CFA20/06/2024

Equity Investment CFA – Học cách đầu tư cổ phiếu hiệu quả

Môn học Equity Investment trong chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) là một trong những phần quan trọng giúp các ứng viên hiểu rõ về việc đầu tư vào cổ phiếu và các công cụ tài chính liên quan. Vậy môn Equity Investment CFA có khó không, có yêu cầu như thế nào và người học cần lưu ý điều gì để đạt được kết quả cao. Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này.

1. Yêu cầu kỹ năng đầu vào của học viên với môn học

Tương tự như nhiều môn học khác trong chương trình CFA, môn Equity Investment cần học viên có kiến thức nền và trình độ tiếng Anh. Cụ thể:

1.1. Yêu cầu về kiến thức nền

Học viên CFA muốn học tốt môn Equity Investment cần kiến thức về kinh tế vĩ mô, cổ phiếu và thị trường chứng khoán, cũng như toán tài chính.

Trước hết, đối với mảng kiến thức về cổ phiếu và thị trường chứng khoán, bạn cần nắm được các khái niệm cơ bản về cổ phiếu, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, cũng như hiểu biết về tổ chức và cấu trúc thị trường tài chính.

Học viên cần nắm được kiến thức về Tài chính và Thị trường chứng khoán

Ngoài ra, kiến thức về kinh tế vĩ mô cũng là phần kiến thức nền không thể thiếu. Bạn cần nắm được các khái niệm cung – cầu và cách thức nó hoạt động để phân tích được biến động giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc hiểu được các giai đoạn của chu kỳ kinh tế trong kinh tế vĩ mô sẽ là cầu nối cho việc theo dõi tác động của các chủ thể và chu kỳ kinh tế tới thị trường chứng khoán. 

Cuối cùng, hãy đảm bảo được kỹ năng toán tài chính của bản thân để có thể tính toán được những công thức, khái niệm căn bản như thời giá của dòng tiền (Time Value of Money), bao gồm công thức tính giá trị hiện tại (PV) và giá trị tương lai (FV). Phần kiến thức này hoàn toàn có thể được hỗ trợ nếu bạn có thêm kỹ năng căn bản để sử dụng máy tính tài chính BA II Plus/Pro.

Máy tính CFA

Xem thêm: 4 tips dùng máy tính CFA tối ưu nhất – Hướng dẫn sử dụng từ A tới Z

1.2. Yêu cầu về tiếng Anh

Không cần khả năng tiếng Anh quá cao siêu, học viên chỉ cần trình độ tiếng Anh cơ bản để có thể hiểu và tiếp thu kiến thức của môn Equity Investment CFA. Trong đó, khả năng đọc hiểu là quan trọng nhất. Học viên cần đọc hiểu được từ vựng chuyên ngành và có thể đọc tài liệu học thuật.

Bạn sẽ cần nắm vững khái niệm và cách sử dụng của các từ vựng chuyên ngành để có thể vận dụng giải bài tập và áp dụng thực tiễn. Một số thuật ngữ thường xuất hiện trong môn Equity Investment như: Security, stock, index, market efficiency, dividend, technical analysis, fundamental analysis, … 

Sách principles of equity

SAPP gợi ý bạn tham khảo thêm cuốn sách “Investments: Principles of Portfolio and Equity Analysis” do Michael McMillan, Giám đốc Bộ phận Phát triển chương trình học của CFA Institute biên soạn để hiểu hơn về môn học này, cũng như những từ vựng chuyên ngành xoay quanh nó. 

Ngoài ra, để dễ dàng chinh phục môn học này, học viên chỉ cần từng tiếp xúc đọc hiểu các đoạn văn giải thích khái niệm, ví dụ, chỉ số. Bạn có thể làm quen với tiếng Anh chuyên ngành dành cho môn học Equity Investment CFA thông qua các bài đọc tài chính trên CFA Institute Blog, Bloomberg, Financial Times, Investopedia

2. Tỷ trọng của môn Equity Investment trong đề thi CFA

Tỷ trọng của môn Equity Investment trong đề thi CFA của các cấp độ dao động từ 10% – 15%. Tuy nhiên, vào năm 2025, môn học này không còn xuất hiện trong đề thi CFA Level 3 như các năm trước đó theo cập nhật mới nhất từ viện CFA.

Có thể thấy, môn học này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong 2 cấp độ CFA (CFA Level 1 và CFA Level 2). Do đó, học viên cần hết sức tập trung để có thể vượt qua bài thi CFA hiệu quả.

