CFA20/06/2024

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Ethical And Professional Standards CFA

CFA là một trong những chứng chỉ nghề nghiệp danh giá nhất trong lĩnh vực Phân Tich – Đầu tư – Tài chính. Chương trình CFA được xây dựng với niềm tin là ngành đầu tư hoạt động bởi lợi ích sau cùng của xã hội, điều đó chỉ có thể đạt được khi có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nhất định để định hình phẩm chất người làm nghề. Chính bởi vậy, trong chương trình CFA đã được xây dựng bộ môn CFA Ethics hay Ethical and Professional Standards CFA – Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp. Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết dưới đây!

1.  Ethical and Professional Standards CFA là gì?

Ethical and Professional Standards CFA là bộ môn trong chương trình đào tạo của chứng chỉ CFA. Đây là một môn học rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nội dung học thi các level CFA.

Ethical and Professional Standards được xem là bộ môn nền tảng của chương trình CFA. Trước khi chinh phục các môn học nâng cao hơn của CFA, người học cần phải nắm chắc được CFA Ethics. Kiến thức môn học sẽ giúp các bạn hình thành những phẩm chất đạo đức của người làm nghề, tạo tiền đề chinh phục thành công trên con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung học Ethical and Professional Standards CFA

1.1. Nội dung chủ yếu của môn học Ethical and Professional Standards

Tiêu chuẩn I: Professionalism (Chuyên nghiệp)

  • Standard I(A) – Knowledge of the Law (Có kiến thức về luật pháp)
  • Standard I(B) – Independence and Objectivity (Độc lập và khách quan)
  • Standard I(C) – Misrepresentation (Làm sai lệch thông tin)
  • Standard I(D) – Misconduct (Hành vi sai trái)

Tiêu chuẩn II: Integrity of Capital Markets (Sự liêm chính của thị trường vốn)

  • Standards II(A) – Material Nonpublic Information (Thông tin quan trọng chưa công bố)
  • Standards II(B) – Market Manipulation (Thao túng thị trường)

Tiêu chuẩn III: Duties to Clients (Trách nhiệm đối với khách hàng)

  • Standard III(A) – loyalty, Prudence and Care (Trung thành, thận trọng và quan tâm)
  • Standard III(B) – Fair Dealing (Đối xử công bằng)
  • Standards III(C) – Suitability (Phù hợp)
  • Standards III(D) – Performance Presentation (Trình bày về hiệu quả đầu tư)
  • Standards III(E) – Preservation of Confidentiality (Bảo mật thông tin)

Tiêu chuẩn IV: Duties to Employers (Trách nhiệm đối với công ty chủ quản)

  • Standards IV(A) – Loyalty (Lòng trung thành)
  • Standard IV(B) – Additional Compensation Arrangements (Các thỏa thuận thù lao khác)
  • Standard IV(C) – Responsibilities of Supervisors (Trách nhiệm của các Thành viên giám sát)

Tiêu chuẩn V: Investment Analysis, Recommendations, and Actions (Phân tích, khuyến nghị và hoạt động đầu tư)

  • Standard V(A) – Diligence and Reasonable Basis (Cơ sở Thận trọng và Hợp lý)
  • Standard V(B) – Communication with Clients and Prospective Clients(Giao tiếp với Khách hàng và Khách hàng tiềm năng)
  • Standard V(C) – Record Retention (Lưu hồ sơ)

Tiêu chuẩn VI: Conflicts of Interest (Xung đột lợi ích)

  • Standard VI(A) – Disclosure of Conflicts (Công bố Xung đột)
  • Standard VI(B) – Priority of Transactions (Thứ tự ưu tiên của các giao dịch)
  • Standard VI(C) – Referral Fees (Phí giới thiệu)

Tiêu chuẩn VII: Responsibilities as a CFA Institute Member or CFA Candidate (Trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA Institute hoặc ứng viên CFA)

  • Standard VII(A) – Conduct as Participants in CFA Institute Programs (Ứng xử với tư cách là những Người tham gia các Chương trình của CFA Institute)
  • Standard VII(B) – Reference to CFA Institute, the CFA Designation, and the CFA Program (Dẫn chiếu đến CFA Institute, Chứng chỉ CFA và Chương Trình CFA).

