CFA20/06/2024

#Những Điều Bạn Cần Biết Về Môn Economics CFA Level 1

Economics CFA Level 1 là một trong số 10 môn học của chương trình CFA, tập trung cung cấp cho người học kiến thức tổng quan, những vấn đề chính liên quan đến nền kinh tế. Môn Economics có sự liên kết với nhiều môn học khác của CFA. Bởi vậy, để tiếp thu được nội dung kiến thức môn học khác, các bạn cần nắm vững Kinh tế học. Vậy cụ thể, Economics CFA Level 1 là gì, bao gồm những nội dung nào? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu dưới đây!

1. Economics CFA Level 1 là gì?

Economics hay còn được biết đến với tên gọi Kinh tế học. Đây có lẽ là một môn học không còn xa lạ đối với chương trình đại học. Thông thường, kiến thức Kinh tế học sẽ được truyền tải qua các học phần như: Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tài chính quốc tế, kinh tế quốc tế,…

Nội dung môn học sẽ tập trung đi sâu vào các vấn đề như cung cầu, tác động của các quy định chính phủ, lạm phát, hệ thống tiền tệ,…

1.1. Nội dung môn học Economics CFA Level 1

Với môn Economics CFA Level 1, nội dung sẽ được chia nhỏ thành 2 phần chính: Kinh tế học vi mô và vĩ mô:

Kinh tế học vi mô:

  • Market Structures (Các cấu trúc thị trường);

  • Supply and Demand (Cung và cầu): Luật cầu, luật cung, độ co giãn của cung, cầu theo giá, giá trần, giá sàn, điểm cân bằng thị trường;

  • Một số khái niệm khác: Thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí, chi phí cận biên,…

Kinh tế học vĩ mô:

  • GDP, GNP và CPI: khái niệm và cách tính Tổng sản phẩm quốc nội, Tổng sản phẩm quốc dân, chỉ số giá tiêu dùng

  • Inflation and Unemployment: Tìm hiểu về lạm phát, các giai đoạn và nguyên nhân dẫn đến lạm phát; Thất nghiệp, phân loại các nhóm thất nghiệp.

  • Exchange rate (tỷ giá hối đoái): định nghĩa tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực, tỷ giá kỳ hạn.

  • Monetary policy and Fiscal policy (Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa): khái niệm, vai trò của chính sách tiền tệ và tài khóa.

Economics

1.2. Tỷ trọng môn học Economics trong các Level 

Level

Tỷ trọng

Level 1

6 – 9%

Level 2

5 – 10%

Level 3

5 – 10%

Economics CFA Level 1 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 6 – 9%. Theo cấu trúc đề thi CFA Level 1, bạn sẽ phải làm 180 câu trắc nghiệm. Như vậy, số câu môn Economics sẽ rơi vào khoảng 10 – 16 câu.

2. Ôn thi môn Economics CFA Level 1

2.1. Tài liệu ôn thi Economics CFA Level 1

  • Tài liệu quan trọng nhất đối với tất cả các môn trong chương trình CFA là bộ giáo trình chính thống CFA Program Curriculum Ebook Information được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ (CFA Institute).

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bộ Kaplan Schweser Notes, bộ này được xem là bản tóm tắt ngắn gọn hơn của giáo trình Curriculum. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nền tảng vững chắc về Kinh tế, hãy đọc Curriculum của viện CFA, bởi các khái niệm, thuật ngữ trong đó được trình bày rất chi tiết, cụ thể và kỹ càng, sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức hơn.

  • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu bổ sung như: Principle of Economics của tác giả Gregory Mankiw. Cuốn sách sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức mở rộng liên quan đến các khái niệm Kinh tế.

Một hình thức tham khảo khác là nghiên cứu video bài giảng của Wiley. Tổng cộng có hơn 110 giờ phát video bài giảng được chia thành các bài học nhỏ, giảng viên đều là những người xuất sắc nhất của Wiley, am hiểu sâu rộng về Kinh tế học. Tuy nhiên, để có được các video bài giảng, bạn sẽ phải trả phí, do đó, bạn có thể sử dụng bản dùng thử để trải nghiệm trước khi quyết định mua gói học.

2.2. Kinh nghiệm học thi được chia sẻ từ giảng viên CFA

Anh Lưu Hoàng Minh hiện đang là giảng viên CFA của học viện SAPP Academy đã có chia sẻ về quá trình ôn thi như sau: môn Economics CFA là một môn khá khó trong chương trình CFA, có nhiều cả lý thuyết và bài tập tính toán, nếu như học hời hợt thì sẽ dễ sai. Môn này sẽ có những điểm tương đồng nhất định với hai học phần kinh tế vĩ mô và vi mô trên trường đại học. Do đó, 1 tips là nếu như các bạn cảm thấy quá khó khăn với việc đọc giáo trình Tiếng Anh thì có thể kết hợp nghiên cứu giáo trình kinh tế vi mô, vĩ mô của các trường đại học đào tạo về Kinh tế.