Tỷ trọng môn Equity Investment CFA

3. Tổng quan môn học Equity Investment

Giảng viên CFA, thầy Bùi Doãn Trung đã có những chia sẻ về môn Equity Investment như sau:

Đây là một môn học sẽ giúp ích rất nhiều cho những người muốn phát triển lâu dài về đầu tư. Bạn nên học Equity Investment sau khi đã học xong môn Fixed Income. Kiến thức của Equity Investment trong Level 1 không quá nhiều và phức tạp, tuy nhiên, bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều lý thuyết, khái niệm mới. Bạn cần đọc kỹ để có thể ghi nhớ hết lượng kiến thức đó, bởi Level 1 sẽ là nền tảng để học Level 2.”

3.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Môn Equity Investment trong CFA Level 1 cung cấp kiến thức toàn diện về tổ chức và cấu trúc thị trường, các chỉ số thị trường chứng khoán, hiệu quả thị trường và phương pháp đánh giá chứng khoán. Học viên sẽ tìm hiểu về các loại chứng khoán, chỉ số thị trường, các mô hình định giá và phương pháp dự báo tài chính công ty. Các nội dung này giúp học viên phân tích và dự đoán hiệu suất tài chính của công ty và thị trường, đồng thời nắm vững các công cụ cơ bản trong định giá vốn.

3.1.1. Market organization and structure (Tổ chức và cấu trúc thị trường)

Trong học phần này, học viên sẽ hiểu được cách các loại thị trường hoạt động và tác nhân ảnh hưởng đến chúng. Cụ thể những kiến thức mà người học có thể nhận được từ học phần “Tổ chức và cấu trúc thị trường” gồm:

  • Giải thích các chức năng chính của hệ thống tài chính.

Chức năng chính của hệ thống Tài chính

  • Mô tả phân loại tài sản và thị trường.
  • Mô tả các loại chứng khoán, tiền tệ, hợp đồng, hàng hóa và tài sản thực được giao dịch trong các thị trường có tổ chức, bao gồm các đặc điểm phân biệt và các phân nhóm chính của chúng.
  • Mô tả các loại trung gian tài chính và dịch vụ mà họ cung cấp.
  • So sánh các vị thế mà nhà đầu tư có thể nắm giữ trong một tài sản.
  • Tính toán và giải thích tỷ lệ đòn bẩy, tỷ suất lợi nhuận trên một giao dịch ký quỹ và giá chứng khoán mà tại đó nhà đầu tư sẽ nhận được yêu cầu ký quỹ.

Cách tính chỉ số đòn bẩy

  • So sánh các hướng dẫn thực hiện, hiệu lực và xóa.
  • So sánh lệnh thị trường với lệnh giới hạn.
  • Xác định thị trường sơ cấp và thứ cấp và giải thích thị trường thứ cấp hỗ trợ thị trường sơ cấp như thế nào.
  • Mô tả cách chứng khoán, hợp đồng và tiền tệ được giao dịch trong thị trường giao dịch khớp giá, khớp lệnh và thị trường môi giới.
  • Mô tả các đặc điểm của một hệ thống tài chính hoạt động tốt
  • Mô tả mục tiêu điều tiết thị trường
Khi không có quản lý thị trường Khi có quản lý thị trường
  • Gian lận và chiếm đoạt tài sản
  • Giao dịch nội gián
  • Chi phí thông tin cao
  • Các bên tham gia không thực hiện nghĩa vụ của mình
  • Kiểm soát gian lận
  • Ngăn chặn việc bóc lột
  • Kiểm soát vấn đề đại diện (agency problems)
  • Thúc đẩy sự công bằng
  • Đặt ra các tiêu chuẩn đôi bên cùng có lợi
  • Đảm bảo các khoản nợ phải trả phải được thực thi

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 1: Market organization and structure

3.1.2. Security market indexes (Chỉ số thị trường chứng khoán)

Security market indexes (Chỉ số thị trường chứng khoán) cung cấp kiến thức về xác định chỉ số thị trường chứng khoán và giải thích cách tính lợi suất giá và lợi suất tổng của một chỉ số trong một thời kỳ và trong nhiều thời kỳ. Học phần này cũng sẽ mô tả cách các chỉ số được xây dựng và quản lý và thảo luận về việc sử dụng các chỉ số thị trường. Những nội dung quan trọng trong module này bao gồm:

  • Mô tả chỉ số thị trường chứng khoán.