1.2. Tỷ trọng môn CFA Ethics trong chương trình

Nội dung môn Ethical & Professional Standards trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 15 – 20% kỳ thi Level 2 chiếm 10-15%kỳ thi Level 3 chiếm 10-15%. Bộ môn này có các tình huống thực tế, mỗi câu hỏi là một trường hợp điển hình, dựa trên Bộ 7 quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà hiệp hội CFA đã biên soạn bao gồm:

  • Chuyên nghiệp;
  • Sự liêm chính của thị trường vốn;
  • Trách nhiệm đối với khách hàng;
  • Trách nhiệm đối với công ty chủ quản;
  • Phân tích, khuyến nghị và hoạt động đầu tư;
  • Xung đột lợi ích;
  • Trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA Institute hoặc ứng viên CFA.
  • Các câu hỏi trong kỳ thi của môn này chiếm 90% là câu hỏi tình huống dài, vì thế khi đọc bạn sẽ rất dễ nản và bỏ cuộc. Tuy nhiên, đa phần các câu hỏi đều sử dụng từ ngữ và cấu trúc rất rõ ràng, nên không quá khó để hiểu vấn đề.

Ethical & Professional Standards là 1 trong 4 môn quan trọng nhất trong các môn học CFA (bao gồm: Ethical & Professional Standards, Financial Reporting and Analysis, Quantitative Methods, Fixed Income).

Khi bạn rơi vào band 10 (top những người được điểm cao nhất trong những người trượt), điểm môn Ethical & Professional Standards là một tiêu chí để đánh giá bạn có được “vớt” lên hay không. Vì vậy, với môn này bạn phải đạt được khoảng 70% số điểm thì mới có cơ hội cứu các môn khác.

Level Tỷ trọng nội dung thi trong từng cấp độ
Level 1 15 – 20%
Level 2 10 – 15%
Level 3 10 – 15%

2. Ôn thi Ethical and Professional Standards CFA

Ethics là một môn chiếm tỷ trọng cao trong chương trình CFA, vậy nên, bạn cần có chiến lược ôn thi chắc chắn để tối ưu hiệu quả khi đi thi.

2.1. Tài liệu cần thiết để ôn thi

Đối với môn Ethical & Professional Standards nói riêng và toàn bộ các môn học trong chương trình CFA nói chung, 2 cuốn sách được coi là cẩm nang “gối đầu giường” của thí sinh là bộ Curriculum và sách Kaplan Schweser Notes.

Trong đó, Curriculum là bộ sách được xuất bản bởi CFA Institute (viện CFA). Tất cả các kiến thức CFA đều được trình bày chi tiết trong cuốn sách này. Sau mỗi phần lý thuyết đều có thêm ví dụ bài tập để liên hệ, do đó, người học hoàn toàn có thể tự nghiên cứu và giải đề để tiếp thu kiến thức chắc chắn hơn.

Tuy nhiên, Curriculum có một nhược điểm là quá dày với 6 quyển và 4000 trang sách, bởi vậy, có khá nhiều thí sinh CFA ngại đọc hết bộ. Do đó, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Kaplan Schweser Notes với 5 cuốn, tóm tắt toàn bộ nội dung trong bộ Curriculum.

Kiến thức trong bộ sách này khá ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Nếu các bạn không có đủ thời gian để nghiền ngẫm Curriculum, Kaplan Schweser Notes là một sự lựa chọn không tồi.

2.2. Kinh nghiệm ôn thi được chia sẻ từ giảng viên

CFA Ethics là một môn học chiếm tỷ trọng cao trong chương trình CFA và là một môn tương đối khó. Không giống như nội dung các môn khác, môn về tiêu chuẩn đạo đức có phần trừu tượng hơn, khiến người học khá mơ hồ.

Khi học và ôn thi môn này, bạn sẽ gặp phải trường hợp hoàn toàn không có manh mối câu trả lời sau khi đọc câu hỏi.” anh Nguyễn Đức Thái, giảng viên CFA tại SAPP Academy chia sẻ.

Cũng theo anh Thái, để làm tốt với CFA Ethics, hãy đọc càng nhiều tình huống càng tốt. Hầu hết các đáp án đều gây nhầm lẫn nhưng nếu đọc nhiều sẽ cho mình cảm giác đúng với các tình huống về đạo đức. Chiến lược của anh là tập trung những phần có tỷ trọng lớn khi thi và những phần là thế mạnh của mình.

Môn Đạo Đức là một trong 4 phần có tỷ trọng nội dung thi lớn, vì vậy không để mình dưới 50% nội dung của các môn đó là được.

2.3. Kinh nghiệm ôn thi từ học viên

“Ethical & Professional Standards là một trong những môn “khó nhằn” nhất trong CFA Level 1 và thậm chí cả Level 2 và 3 nữa. Lý do chính là bởi vì môn này khá mơ hồ và trừu tượng, không rạch ròi trắng đen, mà chủ yếu là mang “màu xám”.

Chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp một câu hỏi mà khi đọc xong, bạn hoàn toàn không có một chút manh mối nào về câu trả lời đúng. May mắn thay là có một vài nguyên tắc chung mà mình đã được học tại trung tâm và áp dụng vào kỳ thi thành công.” Bạn Đức, học viên CFA tại SAPP chia sẻ về trải nghiệm với CFA Ethics.

Bới vậy, lời khuyên của Đức là hãy tập trung vào bài tập trong Curriculum và trên CFA Candidate Resources (làm ít nhất 2 lần) vì nó thường sát với đề thi thật nhất.

Đồng thời, cũng đừng quá chú tâm học thuộc lòng chi tiết các lý thuyết, tiêu chuẩn ghi trong sách. Nên nhớ, bài tập về Ethics 90% là bài tập tình huống, hiếm khi có bài tập thuộc dạng ghi nhớ, học thuộc lòng. Làm càng nhiều, các bạn sẽ càng quen với các dạng bài hay “bẫy” được sử dụng, và phải học xuyên suốt trong quá trình ôn thi.

3. Checklist ôn thi CFA Ethics hiệu quả

Checklists ôn thi Ethical and Professional Standards CFA hiệu quả

Do chiếm trọng số cao trong đề thi CFA nên khối lượng kiến thức môn học Ethical & Professional Standards cũng khá nặng. Để học tập và ôn thi hiệu quả, người học cần biết chọn lọc và áp dụng cách học thật đúng đắn, cụ thể, bạn nên tham khảo lời khuyên của những người đi trước:

3.1. Checklist ôn thi Level 1

  • Hãy đọc phần Đạo đức nhiều lần:

Các câu hỏi đạo đức thường mơ hồ, và bạn sẽ phải mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều để có thể hiểu hết. Khi bạn học tốt Level 1, bạn sẽ thuận lợi hơn khi học Level 2 và 3. Rất nhiều tài liệu đạo đức tương đương nhau giữa các cấp độ.

  • Hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức CFA: 

7 chuẩn mực ứng xử của CFA bao gồm:

    1. Chuyên nghiệp
    2. Sự liêm chính của thị trường vốn
    3. Trách nhiệm đối với khách hàng
    4. Trách nhiệm đối với công ty chủ quản
    5. Phân tích
    6. Khuyến nghị và các hoạt động đầu tư
    7. Xung đột lợi ích
    8. Trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA Institute hoặc ứng viên CFA.

Bạn sẽ phải hiểu rõ các tiêu chuẩn đại diện cho điều gì và phải phân biệt được chúng.

  • Phân biệt Quy tắc đạo đức CFA với các chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp: 

Ngoài các chuẩn mực ứng xử, CFA còn có Quy tắc đạo đức sau: Hành động theo chuẩn mực liêm chính, năng lực, thận trọng, tôn trọng; Đặt lợi ích của khách hàng lên đầu tiên; Sử dụng mức quan tâm hợp lý và xét đoán chuyên môn độc lập; Hành nghề và khuyến khích người khác hành nghề cách chuyên nghiệp và có đạo đức; Thúc đẩy tính toàn vẹn của thị trường vốn; Duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn.

  • Đừng “học vẹt” và ghi nhớ quá tải các quy tắc 

Đạo đức Level 1 của CFA đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều hơn một chút vì có một số tình huống cụ thể trong ngành (ví dụ: Chuẩn mực và Quy tắc) rất khó để khái quát. Vì vậy, bạn nên chỉ ra logic hoạt động như thế nào, chẳng hạn những gì được phép và không được phép thay vì ghi nhớ một loạt các quy tắc.

  • Đọc các ví dụ để phát triển “trực giác đạo đức” của bạn: 

Cách tốt nhất để làm điều này là trải nghiệm qua tất cả các ví dụ. Mỗi ví dụ là một tình huống của một chuẩn mực cơ bản. Đó là cách tốt nhất để tìm hiểu cách nhận biết liệu một hành động có tuân thủ hay không theo một chuẩn mực nhất định.

Ngoài ra, hãy thực hành tất cả các câu hỏi đạo đức bạn có thể tìm thấy, sau đó đọc câu trả lời có giải thích cho cả câu trả lời đúng và sai. Bạn sẽ đi từng bước tuy chậm nhưng chắc chắn sẽ phát triển được “trực giác đạo đức” trong quá trình học.

  • Hãy suy luận như một luật sư:

Sử dụng kỹ thuật của luật sư, IRAC – Issue (vấn đề), Rule (quy tắc), Application (ứng dụng), Conclusion (kết luận). Đó là một công cụ tuyệt vời để giải quyết các câu hỏi đạo đức.

