CFA20/06/2024

[TỔNG HỢP] 3+ loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Chứng khoán phái sinh đang là một xu thế tất yếu trên toàn cầu và ngày càng được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Những nhà đầu tư thông minh đã và đang theo dõi những con số tăng trưởng ấn tượng mạnh của loại chứng khoán này. Còn bạn thì sao? Bạn có biết về chứng khoán phái sinh và đặc biệt là những loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam?

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (CKPS) có tác dụng phân tán rủi ro, tạo và bảo vệ lợi nhuận. Chứng khoán phái sinh là dạng công cụ tài chính, giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (có thể là hàng hóa hoặc cổ phiếu, trái phiếu).

Hợp đồng tài chính của CKPS ghi rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đối với việc chuyển giao, thanh toán tài sản cơ sở với mức giá đã được thỏa thuận từ trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

2. Các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường

2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Là một thỏa thuận thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa như nông sản, kim loại, chứng khoán, trái phiếu… với số lượng cụ thể, tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Mức giá mua bán được quy định cụ thể trong hợp đồng.

2.2. Hợp đồng tương lai

Là một thỏa thuận về giao dịch mua bán một loại tài sản tại thời điểm nhất định trong tương lai. Mức giá và khối lượng đã được xác định trước. Hợp đồng được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Đây cũng là loại chứng khoán phái sinh duy nhất có mặt trên thị trường Việt Nam.

2.3. Hợp đồng quyền chọn

Là một bản hợp đồng cho phép nhà đầu tư mua và bán tài sản cơ sở như nông sản, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu với mức giá đã được ấn định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi giá cổ phiếu biến động mạnh.

2.4. Hợp đồng hoán đổi

Là một thỏa thuận về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Thời điểm hoán đổi lẫn phương pháp tính toán sẽ được quy định rõ trong hợp đồng hoán đổi.

3. Kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh như thế nào?

Nếu kiếm được một khoản lợi nhuận lớn khi thị trường có trend, nhịp tăng hoặc giảm đã tạm dừng, nhà đầu tư nên tạm thời đứng ngoài quan sát thị trường. Nếu có nhịp điều chỉnh hoặc nhịp hồi thì chỉ tham gia giao dịch với quy mô nhỏ hơn giai đoạn có trend.

Sau nhịp điều chỉnh hay nhịp hồi đầu tiên, thị trường thường chuyển sang giai đoạn sideway. Lúc này, nhà đầu tư giảm hơn một nửa quy mô giao giao dịch, chỉ “chơi” ngắn hạn và chốt lời theo từng phần, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc cắt lỗ (cutloss).

Ðến cuối giai đoạn sideway, biên độ dao động rất hẹp, các nhà đầu tư nên tạm ngừng giao dịch, kiên nhẫn đợi cho thị trường bứt phá khỏi nền giá tích lũy mới tham gia.

Nếu bị “dính” stoploss thì nên tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường, không nên đảo vị thế. Nếu “dính” stoploss hai lần liên tiếp thì nghỉ phiên giao dịch ngày hôm đó, vì thị trường biến động bất thường, hệ thống phân tích và phương pháp tư duy của bạn không còn được chính xác.

Sau khi “dính” stoploss lần thứ hai, bạn không được còn tỉnh táo, chỉ muốn gỡ lỗ, tâm lý này sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ thêm. Tốt nhất là tạm dừng giao dịch và cuối phiên ngồi phân tích lại, rút kinh nghiệm để tránh sai lầm lần sau.

Thị trường phái sinh hay có những phiên biến động bất thường, khiến những phương pháp phân tích kỹ thuật thiếu đi sự chính xác, các chỉ báo bị nhiễu loạn. Những phiên bất thường này thường rơi vào những ngày cuối tuần, cuối tháng, cuối quý, các phiên cơ cấu danh mục của các quỹ, các phiên đáo hạn hợp đồng hàng tháng.

Biến động bất thường vào cuối tuần là do nhà đầu tư trên thị trường phái sinh chủ yếu là “chơi” ngắn hạn, nên phiên cuối tuần thường có nhịp chốt lời để nghỉ cuối tuần của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cuối tháng, cuối quý là thời gian mà các công ty chứng khoán, các quỹ tiến hành chốt số liệu báo cáo. Ðể có số liệu đẹp, các tổ chức này có thể tác động vào thị trường theo ý muốn, gây ra những biến động bất thường.