Mô tả chỉ số thị trường chứng khoán

  • Tính toán và giải thích giá trị, tỷ suất lợi tức giá và tổng lợi nhuận của một chỉ số.
  • Mô tả các lựa chọn và vấn đề trong xây dựng và quản lý chỉ số.
  • So sánh các phương pháp tính trọng số khác nhau được sử dụng trong xây dựng chỉ số.
  • Tính toán và phân tích giá trị và lợi nhuận của một chỉ số theo phương pháp tính trọng số của nó.
  • Mô tả kỹ thuật tái cân bằng vị thế và tái cơ cấu của một chỉ số.
  • Mô tả cách sử dụng các chỉ số thị trường chứng khoán.
  • Mô tả các loại chỉ số vốn chủ sở hữu.
  • So sánh các loại chỉ số thị trường chứng khoán.

So sánh các loại chỉ số thị trường chứng khoán

  • Mô tả các loại chỉ số thu nhập cố định
  • Mô tả các chỉ số đại diện cho các khoản đầu tư thay thế.

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 2: Security market indexes

3.1.3. Market efficiency (Hiệu quả thị trường)

Học phần này cung cấp kiến thức về cách mô tả hiệu quả của thị trường tài sản và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hiệu quả của thị trường. Người học cũng sẽ được biết về cách phân loại các mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán và thảo luận về ý nghĩa của nó đối với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và quản lý danh mục đầu tư.

Bên cạnh đó, Market efficiency còn cung cấp kiến thức về một số bất thường của thị trường và mô tả mối liên hệ giữa những bất thường này với chiến lược đầu tư. Những nội dung quan trọng trong học phần này bao gồm:

  • Mô tả hiệu quả thị trường và các khái niệm liên quan, bao gồm tầm quan trọng của chúng đối với những người thực hành đầu tư.
  • So sánh giá trị thị trường và giá trị nội tại.
  • Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thị trường.
  • So sánh hiệu quả thị trường dạng yếu, dạng nửa mạnh và dạng mạnh.

So sánh mức độ hiệu quả của thị trường

  • Giải thích ý nghĩa của từng dạng hiệu quả thị trường đối với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và lựa chọn giữa quản lý danh mục đầu tư chủ động và thụ động.
  • Mô tả những bất thường của thị trường.
  • Mô tả tài chính hành vi và mối liên quan tiềm tàng của nó với việc tìm hiểu những bất thường của thị trường.

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 3: Market efficiency

3.1.4. Overview of equity securities (Tổng quan về chứng khoán vốn)

Trong module Overview of equity securities (Tổng quan về chứng khoán vốn), người học sẽ có cái nhìn bao quát về thị trường chứng khoán toàn cầu và hiệu suất lịch sử của chúng và xem xét các loại hình và đặc điểm khác nhau của chứng khoán vốn.

Học phần này cũng sẽ nêu rõ sự khác biệt giữa chứng khoán vốn công chúng và chứng khoán vốn tư nhân cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về các loại chứng khoán vốn được niêm yết và giao dịch trên thị trường toàn cầu.

  • Mô tả đặc điểm các loại chứng khoán vốn.
  • Mô tả sự khác biệt về quyền biểu quyết và các đặc điểm sở hữu khác giữa các loại vốn cổ phần khác nhau.
  • So sánh và đối chiếu chứng khoán vốn đại chúng và tư nhân.
  • Mô tả các phương pháp đầu tư vào chứng khoán vốn nước ngoài.
  • So sánh đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của các loại chứng khoán vốn khác nhau.
  • Giải thích vai trò của chứng khoán vốn trong việc tài trợ cho tài sản của công ty.
  • So sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách của chứng khoán vốn.

So sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách của chứng khoán vốn.

  • So sánh chi phí vốn chủ sở hữu của một công ty, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nó và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 4: Overview of equity securities

3.1.5. Company analysis: Past and present (Phân tích công ty: Quá khứ và hiện tại)

Học phần này là một trong ba nội dung cung cấp khuôn khổ để chuẩn bị một báo cáo nghiên cứu cho một công ty bằng cách áp dụng các phương pháp được đề cập trong các module trước đó để đánh giá mô hình kinh doanh, hiệu quả tài chính và tình hình tài chính của công ty. Trong module Company analysis: Past and present, người học sẽ đi qua những phần nội dung sau:

  • Mô tả các yếu tố cần được đề cập trong báo cáo nghiên cứu kỹ lưỡng của công ty.
  • Xác định mô hình kinh doanh của công ty.
  • Đánh giá doanh thu của công ty và các yếu tố thúc đẩy doanh thu, bao gồm cả quyền định giá.
  • Đánh giá lợi nhuận hoạt động và vốn lưu động của công ty bằng các thước đo chính.

Các yếu tố đánh giá lợi nhuận hoạt động và vốn lưu động của công ty

  • Đánh giá các khoản đầu tư và cơ cấu vốn của công ty.