3.2. Checklist ôn thi Level 2 và Level 3

  • Đừng vội vàng khi đọc các đoạn văn và câu hỏi: Khi bạn xem qua các ví dụ và những câu hỏi cuối mỗi chương (EOCs – End of chapter) sau mỗi phần đọc của đề cương CFA, hãy đọc các đoạn văn và câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ kỹ câu trả lời.
  • Đánh dấu thông tin chính: Bạn sẽ cần làm quen và luyện tập để lấy thông tin từ đề bài toàn chữ dài dằng dặc một cách hiệu quả nhất. Cách học vẫn là làm thật nhiều bài tập, ghi chú những lỗi bạn mắc phải bằng cách gạch chân hoặc đặt dấu chấm hỏi. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy đoạn văn nhanh hơn khi bạn quay lại để xác minh thông tin với mỗi câu hỏi.
  • Chọn câu trả lời thận trọng hơn: Khi bạn thực sự không thể luận ra, hãy tìm câu trả lời cách thận trọng hơn.

4. Hướng dẫn giải case study trong môn Ethical & Professional Standards

Về phần Quy tắc đạo đức, hãy kiểm tra kỹ năng tạo quyết định đạo đức của bạn với những case study ngắn dựa vào những tình huống thực tế. Bạn có thể Download the cases và tham gia cuộc hội thoại với những người cùng học qua Market Integrity Insights blog.

Còn về phần Chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp, trong thực tế chứa những câu hỏi trắc nghiệm ứng dụng từ Bộ quy tắc và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014) và sự chỉ dẫn từ ấn phẩm tái bản lần thứ 11 Standards of Practice Handbook bản cầm tay. Bạn cũng có thể kiểm tra phần thực hành của bạn về Bộ quy tắc và chuẩn mực với những case study dựa vào tình huống thực tế tại đây: Download the Ethics in Practice Casebook (1st edition) (PDF).

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan về môn CFA Ethics hay Ethical & Professional Standards mà SAPP Academy đã giúp bạn tổng hợp để tìm hiểu trước khi học. Đây là một môn khó và không dễ lấy điểm khi làm bài thi, do đó, bạn cần tìm kiếm và đọc thật nhiều bài tập, tình huống cũng như xác định được những nguyên tắc để làm bài thi.

Nếu như bạn đang cần tìm một khóa học không chỉ giúp bạn định hướng học tập, cung cấp tài liệu đầy đủ chất lượng mà còn tiết kiệm chi phí thì khóa học CFA Online tại SAPP chính là một sự lựa chọn đáng để cân nhắc.

Với mong muốn cung cấp giải pháp toàn diện cho những người muốn học CFA nhưng gặp vấn đề về thời gian, chi phí, SAPP đã thiết kế khóa học CFA online với 3 tiêu chí “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa” nhằm giúp các bạn linh hoạt, chủ động tiếp cận kiến thức chuẩn hoá và dần tiến gần hơn đến mục tiêu chinh phục CFA để nâng tầm sự nghiệp.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Portfolio Management And Wealth Planning CFA

Môn Portfolio Management là gì, chiếm tỷ trọng như thế nào trong chương trình CFA?...

Những Chương Trình MBA tại Canada Ưu Tiên Miễn Giảm Cho Ứng Viên CFA

Những chương trình MBA tại Canada ưu tiên miễn giảm cho ứng cử viên CFA...

#1 Lệnh ATO Là Gì? Khác Nhau Giữa Lệnh ATO và ATC Là Gì?

Lệnh ATO (At the Opening Order) là lệnh giao dịch chứng khoán với mức giá...

Ngành Tài Chính Ngân Hàng Thi Khối Nào? Cơ Hội Việc Làm

Học tài chính ngân hàng thi khối nào? Bao nhiêu điểm đậu trường Top? Tốt...

Danh mục đầu tư là gì? Làm thế nào để đa dạng hóa danh mục đầu tư?

Đa dạng danh mục đầu tư là chiến lược của những nhà đầu tư thông...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Ethical And Professional Standards CFA

Ethical and Professional Standards CFA là môn học về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp,...

Cố vấn tài chính là gì? Khác biệt gì so với tư vấn tài chính

Cố vấn tài chính là gì, đâu là sự khác biệt giữa cố vấn tài...

Tất Tần Tật Về Kỳ Thi CFA Level 2 – Chương Trình Học, Tỷ Trọng Và Độ Khó

Nếu CFA Level 1 củng cố các kiến thức cơ bản về Tài chính – Đầu tư, CFA...