3. Checklist ôn thi môn Economics CFA Level 1

Economics

  • Cần đầu tư thời gian phù hợp: Các tài liệu liên quan đến nội dung Kinh tế học thường rất dài. Hơn nữa, kiến thức kinh tế không phải máy móc nhớ là được mà cần phải thực sự hiểu bản chất bên trong. Nếu nắm được bản chất, bán sẽ dễ tư duy những câu hỏi phức tạp. Do vậy, để hiểu sâu sắc về kiến thức kinh tế, bạn cần đầu tư đủ thời gian và có sự kiên nhẫn nghiên cứu. 

  • Sử dụng đồ thị trong quá trình học: Việc sử dụng hình ảnh đồ thị để trình bày các kiến thức lý thuyết về kinh tế sẽ giúp các bạn có cách tiếp cận thú vị và dễ dàng tiếp thu hơn. Tuy rằng, trong đề thi không có biểu đồ nhưng sử dụng biểu đồ để học cũng giống cách kể câu chuyện thông qua hình ảnh, bạn sẽ rèn được tư duy trực quan nhanh hơn.

  • Hãy cố gắng học hiểu một cách logic: Kinh tế học cũng cung cấp các câu trả lời có tính hệ thống với hành vi xã hội. Do đó, cách để học kinh tế học chính là khơi nguồn hứng thú từ những hành vi xã hội. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc lướt sau đó đặt câu hỏi: Tại sao sữa ở Canada lại bán đắt hơn so với ở Mỹ? Câu trả lời là do cung và cầu. Từ những câu hỏi và câu trả lời suy luận logic với nhau, bạn sẽ vỡ lẽ ra rất nhiều điều sâu sắc.

  • Xem và nghiên cứu các video bài giảng: So với việc đọc văn bản một cách khô khan và cứng nhắc thì học qua video có người giảng dạy và hướng dẫn, minh họa sẽ giúp các bạn học tập hiệu quả hơn. 

  • Luyện các câu hỏi thực hành để kiểm tra mức độ hiểu biết: để đánh giá được bạn đã thực sự hiểu được bản chất của những lý thuyết kinh tế học hay chưa thì việc áp dụng vào các bài tập thực hành là rất cần thiết. Từ một nội dung lý thuyết, bạn có thể ứng dụng vào rất nhiều tình huống khác nhau. Đây chính là khâu quan trọng để kết thúc quá trình học tập một cách có hiệu quả. 

4. Lưu ý trong quá trình học và thi Economics CFA Level 1

  • Nội dung cần tập trung trong Kinh tế vi mô: bao gồm Cấu trúc thị trường, Kinh tế cấp độ doanh nghiệp, Thiếu hụt – thặng dư, Tác động của chính phủ, đường chi phí, độ co giãn.

  • Nội dung cần tập trung trong Kinh tế vĩ mô: bao gồm Chính sách tài khóa và tiền tệ, tổng cung – cầu, chu kỳ kinh doanh, Hệ thống ngân hàng.

Tạm kết

Việc có nền tảng Kinh tế học vững chắc sẽ giúp các bạn rất nhiều trong công việc sau này. Hy vọng rằng những thông tin sơ lược về Economics CFA Level 1 mà SAPP đề cập trên đây đã giúp các bạn hiểu tổng quan về những gì sẽ tiếp cận khi học.

Nếu bạn có mục tiêu chinh phục chứng chỉ CFA để mở rộng cơ hội nghề nghiệp nhưng vẫn chưa xác định được lộ trình học tập phù hợp thì có thể cân nhắc khóa học CFA Online tại SAPP. Với khóa học, bạn sẽ được xác định lộ trình học phù hợp, chất lượng mà vẫn tiết kiệm được thời gian, chi phí. Bởi khóa học được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa”. Với kinh nghiệm từng đào tạo hàng ngàn ứng viên CFA, SAPP chắc chắn là người bạn đồng hành phù hợp với bạn.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

 

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là...

Hệ Thống Tài Chính Là Gì? Ý Nghĩa, Đặc Trưng Và Phân Loại

Hệ thống tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính có những...

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chuẩn nhất

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công...

Ngành Tài Chính Quốc Tế Học Trường Nào Tốt Nhất

Đơn vị đào tạo CFA có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc...

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu là gì? Đây là một loại tài sản đặc biệt, là kênh đầu...

Equity Investment Là Gì? Sơ Lược Môn Equity Investment CFA

Equity Investment là gì? Đây một môn học cung cấp kiến thức liên quan đến...

Bí Quyết Đạt CFA Level 1 Top 10% Thế Giới Của Chàng Sinh Viên Năm 3

Gặp gỡ Đinh Hoàng Nam Khánh, chàng sinh viên năm 3 sôi nổi và đầy...