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 5: Company analysis: Past and present

3.1.6. Industry and competitive analysis (Phân tích ngành và cạnh tranh)

Qua học phần này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về định nghĩa của ngành và các thách thức đặt ra khi nhóm các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề vào một ngành. Tiếp đó, module cũng hướng dẫn các phương pháp để thu thập các thông tin về kích cỡ, lợi nhuận và xu hướng của thị phần một doanh nghiệp.

Industry and competitive analysis cũng sẽ phân tích chi tiết thêm về các mô hình được sử dụng để phân tích môi trường cạnh tranh sử dụng 5 yếu tố cạnh tranh của Porter và phân tích các yếu tố ngoại lai sử dụng PESTLE. Cuối cùng, học phần tổng hợp các phương pháp ở trên để đưa ra các đánh giá về chiến lược cạnh tranh của công ty và vị thế của công ty so với các công ty cùng ngành.

Những nội dung chính của module này bao gồm:

  • Xác định quy mô, đặc điểm tăng trưởng, lợi nhuận và xu hướng thị phần của ngành.
  • Phân tích cấu trúc của một ngành và những ảnh hưởng bên ngoài bằng cách sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter và mô hình PESTEL.

Áp dụng mô hình PESTEL trong môn học Equity Investment

  • Đánh giá chiến lược cạnh tranh và vị thế của công ty.
  • Mô tả mục đích và các bước liên quan đến phân tích ngành và cạnh tranh
  • Mô tả các phương pháp phân loại ngành và so sánh các phương pháp phân nhóm các công ty.

Xem thêm: [Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 6: Industry and competitive analysis

3.1.7. Company analysis: Forecasting (Phân tích công ty: Dự báo)

Học phần này tập trung vào dự phóng các khoản mục báo cáo tài chính. Những nội dung đầu tiên của học phần cung cấp các yếu tố và phương pháp để dự phóng, và chọn lựa khoảng thời gian hợp lý cho dự phóng. Sau đó, module này tập trung vào các khoản mục dự phóng: doanh thu, chi phí hoạt động và vốn lưu động, và các khoản đầu tư vốn và cấu trúc vốn.

Cuối cùng, Company analysis: Forecasting đề cập đến các tình huống có thể xảy ra trong việc sự phóng thông qua ứng dụng của phân tích tình huống. Đến với module này, bạn sẽ cần nắm được những mảng kiến thức sau:

  • Giải thích các nguyên tắc và phương pháp dự báo kết quả và vị thế tài chính của công ty.
  • Giải thích các phương pháp dự báo doanh thu, chi phí hoạt động, vốn lưu động, đầu tư vốn và cơ cấu vốn của công ty.
  • Mô tả cách sử dụng chiến lược phân tích tình huống trong dự báo.

Học cách dự báo Tài chính

3.1.8. Equity valuation: Concepts and basic tools (Đánh giá vốn: Các khái niệm và công cụ cơ bản)

Đây là học phần được xem là định lượng nhất trong Level 1 của môn Equity Investment. Qua đó, học viên sẽ hiểu chi tiết về cách thức nhà đầu tư phân tích, đưa ra định giá khi xác định cổ phiếu có đang được giao dịch ở mức giá hấp dẫn hay không. Dưới đây là một số kiến thức học viên nhận được sau khi học xong học phần “Đánh giá vốn: Các khái niệm và công cụ cơ bản”:

  • Đánh giá xem một chứng khoán, dựa trên giá thị trường hiện tại và giá trị ước tính, được định giá quá cao, hay hợp lý, hay bị định giá thấp.
  • Mô tả các mục chính của mô hình định giá vốn cổ phần
  • Mô tả cổ tức bằng tiền mặt định kỳ, cổ tức tăng thêm, cổ tức bằng cổ phiếu, chia cổ phiếu, chia tách cổ phiếu ngược và mua lại cổ phiếu.
  • Mô tả trình tự trả cổ tức.

Mô tả trình tự thanh toán cổ tức

  • Giải thích cơ sở lý luận của việc sử dụng các mô hình giá trị hiện tại để định giá vốn chủ sở hữu, và mô tả chiết khấu cổ tức, cùng các mô hình dòng tiền tự do trên vốn chủ sở hữu.
  • Giải thích ưu điểm và nhược điểm của từng loại mô hình định giá.
  • Tính toán giá trị nội tại của:
    • Một cổ phiếu ưu đãi không thể mua lại, không thể chuyển đổi.
    • Chứng khoán vốn dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng Gordon hoặc mô hình chiết khấu cổ tức hai giai đoạn, nếu phù hợp
  • Xác định đặc điểm của các công ty phù hợp với mô hình tăng trưởng liên tục hoặc chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn.
  • Giải thích cơ sở lý luận của việc sử dụng hệ số giá để định giá vốn chủ sở hữu, hệ số giá trên thu nhập liên quan như thế nào đến các yếu tố cơ bản và việc sử dụng hệ số dựa trên các đối tượng có thể so sánh được.
  • Tính toán và giải thích các hệ số sau: giá trên thu nhập, giá trên ước tính dòng tiền hoạt động, giá trên doanh thu và giá trên giá trị sổ sách.
  • Mô tả các hệ số giá trị doanh nghiệp và cách sử dụng chúng trong việc ước tính giá trị vốn chủ sở hữu.
  • Mô tả các mô hình định giá dựa trên tài sản và cách sử dụng chúng trong việc ước tính giá trị vốn chủ sở hữu.