Quy mô thị trường chứng khoán cơ sở đã nhỏ mà thị trường chứng khoán phái sinh còn nhỏ hơn. Nên trong phiên đáo hạn hợp đồng hàng tháng thì những nhà đầu tư lớn có thể tác động vào thị trường theo ý muốn để có thể được hưởng lợi từ hợp đồng phái sinh đang nắm giữ cũng gây nên những biến động bất thường của thị trường.

Thị trường phái sinh mang lại cho chúng ta cơ hội kiếm tiền hàng ngày nên khi đã lỡ một nhịp tăng hay giảm, bạn không cần thiết phải tham gia mua đuổi, bán đuổi bằng mọi giá. Mà hãy kiên nhẫn đợi cơ hội tiếp theo. Bạn càng cố tham gia giao dịch trong những phiên biến động bất thường thì càng khó để kiếm được lợi nhuận.

Một trong số lý do khiến nhà đầu tư giao dịch quá nhiều, dẫn đến hội chứng nghiện giao dịch là do nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu và thử giao dịch trên các sàn chứng khoán phái sinh ảo.

Giao dịch phái sinh phải dựa trên phân tích thị trường, chủ yếu là trong phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư cần học tập và rèn luyện kỹ năng phân tích thị trường trước khi tham gia. Trên thị trường phái sinh, nhà đầu tư cần phải kiên nhẫn chờ đợi cơ hội, chỉ vào lệnh khi có các tín hiệu thỏa mãn yêu cầu của nguyên tắc phân tích. Tài khoản giao dịch càng lớn hoặc số lệnh giao dịch càng ít thì càng hiệu quả.

4. Các loại chứng khoán phái sinh đã có mặt tại Việt Nam

Nhìn chung, chứng khoán phái sinh ở Việt Nam có 3 loại chính: Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, hợp đồng tương lai lên trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai sắp triển khai HNX30.

3.1. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30

Đây là một trong các loại chứng khoán phái sinh chính thức được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Chỉ số VN30 là gì?

Chỉ số VN30 là chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE. Đây đều là cổ phiếu đã được vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên thị trường cùng các yếu tố kỹ thuật khác. Theo thống kê, chúng chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Dựa trên tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do có điều chỉnh và giới hạn quy mô vốn hóa tối đa (10%), chỉ số VN30 đã được điều chỉnh để tính toán cụ thể.

Thông số HĐTL chỉ số VN30

Mô tả Hợp đồng tương lai VN30
Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Mã hợp đồng VN30F
Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
Hệ số nhân 100.000 đồng
Quy mô hợp đồng 100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở
Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo
Phương thức giao dịch Khớp lệnh & thỏa thuận
Thời gian giao dịch Phiên ATO: 8h45’ – 9h00’
Phiên liên tục sáng 9h00’ – 11h30’
Phiên liên tục chiều 13h00’ – 14h30’
Phiên ATC 14h30’ – 14h45’
Biên độ giao động giá ± 7%
Bước giá 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)
Đơn vị giao dịch 01 Hợp đồng
KLGD tối thiểu 01 Hợp đồng
Ngày GD cuối cùng Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn
Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai.
Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)

Ưu điểm HĐTL chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai hoạt động dựa trên khuôn khổ pháp luật và các quy trình, quy chế được pháp luật bảo vệ nên rất công khai, minh bạch. Toàn bộ việc niêm yết, giao dịch, bù trừ thanh khoản đều an toàn, nhằm bảo vệ quyền lợi các bên.

Hợp đồng tương lai giao dịch tương tự cổ phiếu nên rất dễ dàng, thuận tiện. Nhà đầu tư có thể dựa vào dự đoán về thị trường để đặt lệnh mua bán, giao dịch hợp đồng tương lai, qua đó thu về lợi nhuận.

Khi thị trường CK giảm điểm, nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm lời dựa vào việc bán hợp đồng tương lai. Điều kiện để thực hiện là nhà đầu tư phải nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng.

Điểm hấp dẫn lớn nhất của chứng khoán phái sinh chính là khả năng sinh lời rất cao. Mức lãi mà nhà đầu tư nhận được có thể gấp nhiều lần mức lãi của việc đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ, qua đó đưa ra dự đoán chính xác nhằm giảm thiểu thiệt hại, rủi ro ở mức tối đa.

3.2 Hợp đồng tương lai lên trái phiếu chính phủ (đang triển khai)

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ là gì?

Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ chính là trái phiếu chính phủ. Chúng được niêm yết và giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản chuẩn hóa đã được mô tả chi tiết trong điều kiện hợp đồng. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ vẫn chưa được triển khai do thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam cần một khoảng thời gian nữa để vận hành ổn định.

Thông số HĐTL trên trái phiếu chính phủ

Mô tả  HĐTL Trái phiếu chính phủ
Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ 05 năm
Tài sản cơ sở Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn.
Tháng đáo hạn 03 tháng cuối 03 quý gần nhất
Bước giá 1,0 (tương đương 10.000 đồng)
Quy mô hợp đồng Tỷ lệ ký quỹ theo quy định VSD         1.000.000.000 đồng
Giới hạn vị thế Theo quy định của VSD
Biên độ giao động giá ± 3% so với giá tham chiếu
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày 15 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ
Giá thanh toán hàng ngày Theo quy định của VSD
Giá thanh toán cuối cùng Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng
Ngày thanh toán cuối cùng Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng
Phương thức thanh toán Chuyển giao vật chất

Ưu điểm của HĐTL trên trái phiếu chính phủ

HĐTL trên trái phiếu chính phủ được đánh giá là an toàn, mức độ rủi ro thấp hơn các loại chứng khoán khác. Tuy nhiên, HĐTL trên trái phiếu chính phủ có quy mô giao dịch rất lớn nên đòi hỏi nhà đầu tư phải có tính chuyên nghiệp cao.

HĐTL trên trái phiếu chính phủ có lãi suất dài hạn nên thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bằng cách bán HĐTL để tăng lãi suất, nhà đầu tư có thể đề phòng rủi ro giá trị trái phiếu bị giảm. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua trái phiếu nhưng sợ tăng giá, HĐTL trên trái phiếu chính phủ cũng có thể phòng ngừa điều này. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kích thích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.

3.3 Hợp đồng tương lai sắp triển khai HNX30

HNX30 là gì?

Chỉ số HNX30 thể hiện mức biến động giá trị của 30 cổ phiếu trên thị trường. Số cổ phiếu này được lựa chọn với tiêu chí ưu tiên về tính thanh khoản, sau đó mới tới mức vốn hóa. Tính thanh khoản được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị giao dịch trung bình trong 12 tháng gần nhất, còn mức vốn hóa được xác định dựa theo số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (số lượng niêm yết trừ đi số cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng). HNX30 hiện vẫn chưa ra mắt trên thị trường.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành được gọi là chứng quyền có đảm bảo. Người sở hữu nó có quyền mua bán chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định, tại thời điểm nhất định, từ đó nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá trị thực hiện và chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm bắt được đầy đủ các thông tin về chứng khoán phái sinh nói chung và chứng khoán phái sinh ở Việt Nam nói riêng.

Ngoài ra, nếu muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành tài chính đầu tư, bạn hoàn toàn nên tham khảo các khóa học CFA để có thể có những kiến thức chuyên sâu trong ngành và có một sự nghiệp thăng tiến nhé.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Ngành Tài Chính Ngân Hàng Và Những Câu Chuyện Bạn Cần Biết

Ngành Tài chính Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động...

Đầu Tư Quốc Tế Là Gì? Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế

Đầu tư quốc tế đã quen thuộc và là một yếu tố quan trọng đối...

Có Nên Tham Gia Vào Quỹ Đầu Tư Bất Động Sản Không?

Quỹ đầu tư bất động sản là gì? Có nên tham gia vào quỹ đầu...

Lãi Suất Cơ Sở Là Gì? Được Tính Như Thế Nào?

Lãi suất cơ sở một trong những tiêu chí luôn được quan tâm khi thực...

Học Phí CFA Là Bao Nhiêu? Có Nên Đầu Tư Học CFA Không?

Hành trình chinh phục chứng chỉ CFA vốn không hề dễ dàng, các bạn không...

#1 Tự Doanh Chứng Khoán là Gì? Đặc Điểm & Quy Định Hiện Nay

Hiện nay tự doanh chứng khoán đã không còn xa lạ đối với nhiều doanh...

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Một Số Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp?

Quản lý rủi ro tài chính rất cần thiết với doanh nghiệp. Bạn muốn thực...

Hé Lộ “Bí Kíp” Trở Thành Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Từ Sinh Viên Năm Cuối NEU

Đâu là bí quyết đã giúp cậu sinh viên năm cuối NEU trở thành Top...