lộ trình học tập rõ ràng là chìa khóa thành công trên con đường chinh phục chứng chỉ CFA danh giá này.

Mỗi Level đều có những thách thức riêng, đòi hỏi chiến lược học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm lộ trình học CFA hiệu quả, hãy tham khảo ngay chương trình đào tạo tại SAPP Academy, nơi cung cấp khóa học chất lượng cao cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp bạn tối ưu hóa thời gian ôn tập và chinh phục chứng chỉ CFA một cách vững chắc!

Liên hệ với SAPP Academy qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Chứng Chỉ CFA Để Làm Gì? | Thông Tin Tìm Hiểu Về CFA

Chứng chỉ CFA để làm gì? CFA là một chứng chỉ thuộc về lĩnh vực...

Tổng hợp thông tin mới nhất về Practical Skills Modules

Gần đây, Viện CFA đã chính thức công bố học phần "Practical Skill Modules" trong...

3 Điều kiện đăng ký thi CFA – Bao lâu có kết quả?

Điều kiện thi CFA là gì? Đây một một văn bằng quốc tế có giá...

9+ Cách học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng để tạo...

Tài khoản ký quỹ là gì? Nhà đầu tư nào sẽ phù hợp?

Trong thế giới đầy phức tạp của đầu tư và tài chính cá nhân, khái...

CFA Research challenge – Cuộc thi của nhà đầu tư tương lai

CFA Research Challenge là một cuộc thi được tổ chức mỗi năm dành cho sinh...

Vốn hóa là gì? Nhà đầu tư cần biết gì về vốn hóa thị trường?

Vốn hóa là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều trong báo cáo...

Mách Bạn Kinh Nghiệm Học & Thi CFA Level 2 Đạt Top 10% Thế Giới

Vượt qua kỳ thi CFA Level 1, nghĩa là bạn đã vượt qua 1/3 con đường trở thành...