3.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Các học phần trong chương trình CFA Level 2 cung cấp kiến thức toàn diện về các phương pháp định giá công ty, bao gồm định giá cổ phiếu, dòng tiền tự do, thu nhập thặng dư và công ty tư nhân. Các phương pháp này bao gồm mô hình chiết khấu cổ tức, phương pháp dòng tiền tự do, hệ số giá, và thu nhập thặng dư, giúp học viên hiểu rõ cách tính toán giá trị cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến định giá.

Học viên cũng được trang bị kiến thức về việc áp dụng các mô hình định giá cho công ty tư nhân và các yếu tố cần cân nhắc khi ước tính dòng tiền, tỷ suất lợi nhuận và chiết khấu.

3.2.1. Equity Valuation: Applications and Processes (Định giá vốn: Ứng dụng và quy trình)

Equity Valuation

Nội dung này tập trung vào việc xác định giá trị nội tại và các phương pháp định giá công ty, bao gồm định giá tuyệt đối và tương đối, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sai. Học viên sẽ được học về các ứng dụng định giá vốn cổ phần, phân tích ngành và cạnh tranh, và cách lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với từng công ty. Các mô hình định giá tổng giá trị thành phần và chiết khấu tập đoàn cũng được giới thiệu.

  • Xác định giá trị nội tại, định giá và giải thích nguồn gốc của việc định giá sai.
  • Giải thích giả định hoạt động liên tục và đối chiếu giá trị hoạt động liên tục với giá trị thanh lý.
  • Mô tả các định nghĩa về giá trị và chứng minh định nghĩa nào về giá trị phù hợp nhất với việc định giá công ty đại chúng.
  • Mô tả các ứng dụng định giá vốn cổ phần.
  • Mô tả các câu hỏi cần giải quyết khi tiến hành phân tích ngành và phân tích cạnh tranh.
  • Đối chiếu các mô hình định giá tuyệt đối, tương đối và mô tả các ví dụ của từng loại mô hình.
  • Mô tả phương pháp định giá tổng các giá trị thành phần và chiết khấu tập đoàn.
  • Giải thích các tiêu chí chung để lựa chọn phương pháp thích hợp để định giá một công ty nhất định.

Xem thêm: [Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 1: Định giá vốn cổ phần – Ứng dụng và Quy trình (Equity valuation: Applications and Processes)

3.2.2. Discounted Dividend Valuation (Định giá cổ tức chiết khấu)

Nội dung của học phần này của môn Equity Investment trong CFA Level 2 chủ yếu liên quan đến các phương pháp và mô hình định giá cổ phiếu, bao gồm việc sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM), mô hình tăng trưởng Gordon, và các mô hình đa giai đoạn để tính toán giá trị cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi.

mô hình định giá cổ phiếu

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu như tốc độ tăng trưởng cổ tức và giá trị hiện tại của cơ hội tăng trưởng. Các phương pháp này cũng giúp đánh giá cổ phiếu có bị định giá quá cao, hợp lý hay thấp so với giá trị thực của nó.

Xem thêm: [Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 2: Định giá cổ tức chiết khấu (Discounted Dividend Valuation)

3.2.3. Free Cash Flow Valuation (Định giá dòng tiền thuần)

Trong học phần “Đánh giá dòng tiền tự do”, học viên CFA được giới thiệu về so sánh phương pháp định giá dòng tiền tự do của công ty (FCFF) và dòng tiền tự do trên vốn chủ sở hữu (FCFE), giải thích các điều chỉnh cần thiết cho thu nhập ròng, thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) khi tính toán các dòng tiền này.

Các công thức đánh giá dòng tiền tự do

Ngoài ra, học viên cần được mô tả chi tiết về các mô hình dự báo và tính giá trị công ty bằng các phương pháp dòng tiền tự do, cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của cổ tức, mua lại cổ phiếu và thay đổi đòn bẩy. Đồng thời, học viên cũng được hiểu rõ về đánh giá sử dụng các mô hình một giai đoạn, hai giai đoạn và ba giai đoạn trong định giá cổ phiếu và giá trị cuối cùng.

Xem thêm: [Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Định giá dòng tiền thuần (Free Cash Flow Valuation)

3.2.4. Market-Based Valuation: Price and Enterprise Value Multiples (Đánh giá dựa trên thị trường: Hệ số giá và giá trị doanh nghiệp)

Các hệ số định giá cổ phiếu

Học viên tại học phần này sẽ được giới thiệu về phương pháp định giá dựa trên các hệ số giá và các nguyên tắc cơ bản, cũng như được giải thích các cơ sở kinh tế và lý do sử dụng các hệ số giá như P/E, P/B, P/S, và PEG trong định giá cổ phiếu.

Nội dung học phần cũng bao gồm các phương pháp tính toán thu nhập cơ bản, chuẩn hóa EPS, và giải thích các chỉ số như P/E dự đoán, EV/EBITDA, cùng với việc sử dụng các chỉ báo động lượng và bội số giá trị doanh nghiệp (EV). Cuối cùng, học viên sẽ hiểu rõ được những hạn chế của các phương pháp so sánh trong định giá và sự khác biệt trong so sánh định giá xuyên biên giới.

Các câu hỏi cần trả lời khi định giá

Xem thêm: [Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 4: Định giá trên cơ sở thị trường (Market-based Valuation: Price and Enterprise Value Multiples)

3.2.5. Residual Income Valuation (Định giá thu nhập thặng dư)

Tại học phần “Định giá thu nhập thặng dư” của môn Equity Investment CFA Level 2, học viên sẽ nhận được các kiến thức bổ ích để:

  • Tính toán và giải thích thu nhập thặng dư, giá trị gia tăng kinh tế và giá trị gia tăng thị trường.

Các phương pháp tính thu nhập thặng dư

  • Mô tả việc sử dụng các mô hình thu nhập thặng dư.
  • Tính toán giá trị nội tại của một cổ phiếu phổ thông bằng cách sử dụng định giá thu nhập thặng dư và so sánh việc ghi nhận giá trị trong thu nhập thặng dư và các mô hình giá trị hiện tại khác.
  • Giải thích các yếu tố cơ bản quyết định thu nhập thặng dư.
  • Giải thích mối quan hệ giữa mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư và giá trên sổ sách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản được dự báo.
  • Tính toán và giải thích giá trị nội tại của cổ phiếu phổ thông bằng cách sử dụng các mô hình thu nhập thặng dư một giai đoạn (tăng trưởng không đổi) và nhiều giai đoạn
  • Tính toán tốc độ tăng trưởng ngụ ý về thu nhập thặng dư, dựa trên giá thị trường trên sổ sách và ước tính tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu.
  • Giải thích thu nhập thặng dư liên tục và chứng minh ước tính thu nhập thặng dư liên tục trong khoảng thời gian dự báo, dựa trên triển vọng của công ty và ngành.
  • So sánh mô hình thu nhập thặng dư với mô hình chiết khấu cổ tức và dòng tiền tự do.
  • Giải thích điểm mạnh và điểm yếu của các mô hình thu nhập thặng dư và chứng minh việc lựa chọn mô hình thu nhập thặng dư để định giá cổ phiếu phổ thông của công ty.
  • Mô tả các vấn đề kế toán khi áp dụng mô hình thu nhập thặng dư.

3.2.6. Private Company Valuation (Định giá công ty tư nhân)

Định giá công ty tư nhân

Tại đây, học viên CFA có thể dễ dàng so sánh các đặc điểm quan trọng của công ty đại chúng và tư nhân trong định giá, đồng thời giải thích các yếu tố quan trọng khi ước tính dòng tiền và thu nhập chuẩn hóa cho công ty tư nhân.

Bạn cũng có thể giải thích các vấn đề liên quan đến tỷ lệ chiết khấu và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cho công ty tư nhân, cùng với việc đánh giá tác động của chiết khấu và phí bảo hiểm đối với khả năng kiểm soát và tiếp thị. Cuối cùng, học phần còn mô tả các phương pháp định giá dựa trên thu nhập, thị trường và tài sản, và tính toán giá trị công ty tư nhân bằng từng phương pháp.

3.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Năm 2024, môn Equity Investment còn chiếm 10 – 15% trong đề thi CFA Level 3. Tuy nhiên, đến năm 2025, tỷ trọng trong đề thi cấp độ 3 của môn học này không còn phần trăm nào dựa trên cập nhật mới nhất của viện CFA.

Thực tế, các học phần thuộc Equity Investment xuất hiện trong các môn học khác và pathway chuyên nghiệp, cụ thể như môn Portfolio Construction và Portfolio Management Pathway.

Những thay đổi trong Equity Investment CFA Level 3

Dưới đây là 4 Module thuộc môn học Equity Investment ở CFA Level 3 theo đề cương năm 2024:

  • Overview of Equity Portfolio Management (Tổng quan về quản lý đầu tư danh mục cổ phiếu) xuất hiện ở môn Portfolio Construction.
  • Passive Equity Investing (Đầu tư cổ phiếu thụ động).
  • Active Equity Investing: Strategies (Đầu tư cổ phiếu chủ động: Chiến lược) xuất hiện ở Portfolio Management Pathway.
  • Active Equity Investing: Portfolio Construction (Đầu tư cổ phiếu chủ động: Xây dựng danh mục đầu tư) xuất hiện ở Portfolio Management Pathway.

4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn học Equity Investment trong chương trình CFA mang đến cho học viên một nền tảng vững chắc về các kiến thức và kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, giúp họ có khả năng phân tích và đánh giá các khoản đầu tư cổ phiếu một cách chi tiết và khoa học.

Qua môn học Equity Investment CFA, học viên được bổ sung thêm nhiều kỹ năng quan trọng và hữu ích cho chặng đường nghề nghiệp của mình trong ngành Tài chính.

  • Ứng dụng mô hình định giá trong thực tế: Tại CFA Level 2, học viên sẽ học cách áp dụng các mô hình định giá cổ phiếu như chiết khấu cổ tức, dòng tiền tự do và thu nhập thặng dư vào các tình huống cụ thể của công ty, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn.

Kỹ năng đạt được từ Equity Investment CFA

  • Định giá công ty tư nhân và phân tích thị trường: Học viên sẽ học các kỹ thuật định giá cho công ty tư nhân và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị công ty ngoài các mô hình cho công ty đại chúng.
  • Xây dựng chiến lược đầu tư cổ phiếu: CFA Level 3 cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu, bao gồm cả đầu tư thụ động và chủ động. Học viên sẽ học cách lựa chọn và áp dụng chiến lược đầu tư hiệu quả nhất để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

5. Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện thi môn học Equity Investment

Để học tập và ôn luyện môn học Equity Investment trong chương trình CFA một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm học và luyện thi từ hàng trăm học viên SAPP Academy đã xuất sắc vượt qua các kỳ thi CFA. Chúng tôi đã tổng hợp các kinh nghiệm này một cách dễ hiểu phía dưới đây:

5.1. Nắm vững các khái niệm cơ bản

Tương tự như bất kỳ môn học nào, để vượt “ngọn núi lớn” với 3 cấp độ, học viên muốn chinh phục môn Equity Investment đều cần nắm vững các khái niệm cơ bản để có nền tảng hiểu rõ hơn các kiến thức chuyên sâu.

  • Bắt đầu từ nền tảng: Về kiến thức, môn Equity Investment ở Level 1 có lượng kiến thức không khó, tuy nhiên có rất nhiều khái niệm và lý thuyết mới được đưa ra nên để có thể thực hành thành thục các bài tập, học viên cần phải đọc và học kĩ để ghi nhớ các kiến thức mới mẻ.
  • Lập bảng tóm tắt kiến thức: Tóm tắt lại các khái niệm quan trọng, viết ra công thức tính cần nhớ, lập bảng so sánh các phương pháp định giá cổ phiếu, các bước phân tích doanh nghiệp, phân tích ngành sẽ giúp học viên dễ dàng tổng hợp lại kiến thức.

Lập bảng tóm tắt kiến thức để ghi nhớ lâu hơn

  • Nắm vững và phân biệt các chỉ số: Các chỉ số như EPS (Earnings Per Share), P/E (Price-to-Earnings ratio), P/B (Price-to-Book ratio) và ROE (Return on Equity) là rất quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu. Học viên cần nắm vững định nghĩa, cách tính cũng như cách sử dụng các chỉ số này.

5.2. Xác định các phương pháp học tập phù hợp

Mỗi học viên sẽ có phương pháp học riêng biệt để tối ưu hóa quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức, tùy theo thói quen học tập cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý về cách tiếp cận bài giảng trong suốt quá trình học để giúp học viên học hiệu quả hơn:

Trước buổi học Trong buổi học Sau buổi học
  • Tìm hiểu tổng quan bài học: Đọc qua các mục tiêu học tập (LOS) và cấu trúc bài học để hiểu những điểm cần tập trung.
  • Chú trọng thuật ngữ chuyên ngành: Học viên nên tìm hiểu trước các thuật ngữ khó hoặc mới, đặc biệt là với những học viên chưa thành thạo tiếng Anh, và ghi chú lại vào slide bài giảng.
  • Khảo sát nội dung bài học: Duyệt qua các nội dung chính của bài học và ghi chú những điểm chưa rõ, để có thể trao đổi với giảng viên trong buổi học.
  • Ghi chép hiệu quả: Ghi lại những điểm quan trọng hoặc cách hiểu của bản thân về từng phần trong bài giảng.
  • Thảo luận và phân tích: Chủ động đặt câu hỏi và trao đổi với giảng viên về những phần kiến thức cần làm rõ hoặc những ví dụ thực tế để dễ hiểu hơn.
  • Xác định ưu tiên học tập: Làm rõ các kiến thức nền tảng, trọng tâm để dễ dàng phân bổ thời gian ôn tập sau buổi học.
  • Lên kế hoạch ôn tập: Tạo thời gian ôn lại các kiến thức quan trọng và cơ bản đã học, giúp củng cố nền tảng.
  • Rà soát kiến thức: Sử dụng checklist để kiểm tra các kiến thức đã học, nhanh chóng nhận diện những phần chưa vững và học lại.
  • Tạo sơ đồ tư duy (mind map): Vẽ sơ đồ để tổng hợp và liên kết các kiến thức trong bài học, giúp nắm bắt mối quan hệ giữa các chủ đề trong môn học.
  • Ôn tập qua flashcards: Sử dụng flashcards để ôn lại các công thức và thuật ngữ quan trọng, đồng thời ôn luyện thường xuyên để duy trì ghi nhớ lâu dài. Flashcards có thể được tạo trên nền tảng Learning Ecosystem của CFA Institute.
  • Luyện tập và làm bài tập: Hoàn thành các bài tập trong Curriculum hoặc Question Bank để củng cố kiến thức đã học, đồng thời nhận diện sớm các lỗ hổng kiến thức cần ôn lại. Học viên cũng có thể sử dụng tính năng Practice trong Learning Ecosystem để theo dõi tiến độ ôn luyện hiệu quả hơn.

Thêm nữa, tài liệu ôn thi Equity Investment CFA cũng cần được học viên chú ý nếu muốn đạt được kết quả tốt.

  • Tài liệu CFA không thể thiếu: Giáo trình CFA Program Curriculum, Kaplan Schweser Notes, Schweser CFA Level I QBank.
  • Tài liệu bổ sung của SAPP Academy: Mindmap, Case study, Tóm tắt kiến thức (Knowledge Base), Từ điển 150 từ chủ đề Equity Investment, tài liệu chuẩn bị học CFA các cấp độ, Slide bài giảng,…
  • Tài liệu khác: Tài liệu từ viện CFA, các đơn vị uy tín khác.

Kết lại, môn học Equity Investment CFA xuất hiện với tỷ trọng không nhỏ trong đề thi CFA các cấp độ. Do đó, học viên cần tập trung để nắm vững các kiến thức này nếu muốn chinh phục kỳ thi CFA. Nó không chỉ giúp học viên hiểu rõ về đầu tư cổ phiếu mà còn đem tới góc nhìn rõ ràng về các công cụ tài chính liên quan để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi học Equity Investment CFA có khó không, có phù hợp với bạn không. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn có thể học thử CFA tại SAPP Academy để có được câu trả lời nhanh chóng.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Giáo dục SAPP và Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

SAPP Academy cùng FPTS đã thống nhất chính thức trở thành đối tác chiến lược,...

GNP là gì? Tại sao các nhà kinh tế quan tâm đến GNP?

GNP là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với một quốc gia?...

So sánh các con đường nghề nghiệp của nhà phân tích nghiên cứu

Nhà phân tích nghiên cứu (Research Analyst), mặc dù chức danh này thường thấy trong lĩnh...

[Kinh Nghiệm] Nên Học Kế Toán Hay Tài Chính Ngân Hàng?

Nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ đưa...

Tìm hiểu Portfolio Management And Wealth Planning CFA – môn học quan trọng nhất CFA Level 3

Môn Portfolio Management là gì, chiếm tỷ trọng như thế nào trong chương trình CFA?...

Ngành Kinh tế là gì? Học kinh tế ra trường làm gì?

Bạn đang quan tâm tới ngành Kinh tế? Bạn có thắc mắc về công việc...

So Sánh Đầu Tư Trực Tiếp Và Đầu Tư Gián Tiếp Có Gì Khác Biệt

So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp có những điểm giống nhau và...

Thông tin tổng quan từ A – Z các môn học CFA 3 Level

Các môn học CFA gồm những môn gì? Và những môn học nào sẽ chiếm...